“Ủa con thích màu xanh da trời chứ đâu phải màu hồng đâu mẹ!” Thứ Ba, 19/03/2019, 16:00
Trong một sự kiện được tổ chức tại Hà Nội gần đây với chủ đề “ Ai hiểu con hơn” các cặp bố mẹ
và con được bố trí ngồi vào những chiếc ghế quay lưng với nhau. Mỗi cặp sẽ được phát 2 tờ
phiếu câu hỏi giống nhau liên quan đến sở thích của con. Tuy nhiên, vì không được ngồi chung
và thảo luận cùng nhau, do đó, mỗi câu hỏi được ban tổ chức lần lượt đọc lên, đáp án của bố/ mẹ
và con có thể sẽ không giống nhau nếu bố/ mẹ chưa từng hỏi con và tìm hiểu về sở thích của con
cái mình.
Khảo sát do CCIHP tiến hành năm 2015 tại 4 trường trung học trên địa bàn Hà Nội cho thấy gần 70% học sinh ngại hỏi bố mẹ về vấn đề liên quan đến tình dục và sinh sản bởi vì một số lí do: Sợ bố mẹ mắng, nghi ngờ, sợ bị đánh giá, không biết bắt đầu từ đâu...
Trước khi công bố kết quả, người điều hành đã có phần phỏng vấn nhanh với các phụ huynh và các học sinh tham gia trò chơi để tìm hiểu về cảm nhận của họ khi trả lời các câu hỏi, mức độ tự tin của bố mẹ về sự hiểu biết của chính mình đối với con cái của họ, tần suất chia sẻ/ thảo luận giữa phụ huynh về vấn đề sức khỏe sinh sản tình dục. Kết quả phỏng vấn cho thấy, đa phần phụ huynh khá tự tin hoặc rất tự tin khi phát biểu rằng họ trả lời đúng phần lớn các câu hỏi mà
chương trình đưa ra.
Tuy nhiên, sau khi kết quả được công bố, các phụ huynh thực sự bất ngờ vì bản thân chưa hiểu hết sở thích của con. Dù là sở thích đơn giản nhất như màu sắc yêu thích của con, món ăn con thích nhất… Có những chia sẻ hết sức ngộ nghĩnh từ các bạn học sinh khi bố mẹ trả lời không đúng “Ủa con thích màu xanh da trời chứ đâu phải màu hồng đâu mẹ”... bên cạnh đó, cũng có những cái ôm thắm thiết, những kiểu ăn mừng vô cùng hài hước khi bố/mẹ- con có câu trả lời
trùng khớp với nhau.
Nhiều phụ huynh sau khi tham dự chương trình và trải nghiệm trò chơi đã chia sẻ:
“ Thực sự tôi chưa dành nhiều thời gian cho con vì quá bận, hôm nay chắc bé sẽ buồn lắm khi có những câu hỏi đáng ra tôi không được phép sai thì tôi lại trả lời sai” (Phụ huynh)
“Chương trình làm cho tôi nhận ra rằng tôi cần phải quan tâm con mình nhiều hơn, nói chuyện với con nhiều hơn” (Phụ huynh)
Trò chơi "Ai hiểu con hơn"
“Tôi là người hay dọn phòng con và đón đưa con, nhưng thời gian đó tôi lại chỉ mải trách con là sao phòng bừa bộn, con học được mấy hiểm ngày hôm đó mà quên đi mất rằng con có những sở thích gì. Từ giờ tôi sẽ tận dụng những khoảng thời gian đó để nghe con nhiều hơn” (Phụ huynh)
“Mình không hay chia sẻ với con,về chủ đề quấy rối xâm hại tình dục hay vấn đề về sức khỏesinh sản cũng vậy. Cứ nghĩ rằng cháu chưa đến tuổi để tìm hiểu và sau này mình sẽ làm. Thế nhưng kết quả là trong vòng chơi mình cũng không hiểu được con nhiều. Chương trình này cũng cho thấy rằng cần phải chia sẻ với các con càng sớm chứ không chờ đợi khi các cháu lên cấp ba rồi mới nói với con. Mình thực sự thấy chương trình rất ý nghĩa” (Phụ huynh)
“Đã rất lâu rồi mình không còn dành thời gian chơi cùng con và lắng nghe tâm tư của con, thông qua hoạt động này, hai mẹ con mới có cơ hội chơi cùng nhau và trả lời những câu hỏi để hiểu ý của con, mình thấy đây là một hoạt động rất ý nghĩa” (Phụ huynh)
