KHUÔN MẪU GIỚI VÀ CƠ HỘI “THÁO KHUÔN” TỪ GÓC NHÌN CỦA CỘNG ĐỒNG LGBTIQ Thứ Ba, 09/11/2021, 21:27
Anh Lê Quang BÌnh
Nhân tháng thúc đẩy bình đẳng giới, VGEM đã tổ chức sự kiện trực tuyến “ khuôn mẫu giới và cơ hội “ tháo khuôn” từ góc nhìn của cộng đồng LGBTIQ diến ra vào ngày 6/11/2021.
Buổi trò chuyện có sự tham gia của TS. Phạm Quốc Lộc, diễn giả Phạm Khánh Bình, diễn giả Yuri, diễn giả Chu Thanh Hà (Hà Thanh) và Host của chương trình là anh Lê Quang Bình. Buổi trò chuyện mang đến nhiều góc nhìn đa chiều, chia sẻ từ chính cộng đồng LGBTIQ về khuôn mẫu giới, hậu quả của chúng và cách mà cộng đồng LGBTIQ đang đối mặt và tìm cách gỡ bỏ chúng.
Theo anh Lê Quang Bình, chia sẻ Khuôn mẫu giới là những chuẩn mực của xã hội gắn với hệ thống giới, những nguyên tắc bất thành văn và có tính tập thể, được chia sẻ bởi số đông trong xã hội. Nó tạo ra một mong đợi trong xã hội, nam như thế này nữ như thế kia trong một cặp đôi, những khuôn mẫu mong đợi và cũng trong công việc người nam được mong đợi kiếm thu nhập trong gia đình, vấn đề công nghệ, xây dựng còn người nữ giỏi về chăm sóc. Khuôn mẫu giới là sự định khuôn cho từng giơí và thể hiện trong nhiều môi trường, và thường áp dụng trong xã hội lớn của người dị tính khi nhiều người thực hiện và nó trở thành văn hóa, trở thành 1 phổ quá chung.
Khuôn mẫu giới đang là một áp lực lớn đối với cộng đồng LGBTIQ. Diễn giả Phạm Khánh Bình có chia sẻ về việc Khuôn mẫu giới mang lại một áp lức lớn đối với cộng đồng đồng tính nam. Trước khi công khai thì họ cũng bị những áp lực từ khuôn mẫu nam đè lên như là lấy vợ, sinh con, làm trụ cột kinh tế, làm những việc mạnh… những việc mà xã hội mong muốn ở nam giới. Nhưng có những cái có thể mình không làm được đối với cộng đồng đồng tính nam giới như một số bạn không muốn và không thực hiện lấy vợ, sinh con… Chính việc phải cân đối giữa thứ mình làm được và những thứ gia đình, xã hội mong muốn từ mình nhưng mình khó làm được và nó tạo nên một áp lực lớn với cộng đồng đồng tính nam.
Diễn giả Yuri chia sẻ Đối với nhóm đồng tính nữ cũng đang bị áp vào với những kì vọng như lấy chồng, sinh con, nhẫn nhịn, làm việc nhà… và các gia đình có những áp lực mong đợi về người phụ giúp truyền thống và điều đó cũng gây nên áp lực đối với các bạn đồng tính nữ.
Diễn giả Hà Thanh với quan điểm ở cực nào cũng cực, khi Hà Thanh chuyển nữ sang nam và mong ước mọi người không nhìn nhận mình là nữ, khi đó em có những các thể hiện như là dần thay đổi trang phục, kiểu tóc… dần lìa xa khuôn nữ thì cũng có những áp lực riêng. Và khi chuyển sang nam giới thực hiện vai trò của các bạn, nhưng như vậy cũng chưa đủ, và vẫn còn nhiều cái mong đợi từ xã hội, ví dụ như yêu cầu về thể lực ở khuôn mẫu nam là rào cản đối với người chuyển giới.
