Từ tình bạn tới tình yêu Thứ Năm, 24/03/2022, 14:00
Một nghiên cứu gần đây được đăng trên tờ Social Psychology and Personality Science đã chỉ ra rằng những mối tình được bắt đầu từ quan hệ bạn bè thay vì người quen hay người xa lạ đang được xem như một quy luật hơn là một ngoại lệ - đây là một sự thật đã bị lãng quên hàng thập kỷ nay trong ngành khoa học nghiên cứu về các mối quan hệ.
“Không chỉ có một con đường duy nhất dẫn đến tình yêu, nhưng khoa học về quan hệ lại không phản ánh đúng sự thật này” - tác giả của bài nghiên cứu - Danu Stinson đến từ đại học Victoria tại Canada.
Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy rằng các bài nghiên cứu được công bố trên những tờ báo nổi tiếng hay được kể trong các cuốn sách bán chạy đang quá chú trọng vào những mối tình giữa hai người xa lạ mà bỏ qua mất chuyện tình xuất phát giữa hai người bạn. Điều này có thể hiểu được nếu tình yêu từ tình bạn hiếm thấy hay không mấy ai ưa chuộng, nhưng theo tìm hiểu của chúng tôi thì chứng minh điều ngược lại hoàn toàn.
Thực tế, theo điều tra của chúng tôi có tới 68% các mối tình bắt đầu từ tình bạn. Kết quả này dựa trên số liệu từ 7 nghiên cứu khác nhau, trên 1897 người được hỏi rằng: “Bạn và người ấy có mối quan hệ như thế nào trước khi hẹn hò?”
a: bạn bè b: bạn của bạn c: người quen d: đồng nghiệp
e: chưa từng gặp mặt (người lạ) f: đáp án khác
Tuy vậy, chúng tôi nhận thấy rằng 80% các bài nghiên cứu đang hướng tới chuyện tình cảm giữa “ hai người quen biết hoặc người xa lạ” với nhau. Chỉ có một phần nhỏ tìm hiểu về các cặp đôi theo con đường “từ tình bạn tới tình yêu”.
“Điều này đồng nghĩa với việc rằng mọi người chỉ mới hiểu được một phần nào đó cách bắt đầu của các mối quan hệ.” - Các nhà nghiên cứu cho hay.
Để hiểu rõ hơn về động lực thúc đẩy mối quan hệ từ tình bạn lên đến tình yêu, các nhà nghiên cứu đã yêu cầu người tham gia đánh giá một số đặc điểm của mối tình phát triển từ tình bạn của người ấy. Và họ đã nhận thấy rằng đây là cách được đánh giá là tốt nhất để khởi đầu một tình yêu - tốt hơn cả thông qua bạn bè, thông qua trường lớp hay công sở. Thú vị thay, mọi người cho rằng tình yêu bắt đầu từ việc hẹn hò qua mạng hay mai mối là 2 cách tệ nhất.
Dưới đây là các cách để bắt đầu một chuyện tình, được sắp xếp theo thứ tự từ tốt nhất đến tệ nhất:
-
Từ tình bạn
-
Qua bạn chung
-
Gặp gỡ ở trường lớp/ đại học
-
Gặp gỡ ở một buổi tụ tập hay gặp mặt
-
Qua những lần đi đền, chùa, thờ cúng
-
Qua làm việc chung
-
Qua giới thiệu của gia đình
-
Qua các quán bar hay các câu lạc bộ xã hội
-
Qua một cộng đồng mạng xã hội
-
Qua các ứng dụng hẹn hò
-
Qua mai mối
Các nhà khoa học cũng thấy rằng 18% số người báo lại rằng trước khi yêu nhau, nửa kia đã bị họ thu hút nên đã cố tình tiếp cận với tư cách bạn bè. Điều này rất phổ biến khi sau một thời gian làm bạn trước rồi mới nhận thấy sự thu hút của đối phương. Trung bình, để tiến tới một tình yêu như vậy sẽ cần tới khoảng 2 năm làm bạn trước đó.
