Ước nguyện làm Cha mẹ của những nạn nhân nhiễm chất độc màu da cam Thứ Hai, 30/11/-0001, 00:00
Chiến tranh đã đi qua, những chàng trai mặc áo lính, những cô gái thanh niên xung phong năm nào lại trở về với cuộc sống lao động sản xuất bình dị thường ngày. Nhìn bề ngoài, họ hoàn toàn là những con người lành lặn và khoẻ mạnh khác, nhưng họ đã mang trong mình một vết thương vô hình, một vết thương cũng không kém phần đau đớn như khi mất đi một phần cơ thể - đó là vết thương của chất độc màu da cam/điôxin.
Một số người, khi giã từ cuộc chiến trở về, biết mình bị nhiễm chất độc màu da cam, họ đã ở vậy suốt đời, hoặc tạo lập gia đình nhưng không sinh con cái. Tuy nhiên, cũng có rất nhiều người, không biết mình bị nhiễm thứ chất độc chết người đó, họ muốn thoả mãn ước nguyện được trở thành người cha, người mẹ của những đứa con kháu khỉnh, đáng yêu. Nhưng chiến tranh và chất độc điôxin đã vĩnh viễn cướp đi của họ cơ hội để thực hiện những ước nguyện tưởng chừng như rất bình dị đó.
Trong những gia đình của các cặp vợ chồng có một trong hai người bị nhiễm chất độc điôxin, có gia đình thì người vợ không thể mang thai, có người thì đã mang thai nhưng thai nhi đã bị chết trước khi trào đời, có người sinh con đến 7-8 bận nhưng lần nào cũng bị quái thai. Mỗi người mỗi cảnh, không thể so sánh nỗi đau của gia đình nào lớn hơn nỗi đau của gia đình nào. Nhìn những đứa trẻ dị dạng, những ông bố, bà mẹ đau đớn nén chịu nỗi khổ cực để chăm sóc các con tật nguyền mà không mấy ai kìm được lòng mình. Mỗi người một cảnh nhưng họ có chung nỗi đau, đó là nỗi đau do vết thương của chất độc màu da cam.
Thái Bình là một trong những tỉnh có số người nhiễm chất độc da cam/điôxin cao nhất cả nước. Hiện tỉnh này có gần 28.000 người nghi nhiễm chất độc da cam, trong đó số người trực tiếp nhiễm (cha) trên 17.600, nhiễm gián tiếp thuộc thế hệ thứ hai (con) trên 8.000 người và thế hệ thứ ba (cháu) trên 530 người.
Do ảnh hưởng chất độc da cam từ người bố, 6 đứa con của anh chị Nguyễn Tiến Chiến và Vũ Thị Gái ở thôn Bến Hiệp, xã Quỳnh Giao, Quỳnh Phụ, đều bị chết vì thiếu tháng và sinh non. Hiện nay, mặc dù đã ngoài 50 tuổi, nhưng anh chị vẫn phải thay nhau chăm sóc đứa con gái 26 tuổi bị dị dạng. Chị Gái sức yếu vì đã qua nhiều lần sinh nở, cả gia đình chỉ trong chờ vào suất lương hưu ít ỏi và quầy tạp hoá nhỏ. Họ chỉ mong làm sao có được chiếc xe lăn dành cho cô con gái 26 tuổi để tiện chăm sóc hàng ngày.
Đã 16 năm nay, anh chị Trần Đào Ngọc và Nguyễn Thị Nhung ở thị trấn Quỳnh Côi, phải dùng xích để cùm chân con mình. Cháu Trần Đào Tân, sinh năm 1981, từ nhỏ mỗi khi lên cơn động kinh thường đập phá mọi thứ xung quanh và tự cắn mình. Mười đầu ngón tay của Tân gần như hỏng hết, hai cánh tay chằng chịt sẹo do những vết răng để lại. Đứa con thứ hai của anh chị chết từ năm 1 tuổi do đầu bị biến dạng. Những đứa con còn lại, đứa thì thường xuyên lên cơn co giật, đứa thì trí não kém phát triển và phát triển không bình thường, bị tật ở đốt xương sống gây đau lưng kinh niên.
Nỗi đau do chất độc da cam gây ra còn đeo đẳng và ám ảnh cả thế hệ thứ ba. Hầu hết những người bị nhiễm gián tiếp chất độc da cam từ cha đều không thể lấy được chồng, vợ và khó có khả năng sinh ra một đứa con khoẻ mạnh. Do bị ảnh hưởng chất độc da cam từ người cha, hai người con của ông Nguyễn Viết Đang ở xã Quỳnh Giao, Quỳnh Phụ, dù không bị dị tật nhưng trí tuệ kém phát triển và khi lập gia đình cũng đã sinh ra những đứa con bị dị tật ở tai, hẹp sọ não, và động kinh cục bộ.