Xã hội vẫn còn có những sự hiểu nhầm và chưa hiểu rõ về cộng đồng LGBTIQ, nên họ cũng sẽ có những mong muốn, yêu cầu đối hay áp những khuôn mẫu giới đối với cộng đồng LGBTIQ. Khuôn mẫu giới ở xã hội nói chung đang áp dụng lên người đồng tính, chuyển giới. Khi chưa chuyển giới thì mọi người sẽ nói bao giờ lấy vợ nhưng khi chuyển giới thì cũng sẽ hỏi bao giờ lấy chồng.
Không chỉ riêng xã hội người dị tính có những sự rõ ràng phân vai mà trong chính cộng đồng LCBTIQ cũng có sự phân vai nam hay nữ, họ cũng có những mong về đối phương. Theo diễn giả Khánh Bình chia sẻ trong cộng đồng cũng tạo ra những chuẩn mực như là với nam thì phải cơ bắp phải đẹp, nhg ai nằm ngoài cái chuẩn đó cũng không được coi trọng. Trg cộng đồng cũng phân vai, vai trò như mình thể hiện vai trò nam/ nữ trong mối quan hệ. Thì cũng có nhg cái chuẩn như mình phải trụ cột... tạo nên những áp lực cho chính các bạn trong cộng đồng LGBT. Theo Hà Thanh chia sẻ “Bản thân cộng đồng LGBT có đang tự xây dựng 1 định kiến, bản thân cộng đồng họ lạc lõng cô đơn trong chính những chuẩn mực của xã hội. Truyền thông cũng đang lặp đi lặp lại những chuẩn mực định kiến, và chính công đồng LGBT họ cũng sống trong cộng đồng không cởi mở về giới, dị nguyên thì họ. Họ nội tâm hóa chính những điều mà xã hội mong muốn”. Như vậy, bản thân cộng động LGBTIQ cũng có những định kiến, khuôn mẫu và một phần chúng ta cũng đang nội tâm hóa từ định kiến của người dị tính.
Việc “Tháo khuôn” nên từ đâu?
Diễn giả Yuri chia sẻ nên tháo khuôn với người thân, để họ hiểu: “Bố mẹ không biết nhiều về LGBT, ba mẹ có suy nghĩ em giống như các bạn chuyển giới nam như là cắt tóc, mặc cá tính. Nhưng mẹ vẫn có suy nghĩ em đang đi theo phong trào, ngộ nhận vì lúc đó em khả bé. Mẹ có suy nghĩ 1 người trong LGBT là các bạn đồng tính nam, nên em gỡ bỏ những suy nghĩ đó từ mẹ”
Còn đôi với Hà thì: “Xảy ra từ cấp độ cá nhân đầu tiên, gói gọn trong từ thỏa hiệp như mình có thể thể hiện cá tính ra bên ngoài hay không, gia đình có đồng ý. Có sự tự khẳng định ban đầu nhưng sẽ có thể cảm giáp mặt với đòn roi sắp đến, cắt viện trợ.. thì là ở gia đình. Còn đối với bạn bè, thị họ lại bải ủa bạn chuyển giới xong giờ bạn lại yêu nam giới. Đã chuyển giới rồi còn trọc đầu, còn thế này thế kia”. Chúng ta nên chuyển từ từ và có sự thỏa hiệp
Quan điểm của diễn giả Khánh Bình cho rằng : “Người LGBT đang giúp cho khuôn mẫu giới của xã hội đang được gỡ bỏ dần. Những người đồng tính nam thể hiện nữ tính nhg họ không nhận mình là nữ, họ thể hiện ra như vậy thì sẽ bị thách thức, khi càng có thách thức thì định kiến sẽ mở ra, sẽ mềm và gỡ bỏ dần. Tóm lại thách thức đến từ LGBT sẽ giúp cho khuôn dần gỡ bỏ”
Diễn giả Khánh Bình và diễn giả Yuri
Các khuôn mẫu trong cộng đồng LGBTIQ
Những người song tính nam, khó đươc chấp nhận như bẻ cong. Họ có hấp dẫn, lựa chọn giới khác nhau nhưng khó được chấp nhận.
