Trứng và khả năng thụ thai Thứ Hai, 10/03/2014, 00:00
Sự mang thai bắt đầu khi một tế bào sinh dục nam (tinh trùng) kết hợp với một tế bào sinh nữ (trứng hay noãn) để tạo thành một tế bào mới và duy nhất (hợp tử).
Trứng
Chức năng: Trứng có 3 chức năng
1. Trứng chứa yếu tố di truyền mà người mẹ đóng góp cho em bé.
2. Xác định tiến trình và thời gian phát triển của em bé trong suốt thai kỳ.
3. Trứng cung cấp chất dinh dưỡng cho hợp tử trong vài ngày đầu sau khi thụ tinh. Sau đó bào thai sẽ nhận được chất dinh dưỡng qua dây rốn và nhau thai. Vì trong vài ngày đầu cả nhau thai lẫn dây rốn chưa xuất hiện.
Các nội tiết tố hoạt động ngay từ lúc bắt đấu sự sống, chúng điều khiển sự phát triển của các cơ quan sinh dục của thai nhi thành các cơ quan sinh sản của nam và nữ. Sau khi sanh, các nội tiết tố này ngừng hoạt động một thời gian dài. Nhưng tới tuổi dậy thì, chúng hoạt động tích cực và gây nên những thay đổi về thể chất ở các bé trai và bé gái. Sau đó suốt tuổi trưởng thành các nội tiết tố tiếp tục tác động đến hành vi tình dục và chúng điều chỉnh khả năng sinh sản cũng như hoạt động sinh sản của cả nam và nữ.
Sẽ có 400 đến 500 trứng chín trong suốt cuộc đời một người phụ nữ. Thông thường mỗi tháng một lần, một trứng sẽ rụng từ một trong hai buồng trứng. Trứng sẽ rụng vào khoảng giữa chu kỳ kinh. Nếu phụ nữ có chu kỳ kinh hai mươi tám ngày đều đặn, trứng sẽ rụng vào khoảng ngày thứ mười bốn. Nhưng đa số phụ nữ không có chu kỳ kinh đều đặn như trên nên việc tính ngày trứng rụng khó chính xác. Tinh trùng và trứng sẽ phải kết hợp với nhau trong khoảng từ 12 đến 24 giờ sau khi trứng rụng. Sau 48 tiếng, nếu không thụ thai, trứng sẽ tự phân rã.
Những yếu tố ảnh hưởng đến sự rụng trứng
Ở cơ thể một phụ nữ có sức khỏe bình thường, trung bình mỗi tháng có một trứng chín, rụng ra, rơi vào vòi trứng. Quá trình đó bị chi phối bởi nhiều yếu tố, bao gồm:
Tuổi: Giai đoạn dậy thì, hoạt động của nội tiểt tố chưa ổn định nên có những vòng kinh không có trứng chín và rụng hoặc ở giai đoạn tiền mãn kinh cũng như vậy.
Trạng thái sức khỏe, nề nếp sinh hoạt: nghỉ ngơi, lao động, cuộc sống gia đình, trạng thái tinh thần... . Chúng ảnh hưởng đến nội tiết tố, mà nội tiết tố lại chi phối toàn bộ quá trình chín và rụng của trứng.
Chế độ ăn uống điều độ: Giúp cho cơ quan sinh dục hoạt động bình thường, trứng phát triển bình thường, trứng rụng đúng ngày.
Trứng có thể rụng đột xuất, sớm hơn một vài ngày so với quy luật nếu như vợ chồng lâu ngày mới gặp nhau; hoặc nếu trong quan hệ vợ chồng, người vợ đạt khoái cảm cao.
Qua các yếu tố trên, chúng ta thấy trứng có thể rụng sớm hoặc muộn hơn theo tính toán lý thuyết. Do vậy, việc xác định chính xác ngày rụng trứng là khó. Chính vì thế, việc áp dụng biện pháp tránh thai dựa vào việc tính ngày rụng trứng có hiệu quả không cao Các biện pháp tránh thai
Chu kỳ kinh nguyệt đều đặn hay không chính là biểu hiện sự rụng trứng có đều hay không, hoạt động nội tiết có bình thường không. Do đó, đối với tất cả các bạn nữ, việc theo dõi kỹ hiện tượng kinh nguyệt trong sổ riêng của mình là rất cần thiết.
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Trầm cảm sau sinh: Làm thế nào để dự phòng và can thiệp? Thứ Bẩy, 13/07/2024, 00:00
- Trầm cảm sau sinh: những yếu tố nguy cơ và ảnh hưởng tới sức khỏe mẹ và bé Thứ Sáu, 12/07/2024, 00:00
- Trầm cảm sau sinh: Bóng ma vô hình của những người mẹ Thứ Năm, 11/07/2024, 00:00
- Ảnh hưởng của rượu đối thai nhi Thứ Ba, 09/07/2024, 00:00
- Tăng bao nhiêu cân trong thai kỳ là hợp lý? Chủ Nhật, 23/06/2024, 00:00
- Vai trò của chăm sóc dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai Thứ Bẩy, 22/06/2024, 00:00
- Có thể có thai từ quan hệ tình dục qua đường hậu môn không? Thứ Năm, 06/06/2024, 00:00
- Phụ nữ cần chuẩn bị sức khỏe trước khi mang thai Thứ Ba, 07/05/2024, 00:00
- Bà bầu có thể làm gì để sinh thường? 6 lời khuyên cần thiết cho tam cá nguyệt thứ ba Thứ Sáu, 03/05/2024, 00:00
- Cách đối phó với sự lo âu khi mang thai Thứ Sáu, 15/03/2024, 13:00
Các tin khác
- Tinh trùng và khả năng thụ thai Chủ Nhật, 09/03/2014, 00:00
- Những điều cần biết về ốm nghén khi mang thai Thứ Năm, 06/03/2014, 00:00