Ông Nguyễn Hữu Thanh, Phó phòng Chính sách-Thương binh-Liệt sĩ tỉnh Thái Bình cho biết, hầu hết các gia đình có người nhiễm chất độc da cam đều thuộc diện nghèo. Những gia đình có thế hệ thứ ba nghi nhiễm chất độc da cam vẫn chưa có chế độ trợ cấp. Họ đang rất cần sự chia sẻ từ cộng đồng, xã hội để bớt đi sự đau đớn.
Luật sư Lê Đức Tiết - Uỷ viên BCH Trung ương Hội nạn nhân chất độc màu da cam VN trong bài viết của mình đã chỉ ra rằng: Ở Việt Nam số người nhiễm bệnh, cả thường dân và quân nhân không dưới ba triệu người. Tai hoạ không dừng lại ở những người tham chiến. Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, ở Việt Nam hiện có trên 30.000 trẻ em dị dạng, dị tật do ảnh hưởng bởi chất độc màu da cam.
Đã hơn ba mươi năm sau chiến tranh nỗi đau do chất độc da cam/điôxin gây ra vẫn đang từng ngày từng giờ đè nặng lên cuộc sống của một bộ phận không nhỏ người dân Việt nam và thế hệ con cháu của họ. Chất độc da cam/điôxin khiến nhiều mắc bệnh hiểm nghèo, đã cướp đi quyền làm cha, làm mẹ của họ dẫn đến gia đình gặp nhiều khó khăn, nghèo nàn lạc hậu...Những vụ kiện, những cuộc hội nghị, toạ đàm, mitting đòi Mỹ và những nước liên quan bồi thường thiệt hại cho những nạn nhân chất độc màu da cam vẫn đang diễn ra không ngừng trên khắp nơi và trên nhiều phương tiện truyền thông đại chúng. Nhưng trong khi chờ đợi kết quả của những cố gắng này, hơn lúc nào hết, ngay bây giờ, những nạn nhân của chất độc màu da cam đang rất cần sự ủng hộ và giúp đỡ của cộng đồng và những tấm lòng hảo tâm.
Sóng Hồng (Tổng hợp và biên tập theo vnagency.com; BBCvietnammese.com; dddn.com)
Trong những gia đình của các cặp vợ chồng có một trong hai người bị nhiễm chất độc điôxin, có gia đình thì người vợ không thể mang thai, có người thì đã mang thai nhưng thai nhi đã bị chết trước khi trào đời, có người sinh con đến 7-8 bận nhưng lần nào cũng bị quái thai. Mỗi người mỗi cảnh, không thể so sánh nỗi đau của gia đình nào lớn hơn nỗi đau của gia đình nào. Nhìn những đứa trẻ dị dạng, những ông bố, bà mẹ đau đớn nén chịu nỗi khổ cực để chăm sóc các con tật nguyền mà không mấy ai kìm được lòng mình. Mỗi người một cảnh nhưng họ có chung nỗi đau, đó là nỗi đau do vết thương của chất độc màu da cam.
Thái Bình là một trong những tỉnh có số người nhiễm chất độc da cam/điôxin cao nhất cả nước. Hiện tỉnh này có gần 28.000 người nghi nhiễm chất độc da cam, trong đó số người trực tiếp nhiễm (cha) trên 17.600, nhiễm gián tiếp thuộc thế hệ thứ hai (con) trên 8.000 người và thế hệ thứ ba (cháu) trên 530 người.
Do ảnh hưởng chất độc da cam từ người bố, 6 đứa con của anh chị Nguyễn Tiến Chiến và Vũ Thị Gái ở thôn Bến Hiệp, xã Quỳnh Giao, Quỳnh Phụ, đều bị chết vì thiếu tháng và sinh non. Hiện nay, mặc dù đã ngoài 50 tuổi, nhưng anh chị vẫn phải thay nhau chăm sóc đứa con gái 26 tuổi bị dị dạng. Chị Gái sức yếu vì đã qua nhiều lần sinh nở, cả gia đình chỉ trong chờ vào suất lương hưu ít ỏi và quầy tạp hoá nhỏ. Họ chỉ mong làm sao có được chiếc xe lăn dành cho cô con gái 26 tuổi để tiện chăm sóc hàng ngày.
Đã 16 năm nay, anh chị Trần Đào Ngọc và Nguyễn Thị Nhung ở thị trấn Quỳnh Côi, phải dùng xích để cùm chân con mình. Cháu Trần Đào Tân, sinh năm 1981, từ nhỏ mỗi khi lên cơn động kinh thường đập phá mọi thứ xung quanh và tự cắn mình. Mười đầu ngón tay của Tân gần như hỏng hết, hai cánh tay chằng chịt sẹo do những vết răng để lại. Đứa con thứ hai của anh chị chết từ năm 1 tuổi do đầu bị biến dạng. Những đứa con còn lại, đứa thì thường xuyên lên cơn co giật, đứa thì trí não kém phát triển và phát triển không bình thường, bị tật ở đốt xương sống gây đau lưng kinh niên.
