Tỷ lệ thành công của các biện pháp tránh thai Thứ Hai, 30/11/-0001, 00:00
Triệt sản: 99,9%
Triệt sản là thắt ống dẫn tinh đối với nam hoặc ống dẫn trứng đối với nữ. Đây là biện pháp tránh thai vĩnh viễn, cho nên khả năng mang thai rất hy hữu. Tỉ lệ thành công tùy thuộc vào kĩ thuật của bác sĩ.
Phương pháp này hoàn toàn không ảnh hưởng đến sức khỏe, cũng không làm thay đổi tính nết của bất cứ ai. Song vì đây là tiểu phẫu nên có một số tai biến khi làm thủ thuật như: Chảy máu, nhiễm trùng…
Tốt nhất bạn nên vào các bệnh viện lớn hoặc cơ sở có uy tín để thực hiện nhằm giảm bớt những rủi ro không muốn.
Thuốc tránh thai phối hợp: 99%
Đây là loại thuốc tránh thai dạng uống được chỉ định uống mỗi ngày và điểm xuất phát là ngày đầu chu kì. Việc uống thuốc không gây đau đớn nhưng có thể làm tăng cân do hiện tượng giữ nước, nổi mụn, nám da, nhức đầu, ra huyết giữa chu kì… khiến không ít người lo ngại.
Và tất nhiên cũng giống như một số loại thuốc khác, người mắc bệnh tim mạch, tiểu đường thì không nên uống thuốc này.
Thuốc tránh thai cho con bú: 96%
Đây là loại thuốc tránh thai dạng uống và được dùng cho phụ nữ đang cho con bú. Rong huyết, nổi mụn là những tác dụng phụ khó tránh khỏi của thuốc nhưng nếu uống thuốc đúng giờ thì tình hình sẽ khả quan hơn.
Thuốc nội tiết tránh thai dạng tiêm: 96%
Phương pháp này tiện ích vì chỉ chích thuốc 3 tháng một lần. Tuy nhiên hiệu quả phụ thuộc nhiều vào kĩ thuật tiêm của nhân viên y tế. Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo các bạn trẻ trong độ tuổi dậy thì không nên dùng phương pháp này bởi nó gây ức chế buồng trứng và ảnh hưởng rất lớn đến quá trình tạo xương.
“Áo mưa” (cho cả nam và nữ): chỉ chiếm 90%
Đây được coi là biện pháp tránh thai phổ biến nhất và có nhiều công dụng nhất (vì nó có thể ngăn ngừa bệnh tình dục mà các biện pháp khác không có).
Điều kiện duy nhất là phải dùng đúng cách. Biện pháp này không có tác dụng phụ nào cả, trừ một số trường hợp bị dị ứng hoặc thủng “áo mưa” có thể khiến bạn có thai ngoài ý muốn.
Viên ngừa thai khẩn cấp: 60%-90%
Thường chỉ áp dụng chữa cháy khi nghi ngờ các biện pháp tránh thai trên như quên uống thuốc, bao cao su bị thủng, vòng tránh thai bị tuột… Hiệu quả có thể 90% nhưng giảm lũy tiến theo số lần dùng trong tháng. Tức là trong một tháng dùng lần thứ nhất hiệu quả đạt 90% nhưng lần thứ ba chỉ còn 60%.
Tác dụng phụ: Rối loạn kinh nguyệt.
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Cách để người phụ nữ vượt qua nỗi sợ hãi khi mang thai và sinh con Thứ Sáu, 15/03/2024, 12:00
- 10 loại thực phẩm nhiều sắt - phụ nữ nên ăn sau ngày 'đèn đỏ' Thứ Ba, 20/02/2024, 00:00
- Quan hệ tình dục trong ngày 'đèn đỏ' có lợi ích và rủi ro gì? Thứ Ba, 20/02/2024, 00:00
- Ra máu bất thường có phải là dấu hiệu ung thư buồng trứng? Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- 6 loại thực phẩm bà bầu cần tránh khi mang thai Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- Có nên đi bộ, tập thể dục trong ngày 'đèn đỏ'? Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- Rượu bia ngày Tết có ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản? Thứ Bẩy, 10/02/2024, 00:00
- Vì sao phải khám sàng lọc trước khi mang thai? Thứ Tư, 07/02/2024, 10:45
- Phòng tránh các bệnh lây truyền từ mẹ sang con Thứ Tư, 07/02/2024, 00:00
- 5 dấu hiệu cảnh báo u xơ tử cung - nhận biết sớm để can thiệp hiệu quả Thứ Tư, 07/02/2024, 00:00