Một nghiên cứu khác chỉ ra rằng hấp dẫn bởi vẻ bề ngoài có thể đóng một vai trò quan trọng trong quá trình từ tình bạn tới tình yêu. Nghiên cứu vào năm 2015 cho thấy các cặp đôi càng có ngoại hình trái ngược thì thời gian tìm hiểu về đối phương trước khi bắt đầu mối quan hệ càng lâu. Hay nói cách khác, những cặp nào biết nhau dưới 1 năm trước khi hẹn hò thường có xu hướng thu hút nhau về mặt ngoại hình ( tức nam giới có ngoại hình thu hút với nữ giới ngoại hình thu hút, nam giới không thu hút với nữ giới không thu hút). Tuy nhiên, các cặp đôi quen biết trên 1 năm lại không có các bằng chứng cho thấy có sự đồng điệu trong việc thu hút ngoại hình.
Tóm lại, chúng ta có thể kết luận như sau:
Nghiên cứu về tình yêu bắt nguồn từ tình bạn là một việc làm tốt khi nó không chỉ hứa hẹn mở rộng các học thuyết hiện có về khởi nguồn của một mối quan hệ mà còn hứa hẹn thắp lên ánh sáng về những mặt khác trong nguồn gốc của tình cảm, giúp chúng ta hiểu tình yêu bắt đầu và diễn ra như thế nào.
Nguyễn Hồng - Nguồn: Tâm lý học tuổi trẻ
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Hiệu ứng Zeigarnik và trí nhớ Thứ Sáu, 28/06/2024, 00:00
- Mối quan hệ toxic là gì? 5 dấu hiệu "tình yêu" độc hại Thứ Sáu, 17/05/2024, 14:00
- Mối quan hệ độc hại, vì sao lại khó buông bỏ? Thứ Sáu, 17/05/2024, 13:00
- 3 Đặc điểm nhận dạng một “ma cà rồng” cảm xúc? Thứ Năm, 16/05/2024, 14:00
- Liệu nỗi sợ và chấn thương tâm lý có thể giúp bạn sống tốt hơn? Thứ Sáu, 10/05/2024, 12:00
- Khi yêu thương đủ lớn mọi giới hạn điều được xóa nhòa Thứ Năm, 11/04/2024, 14:00
- MỐI QUAN HỆ LÀNH MẠNH Thứ Tư, 03/04/2024, 00:00
- Ngày Thế giới nhận thức về tự kỷ (2-4): Yêu thương, thấu hiểu, đồng hành cùng trẻ tự kỷ Thứ Ba, 02/04/2024, 00:00
- 3 điều không nên kiểm soát trong cuộc sống hôn nhân Thứ Sáu, 22/03/2024, 12:00
- Những hệ luỵ khi chồng nhận xét quá thẳng thắn về bạn đời Thứ Năm, 21/03/2024, 15:00
Các tin khác
- Đừng dùng sai cách đi yêu đúng người Thứ Tư, 16/03/2022, 16:05
- Cho dù chúng ta là tạm thời, anh vẫn rất đặc biệt với em Thứ Năm, 10/03/2022, 16:00
- Chúng ta của hiện tại là hai kẻ xa lạ với những ký ức đã từng vì nhau Thứ Ba, 08/03/2022, 22:48
- Tôi và chồng đến với nhau trong đại dịch Thứ Ba, 08/03/2022, 00:00
- Khoa học của ái tình và chia ly Thứ Năm, 03/03/2022, 15:00
- Vì sao ta cứ thích đăng bài rồi lại vội xoá? Thứ Ba, 01/03/2022, 00:00
- Cách giảm căng thẳng khi nói trước đám đông Thứ Sáu, 25/02/2022, 15:00
- Gửi em, tuổi 18 không ngừng ước mơ Thứ Năm, 24/02/2022, 16:00
- 8 nhu cầu cảm xúc trong một mối quan hệ lành mạnh Thứ Tư, 23/02/2022, 13:48
- Love bombing - Mê như điếu đổ hay giăng bẫy lừa tình? Thứ Ba, 22/02/2022, 00:00
- Guilt trip - Khi cảm giác tội lỗi được sử dụng như một công cụ Thứ Ba, 22/02/2022, 00:00
- 10 dấu hiệu của một mối quan hệ hời hợt và không bền lâu Thứ Sáu, 18/02/2022, 11:00