Nỗi đau do chất độc da cam gây ra còn đeo đẳng và ám ảnh cả thế hệ thứ ba. Hầu hết những người bị nhiễm gián tiếp chất độc da cam từ cha đều không thể lấy được chồng, vợ và khó có khả năng sinh ra một đứa con khoẻ mạnh. Do bị ảnh hưởng chất độc da cam từ người cha, hai người con của ông Nguyễn Viết Đang ở xã Quỳnh Giao, Quỳnh Phụ, dù không bị dị tật nhưng trí tuệ kém phát triển và khi lập gia đình cũng đã sinh ra những đứa con bị dị tật ở tai, hẹp sọ não, và động kinh cục bộ.
Ông Nguyễn Hữu Thanh, Phó phòng Chính sách-Thương binh-Liệt sĩ tỉnh Thái Bình cho biết, hầu hết các gia đình có người nhiễm chất độc da cam đều thuộc diện nghèo. Những gia đình có thế hệ thứ ba nghi nhiễm chất độc da cam vẫn chưa có chế độ trợ cấp. Họ đang rất cần sự chia sẻ từ cộng đồng, xã hội để bớt đi sự đau đớn.
Luật sư Lê Đức Tiết - Uỷ viên BCH Trung ương Hội nạn nhân chất độc màu da cam VN trong bài viết của mình đã chỉ ra rằng: Ở Việt Nam số người nhiễm bệnh, cả thường dân và quân nhân không dưới ba triệu người. Tai hoạ không dừng lại ở những người tham chiến. Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, ở Việt Nam hiện có trên 30.000 trẻ em dị dạng, dị tật do ảnh hưởng bởi chất độc màu da cam.
Đã hơn ba mươi năm sau chiến tranh nỗi đau do chất độc da cam/điôxin gây ra vẫn đang từng ngày từng giờ đè nặng lên cuộc sống của một bộ phận không nhỏ người dân Việt nam và thế hệ con cháu của họ. Chất độc da cam/điôxin khiến nhiều mắc bệnh hiểm nghèo, đã cướp đi quyền làm cha, làm mẹ của họ dẫn đến gia đình gặp nhiều khó khăn, nghèo nàn lạc hậu...Những vụ kiện, những cuộc hội nghị, toạ đàm, mitting đòi Mỹ và những nước liên quan bồi thường thiệt hại cho những nạn nhân chất độc màu da cam vẫn đang diễn ra không ngừng trên khắp nơi và trên nhiều phương tiện truyền thông đại chúng. Nhưng trong khi chờ đợi kết quả của những cố gắng này, hơn lúc nào hết, ngay bây giờ, những nạn nhân của chất độc màu da cam đang rất cần sự ủng hộ và giúp đỡ của cộng đồng và những tấm lòng hảo tâm.
Sóng Hồng (Tổng hợp và biên tập theo vnagency.com; BBCvietnammese.com; dddn.com)
Lượt xem: 1911
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chưa có nhận xét nào
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Tầm quan trọng của sự nhất quán khi dạy con Thứ Sáu, 01/03/2024, 14:00
- KỸ NĂNG SỐNG LIÊN QUAN ĐẾN SỨC KHỎE SINH SẢN/SỨC KHỎE TÌNH DỤC CỦA VỊ THÀNH NIÊN VÀ THANH NIÊN Thứ Sáu, 12/01/2024, 00:00
- Vì sao người ta theo đuổi “đa sự nghiệp”? Thứ Ba, 21/03/2023, 00:00
- Vì sao bạn muốn nghỉ việc nhưng lại chần chừ? Thứ Ba, 21/03/2023, 00:00
- Hiring freeze - Khi tạm dừng là việc cần làm để tồn tại Thứ Ba, 21/03/2023, 00:00
- Mình đứng lên từ cú sốc bị xem thường vì làm nhiều nghề Thứ Ba, 21/03/2023, 00:00
- Cần lời khuyên về sự nghiệp? Hãy thử tìm đến những career influencer Thứ Tư, 08/03/2023, 00:00
- Overeducated: Khi bằng cấp bị “rớt giá” Thứ Tư, 08/03/2023, 00:00
- Hãy cư xử như một senior nếu muốn trở thành một senior Thứ Sáu, 24/02/2023, 14:07
- Beyoncé: Cần cù bù vào tài năng Thứ Ba, 24/01/2023, 00:00