Có những cặp đôi là nam và yêu đồng tính nam, nhưng họ không chia vai họ đều nghĩ là 2 người chồng của nhau. Họ đều có trách nhiệm chăm sóc nhau, thỏa hiệp để cả 2 thỏa mái chứ không phân biệt tính nam và nữ.
Các cặp đôi cùng giới thì phân vai trò dễ hơn so với nhg cặp đôi khác giới. Chia đều và để không kì vọng vào đối phương, bình đẳng. Tuy nhiên cũng có những người cảm thấy hài lòng trong việc lựa chọn phân vai, họ mong muốn được phân vai và họ sẽ tìm những người thích phân vai.
Trong cặp nữ yêu nữ thì cũng sẽ có 1 nhóm thích phân vai, cũng có nhóm thì thích sự bình đẳng nhưng đa số thì thích sự bình đẳng hơn. Trong nhóm cũng có nhg người single mon nữa thì có phải là thất vọng trong tình yêu nên chuyển ra yêu nữ, chính trong cộng đồng cũng có những suy nghĩ đa dạng, có nhưng khuôn mẫu áp đặt lên cộng đồng LGBT
Trong một nghiên cứu định tính về 20 chuyển giới nam, câu chuyện gắn với cơ thể giải phẫu, họ có kì vọng thay đổi về cơ thể liên quan đến trải nghiệm tình dục, khi gần gũi nhau họ không cho đối phương gần gũi với cơ thể họ, mặc dù người yêu cũng ủng hộ nhg họ vẫn có mặc cảm của họ. Trải nghiệm tình dục với người chuyển giới rất là khó và họ ngại nói về tình dục ngay trong chính nhóm nhỏ đó. Khi tháo khuôn thì cg cần tháo những sự nhạy cảm của chính bản thân mình. Khi nào họ cảm thấy thoải mái thì lúc đó họ mới tháo khuôn trong chính suy nghĩ của mình.
Những chính sách bảo vệ người LGBTIQ
Diễn giả Hà Thanh chia sẻ: Điều đầu tiên là nhu cầu được thừa nhận pháp lí, gắn với quyền chuyển đổi giới tính đã được thừa nhận nhưng chưa được luật hóa thông qua nên việc thực thi còn hạn chế ví dụ như làm thẻ ngân hàng, các dịch vụ y tế…cản trở tiếp cận dịch vụ gây ra nhiều hậu quả. Hiện tại, Việt Nam cũng chưa có luật chống phân biệt đối xử, không có chế tài xử lý ví dụ như một công ty đuổi việc, từ chối một người chuyển giới. Đó là những thứ mà chúng em vẫn tiếp tục vận động
Diễn giả Hà Thanh
Diễn giả Thanh Bình chia sẻ. Luật ở Việt Nam còn rất hiếm khi đưa cộng đồng LGBT vào nhóm cộng đồng được hưởng các quyền lợi, đối tượng làm luật hay bảo vệ chính sách như luật giáo dục, chế độ lao đồng, luật về giới trong lao động chưa được nhắc tới cụ thể. Hay luật hôn nhân cùng giới, cho phép kết hôn với người cùng giới, luật kết hôn chưa bao gồm người LGBT.
Chúng ta nên tháo khuôn từ chính cộng đồng của mình, chính bản thân mình. Có những chia sẻ với chính cộng đồng của mình để họ hiểu và có kiến thức. Khi họ hiểu thì họ sẽ tự tin về bản thân và khi đó họ có thể đối mặt được với cộng đồng lớn, khi bản thân hiểu được và biết về kiến thức LGBT thì lúc đó ta tự tin hơn về bản thân, cộng đồng phải mạnh về kiến thức trước sau đó mới tới bên ngoài được.
