Tránh thai - vừa cười vừa mếu Thứ Hai, 30/11/-0001, 00:00
Ảnh minh họa
Dùng sai chất bôi trơn
Các chất bôi trơn bao gồm vaseline, dầu em bé hoặc những loại dầu thiên nhiên khác có thể làm vô hiệu hóa tác dụng của “áo mưa” chỉ trong vòng 60 giây. Hãy sử dụng các chất bôi trơn chuyên dụng để tránh trường hợp trên.
Đang dùng thuốc Rifampin
Rifampin (còn gọi là Rifampicin, rifaldazin và rifamycin AMP) là một loại thuốc kháng sinh đặc trị bệnh lao có thể làm vô hiệu hóa các loại thuốc tránh thai, thậm chí cả biện pháp tránh thai nội tiết với vòng âm đạo.
Những loại thuốc chống động kinh, chống nhiễm trùng men, thuốc điều trị HIV và một số loại thảo dược cũng có thể làm suy yếu tác dụng của các biện pháp tránh thai. Vậy nên bạn nhớ tìm hiểu kỹ càng hoặc tốt nhất là nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn cụ thể hơn.
Móng tay làm rách “áo mưa”
Móng tay dài có thể gây xước hoặc rách “áo mưa”, làm mất tác dụng tránh thai của nó. Do vậy, đừng quên cắt giũa móng tay thường xuyên nhé!
Hứng lên mới tránh
Nếu bạn không sử dụng biện pháp tránh thai thường xuyên, bạn sẽ cần những biện pháp phụ để đảm bảo an toàn. Sau đó, bạn phải uống thuốc đều đặn trong vòng 7 ngày để thuốc có thể hoạt động hiệu quả như bình thường.
Chọn bừa, không tìm hiểu
Thuốc tránh thai là biện pháp phổ biến nhất đồng thời cũng là biện pháp “mệt mỏi” nhất vì bạn phải ghi nhớ để uống thuốc đều đặn mỗi ngày. Nếu bạn quá bận bịu hoặc bạn hơi… đãng trí, hãy tìm hiểu những biện pháp khác thuận tiện hơn cho thói quen sinh hoạt của mình.
Bạn có thể đến gặp bác sĩ để được tư vấn về những biện pháp tránh thai khác nhau.
Uống nhầm thuốc
Có rất nhiều loại thuốc tránh thai và cũng có rất nhiều hiệu khác nhau, có loại rất hiệu quả và có loại kém hiệu quả. Vì cơ thể của mỗi người mỗi khác, không phải bất cứ loại thuốc nào cũng đem lại hiệu quả như mong muốn. Đôi khi, bạn cần phải kết hợp các loại thuốc để nâng cao hiệu quả.
“Áo mưa” không phù hợp
Kích cỡ và chất liệu “áo mưa” cũng rất quan trọng trong việc tránh thai. Có nhiều bằng chứng cho thấy “áo mưa” bằng polyurethane dễ bị rách hơn so với “áo mưa” làm bằng latec.
Bao cao su làm bằng các chất latec, polyurethane và da cừu non đều có tác dụng tránh thai nhưng da cừu non lại không giúp phòng ngừa HIV. Các chuyên gia cho rằng “áo mưa” bằng latec là sự lựa chọn tốt nhất (nhưng phải chắc chắn rằng bạn không bị dị ứng với chất này).
Bỏ qua những biện pháp phụ
Vì quá tin tưởng vào thuốc tránh thai nên bạn bỏ qua những biện pháp phụ như sử dụng “áo mưa” hoặc những loại thuốc khác. Chưa hẳn loại thuốc tránh thai bạn đang dùng sẽ có hiệu quả tuyệt đối. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để có được những biện pháp phụ hiệu quả.
Không có biện pháp tránh thai khẩn cấp
Nếu “áo mưa” bị rách hoặc tuột ra, bạn cần phải “cầu viện” đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để tránh mang thai ngoài ý muốn.
Chỉ dựa vào thuốc diệt tinh trùng
Cũng như thuốc tránh thai, bạn không nên quá phụ thuộc vào thuốc diệt tinh trùng. Kết hợp việc sử dụng thuốc tránh thai và “áo mưa”, bạn có thể nâng cao hiệu quả tránh thai.
Sử dụng “áo mưa” chưa đúng cách
Không hẳn cứ sử dụng “áo mưa” là bạn đã có thể tránh thai hiệu quả. Bạn cũng cần phải “học” cách… “mặc áo mưa”. Tỉ lệ thành công của “áo mưa” sẽ giảm từ 98% xuống còn 83% nếu bạn không biết cách sử dụng.
“Áo mưa” nên được “mặc” từ những phút đầu chứ không phải gần giai đoạn “cao trào” vì một ít dịch trước khi xuất tinh cũng có thể dẫn đến mang thai ngoài ý muốn.
Không dùng chất bôi trơn
Tuy không phải ai cũng cần đến chất bôi trơn nhưng nó sẽ giúp cho một số bạn nữ không cảm thấy đau rát gây mất cảm hứng. Ngoài ra, chất bôi trơn còn giúp phòng ngừa “áo mưa” bị rách.
Hút thuốc lá
Tác hại của thuốc lá rất vô chừng. Hút thuốc lá trong khi sử dụng thuốc ngừa thai có thể gây tắc nghẽn mạch máu, các bệnh về tim và tai biến mạch máu não. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để có được toa thuốc ngừa thai an toàn nhất.
Không “mặc áo mưa”
Ngoài tác dụng ngừa thai, “áo mưa”còn giúp bạn phòng tránh các bệnh lây qua đường tình dục. Vì thế, các bác sĩ vẫn luôn khuyên bạn nên sử dụng “áo mưa” để giữ an toàn cho… cả hai.
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Cách để người phụ nữ vượt qua nỗi sợ hãi khi mang thai và sinh con Thứ Sáu, 15/03/2024, 12:00
- 10 loại thực phẩm nhiều sắt - phụ nữ nên ăn sau ngày 'đèn đỏ' Thứ Ba, 20/02/2024, 00:00
- Quan hệ tình dục trong ngày 'đèn đỏ' có lợi ích và rủi ro gì? Thứ Ba, 20/02/2024, 00:00
- Ra máu bất thường có phải là dấu hiệu ung thư buồng trứng? Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- 6 loại thực phẩm bà bầu cần tránh khi mang thai Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- Có nên đi bộ, tập thể dục trong ngày 'đèn đỏ'? Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- Rượu bia ngày Tết có ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản? Thứ Bẩy, 10/02/2024, 00:00
- Vì sao phải khám sàng lọc trước khi mang thai? Thứ Tư, 07/02/2024, 10:45
- Phòng tránh các bệnh lây truyền từ mẹ sang con Thứ Tư, 07/02/2024, 00:00
- 5 dấu hiệu cảnh báo u xơ tử cung - nhận biết sớm để can thiệp hiệu quả Thứ Tư, 07/02/2024, 00:00