“ Tôi tưởng mình hiểu con mình, nhưng khi chơi phần trả lời nhanh thì tôi thấy tôi cần phải dành nhiều thời gian hơn để lắng nghe chia sẻ cùng con. Hoạt động này rất ý nghĩa, thông qua trò chơi tôi đã hiểu hơn về con của mình” (Phụ huynh) Với cặp bố/ mẹ- con có đa phần các câu trả lời trùng khớp với nhau, học sinh cảm thẩy rất vui và phấn khích:
“ Hôm nay con vui lắm, vì mẹ con cũng trả lời đúng 4/5 câu hỏi, mẹ con cũng hiểu con chứ bộ” (Học sinh) Dù chưa có được kết quả như ý muốn, học sinh vẫn cảm thấy vui vì bố mẹ đã tham gia sự kiện cùng với mình:
“ Con vui vì mẹ con và con lâu lắm mới chơi với nhau, nhưng con hơi buồn vì con vẫn dán ảnh thần tượng vào bàn học và hay nghe nhạc của họ mà mẹ con lại không biết con thần tượng ai, giá mà mẹ để ý một chút thì sẽ trả lời đúng. Nhưng không sao cô ạ, cháu rất yêu mẹ vì mẹ đến đây với cháu. ( Học sinh)
Công việc bộn bề, sự lo lắng về cuộc sống đã cuốn đi mất những thời gian của bố mẹ dành cho con cái. Những đứa trẻ đôi khi chỉ cần một vài câu hỏi han của bố mẹ, một vài lời động viên khi các con mệt mỏi căng thẳng vì học tập, hay chỉ đơn giản là ngồi nghe chúng kể chuyện. CCIHP hy vọng rằng sau khi tham gia sự kiện và trò chơi Ai hiểu con hơn, bố/ mẹ và các con sẽ đồng hành cùng nhau và thảo luận/ chia sẻ nhiều hơn về mọi vấn đề, trong đó có vấn đề về sức khỏe
sinh sản tình dục và phòng chống quấy rối, xâm hại tình dục.
Ảnh minh họa (Internet)
Một số tips để bố mẹ đồng hành cùng con:
‾ Bố mẹ cần có kĩ năng lắng nghe tốt. Lắng nghe tốt thể hiện ở tập trung sự chú ý bằng mắt, bằng tai khi trẻ đang chia sẻ và hiểu những thông điệp con muốn chia sẻ.
‾ Tôn trọng sự riêng tư của con, cho con thấy rằng bố mẹ quan tâm tới con nhưng không đòi hỏi con cái phải trao đổi chi tiết mọi việc. Điều này sẽ giúp con thấy rằng bạn tin tưởng và tôn trọng con.
‾ Không la mắng hay trừng phạt khi con hỏi về các vấn đề liên quan đến giới, sức khỏe sinh sản, tình dục (SKSSTD).
‾ Lựa chọn kênh giao tiếp phù hợp: Khi bạn không thể nói trực tiếp với con thì có thể trò chuyện gián tiếp với con qua điện thoại, gửi thư, nhắn tin qua facebook…Qua tình huống của một bộ phim, thực tế cuộc sống diễn ra hàng ngày, trong khi nấu ăn, rửa bát, dọn dẹp…
‾ Chủ động gợi ý để con chia sẻ: ‘Bố/ mẹ nhận thấy con đang rất lo lắng, bố/ mẹ chưa rõ đó là điều gì, tuy nhiên, sẽ tốt hơn nếu con có thể nói ra, đôi khi chia sẻ với ai đó cũng là một cách
để con cảm thấy nhẹ lòng hơn.’
‾ Tạo nên một cuộc thảo luận thân thiện. Thay vì nói ‘Đừng’’, ‘Không được làm thế’hãy hỏi con ‘Con thấy chuyện này thế nào’, ‘Con sẽ làm gì khi ở trong tình huống này’, ‘Có gì hay và không hay nếu làm như vậy’. ‘Có cách nào tốt hơn/khác không?’, ‘Điều gì khiến con làm/không làm như vậy?’, ‘Cách này thì sao?’, vv.
‾ Cung cấp các câu trả lời trung thực cho câu hỏi của con. Con sẽ không dám hỏi thêm chúng ta thêm một lần nào nữa nếu trẻ biết rằng bố mẹ đã không trung thực..
‾ Nói với con về giá trị và niềm tin của bạn: con thường rất quan tâm tới quan điểm của bố mẹ. Tuy nhiên, bạn cần sẵn sàng cho việc con có thể không có cùng quan điểm với bạn.