TS. Phạm Quốc Lộc
Lời cuối, TS Phạm Quốc Lộc chia sẻ, khi chúng ta bao dung hơn thì chúng ta sẽ dễ ít bị khó chịu hơn, tức là nếu chúng ta càng hẹp hòi ở khuôn của mình thì chúng ta càng cảm thấy khó chịu và bất an, sự bất an sẽ là triền miên vì sự hiện diện hiện hữu của LGTB không phải là vấn đề của hiện tại mà nó là một phần của lịch sử con người. Nếu như không mở rộng góc nhìn thì họ sẽ tiếp tục khó chịu. Nếu nói về lợi ích thì đầu tiên là cảm giác sống trọn vẹn, bớt căng thẳng hơn, hạnh phúc hơn, người càng rộng lượng càng nghĩ về người khác thì sẽ càng hạnh phúc hơn. Câu chuyện của chúng ta hôm nay, hạnh phúc không chỉ của cộng đồng LGBTIQ mà còn hạnh phúc với cả cộng đồng với những người có niềm tin, hoặc chưa tin lắm về sự cần thiết bao dung với cộng đồng LGBTIQ.
Đinh Ngọc
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- TẬP HUẤN SỨC KHỎE KINH NGUYỆT CHO CỘNG ĐỒNG KHIẾM THỊ TÌM NGƯỜI HỌC Thứ Sáu, 06/09/2024, 01:56
- Sát ngày thi tiếng Đức, phụ huynh 'ngồi trên lửa' vì kỳ thi chưa được cấp phép Thứ Hai, 21/11/2022, 14:00
- TỌA ĐÀM CÔNG NGHIỆP THUỐC LÁ ĐANG TẤN CÔNG TRẺ EM NHƯ THẾ NÀO? VÌ SAO ĐÂY LÀ VẤN ĐỀ CỦA CÁC NHÀ HOẠT ĐỘNG NỮ QUYỀN VÀ QUYỀN TRẺ EM? Thứ Tư, 19/10/2022, 17:42
- ỨNG DỤNG MẸ CON VUI KHỎE MCH 247 Thứ Ba, 22/03/2022, 10:00
- ĐIỀN PHIẾU KHẢO SÁT VÀ CÓ CƠ HỘI NHẬN QUÀ TẶNG Thứ Ba, 08/03/2022, 10:32
Các tin khác
- TÔI TỰ TIN, BẠN CŨNG THẾ Thứ Ba, 03/08/2021, 20:00
- TUYỂN NHÓM GIÁO VIÊN TIÊN PHONG VỀ SỨC KHỎE SINH SẢN TÌNH DỤC CHO VỊ THÀNH NIÊN- THANH NIÊN Thứ Tư, 17/03/2021, 10:47
- Mạnh từ bên trong - Nền tảng vững chắc để bảo vệ vị thành niên khỏi các rủi ro về sức khỏe Tình dục và sinh sản Thứ Ba, 26/01/2021, 12:42
- Mô hình Tình nguyện trẻ- Thúc đẩy quyền sức khỏe sinh sản, tình dục của vị thành niên Việt Nam Thứ Năm, 19/11/2020, 22:23
- Khám phá booth truyền thông của các bạn Tình nguyện trẻ trường THCS Lý Thường Kiệt Thứ Sáu, 06/11/2020, 08:42
- Hiểu biết để khỏe mạnh Thứ Sáu, 06/11/2020, 08:36
- Tôi tự tin Thứ Năm, 22/10/2020, 10:00
- Mạnh từ bên trong Thứ Năm, 24/09/2020, 14:31
- Khi chúng mình khác biệt Thứ Ba, 22/09/2020, 15:23
- Thảo luận cùng phụ huynh về tình dục Thứ Ba, 22/09/2020, 15:00
- NỮ SINH LỚP 9 BỊ BẠN CƯỠNG HIẾP- ĐIỀU CẢNH TỈNH CHO MỖI CHÚNG TA Thứ Ba, 22/09/2020, 14:56
- Trại hè " Tôi tự tin bạn cũng thế" ngày thứ ba Thứ Sáu, 07/08/2020, 11:00