‾ Bạn có thể trao đổi với con về vấn đề mà con nêu ra. Bạn cũng có thể chủ động chọn ra một số vấn đề ưu tiên để trao đổi với con tùy vào quan sát của bạn về sự thay đổi thể chất và tâm lý của con. Một số vấn đề ưu tiên có thể là: sự thay đổi tâm sinh lý của trẻ ở tuổi dậy thì, kinh nguyệt, mộng tinh, tình yêu, chuyển giới, đồng tính luyến ái, tránh thai, mang thai ngoài ý muốn và HIV.
‾ Bố mẹ cần chủ động trang bị kiến thức về sức khỏe sinh sản tình dục liên quan đến lứa tuổi dậy thì để có thể trao đổi cùng con. Những câu hỏi con đặt mà mà bố mẹ chưa biết thì bố mẹ và con có thể cùng tìm hiểu để tiếp tục trao đổi.
‾ Cha mẹ có thể giới thiệu cho con những cuốn sách, bộ phim, video, website…hay, phù hợp mà để con có thể tham khảo khi rảnh rỗi
Theo Phụ nữ mới
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- TẬP HUẤN SỨC KHỎE KINH NGUYỆT CHO CỘNG ĐỒNG KHIẾM THỊ TÌM NGƯỜI HỌC Thứ Sáu, 06/09/2024, 01:56
- Sát ngày thi tiếng Đức, phụ huynh 'ngồi trên lửa' vì kỳ thi chưa được cấp phép Thứ Hai, 21/11/2022, 14:00
- TỌA ĐÀM CÔNG NGHIỆP THUỐC LÁ ĐANG TẤN CÔNG TRẺ EM NHƯ THẾ NÀO? VÌ SAO ĐÂY LÀ VẤN ĐỀ CỦA CÁC NHÀ HOẠT ĐỘNG NỮ QUYỀN VÀ QUYỀN TRẺ EM? Thứ Tư, 19/10/2022, 17:42
- ỨNG DỤNG MẸ CON VUI KHỎE MCH 247 Thứ Ba, 22/03/2022, 10:00
- ĐIỀN PHIẾU KHẢO SÁT VÀ CÓ CƠ HỘI NHẬN QUÀ TẶNG Thứ Ba, 08/03/2022, 10:32
- KHUÔN MẪU GIỚI VÀ CƠ HỘI “THÁO KHUÔN” TỪ GÓC NHÌN CỦA CỘNG ĐỒNG LGBTIQ Thứ Ba, 09/11/2021, 21:27
- TÔI TỰ TIN, BẠN CŨNG THẾ Thứ Ba, 03/08/2021, 20:00
- TUYỂN NHÓM GIÁO VIÊN TIÊN PHONG VỀ SỨC KHỎE SINH SẢN TÌNH DỤC CHO VỊ THÀNH NIÊN- THANH NIÊN Thứ Tư, 17/03/2021, 10:47
- Mạnh từ bên trong - Nền tảng vững chắc để bảo vệ vị thành niên khỏi các rủi ro về sức khỏe Tình dục và sinh sản Thứ Ba, 26/01/2021, 12:42
- Mô hình Tình nguyện trẻ- Thúc đẩy quyền sức khỏe sinh sản, tình dục của vị thành niên Việt Nam Thứ Năm, 19/11/2020, 22:23
Các tin khác
- Mạnh từ bên trong- Strong from inside Thứ Hai, 28/01/2019, 10:00
- BRIDGEGEST 2019- THU HẸP KHOẢNG CÁCH Thứ Tư, 16/01/2019, 20:30
- Một số cuốn sách hay về nhóm người khuyết tật Thứ Năm, 27/09/2018, 14:08
- “Đây không phải là bậy bạ, đây là trưởng thành” Thứ Ba, 14/08/2018, 16:40
- Trại hè Tình nguyện trẻ- Chia sẻ, gắn kết, yêu thương Thứ Tư, 08/08/2018, 16:57
- Khi bố mẹ thảo luận về sinh sản và tình dục Thứ Ba, 29/05/2018, 16:50
- TUYỂN NGHIÊN CỨU VIÊN CHO HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG HIV Thứ Năm, 14/12/2017, 16:30
- Ngày hội kết nối Thứ Sáu, 01/12/2017, 14:17
- Ngày hội yêu thương- Tôn trọng – Thấu hiểu- Sẻ chia Thứ Ba, 28/11/2017, 16:44
- Con trai cố NSƯT Phạm Bằng: “Hàng bánh trôi tàu mở lại vẫn sẽ giữ hương vị tâm huyết của bố” Thứ Ba, 28/11/2017, 15:35
- Dấu hiệu cho thấy bạn cơ thể bạn đang thiếu trầm trọng chất xơ Thứ Tư, 01/11/2017, 10:20
- Bạn có biết cách thư giãn nghỉ ngơi? Thứ Tư, 01/11/2017, 09:35