Người bị nhiễm HIV nên ăn uống như thế nào là tốt nhất Thứ Ba, 06/07/2021, 16:00
Bài chia sẻ của BS: nguyễn Duy Thế - Bệnh viện 175 - TP HCM
Chuyên khoa bệnh nhiệt đới - Chuyên gia tư vấn và điều trị HIV.
Trong bài viết này tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ một số vấn đề về chế độ ăn uống cho người nhiễm HIV. Tôi tập trung chủ yếu vào những người bị sút cân, tiêu chảy, sốt, đang điều trị các bệnh cơ hội ... Ăn uống khoa học sẽ giúp bệnh nhân nhiễm HIV mau chóng phục hồi sức khỏe và nâng cao hiệu quả điều trị.
Bạn cần biết:
-
Người nhiễm HIV có nhu cầu ăn uống, dinh dưỡng khác người bình thường như thế nào?
-
Những thức ăn nào có tác dụng tốt và phù hợp nhất với người nhiễm HIV?
-
Khi cần bổ sung dinh dưỡng thì người bệnh dùng sản phẩm nào là tốt nhất.
-
Làm thế nào để an toàn thực phẩm và nước uống cho người nhiễm HIV?
Như chúng ta đã biết, sau khi nhiễm HIV nếu được điều trị tốt thì bệnh nhân sẽ sống bình thường khỏe mạnh trên 30 năm.
Người nhiễm HIV cần thức ăn và năng lượng để:
-
Duy trì cơ thể sống và làm việc
-
Phục hồi sức khỏe và xây dựng tổ chức mới
-
Giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng.
Người nhiễm HIV không những cần được cung cấp đầy đủ: (GLUCID, PROTEIN, LIPID) hay còn gọi là tinh bột, chất đạm, chất béo mà còn cần cung cấp nhiều vitamin, vi chất và khoáng chất khác.
Nếu người nhiễm HIV có chế độ ăn uống không đầy đủ và bị các bệnh nhiễm trùng thì cơ thể suy sụp rất nhanh.
Hình sau sẽ minh họa mối liên quan giữa dinh dưỡng và HIV
Cách nhận biết các dấu hiệu suy dinh dưỡng và các nguyên nhân dinh dưỡng kém.
Can thiệp dinh dưỡng có tác dụng như thế nào?
Vai trò của dinh dưỡng là cực kỳ quan trọng với người nhiễm HIV đặc biệt là trong giai đoạn đang điều trị các bệnh nhiễm trùng cơ hội.
Để đảm bảo vệ sinh và dinh dưỡng cho cơ thể các bạn cần thực hiện thường xuyên các việc như sau:
-
Ăn chín uống sôi: Không nên ăn sống, ăn tái vì dễ bị nhiễm trùng đường tiêu hóa.
-
Rửa tay bằng xà bông trước khi ăn và trước khi chế biến thực phẩm.
-
Ăn càng nhiều loại thức ăn giàu dinh dưỡng và dễ tiêu hóa càng tốt, không cần kiêng cữ dầu mỡ vì nó làm tăng mùi vị và cảm giác ngon miệng.
-
Nếu mỗi bữa ăn được ít thì nên ăn nhiều bữa trong ngày (5 - 6 bữa). Sau bữa ăn nên đi dạo 15 - 30 phút.
-
Nên ăn 3 bữa chính, các bữa phụ thì dùng các sản phẩm dinh dưỡng chất lượng cao như sữa đặc trị Leanmax hoặc sữa SUPPORTAN như vậy vừa tiện lợi mà còn cung cấp đầy đủ năng lượng, vitamin và khoáng chất. Bệnh nhân có thể ăn/uống thêm trước khi đi ngủ.
-
Ăn đầy đủ cân đối giữa cơm, thịt cá, rau, hoa quả, nếu có điều kiện thì bệnh nhân nên uống nước dừa tươi nhiều lần trong ngày. Theo tôi nước dừa tươi là một loại thức uống cực kỳ tốt cho người nhiễm HIV.
Trong một số tình huống cụ thể như tiêu chảy, sốt kéo dài, đau miệng ... người nhiễm HIV nên ăn uống như thế nào là tốt nhất.
Khi đang bị tiêu chảy:
Nên:
-
Ăn lỏng dễ tiêu, chia nhiều bữa trong ngày, ăn thức ăn mềm khi còn ấm, ăn hoa quả mềm, nên ăn nhiều rau có chất xơ.
-
Uống nhiều nước, uống thêm dung dịch Oresol (ORS)
-
Uống sữa đặc trị chống tiêu chảy: Metamax để hết tiêu chảy và phục hồi vi khuẩn và niêm mạc ruột.
Hạn chế:
-
Mỡ, cà phê, tiêu, ớt, rượu, bia
-
Các thức ăn làm đầy hơi như: Đậu, cải ngồng, súp lơ, bắp cải, giá đỗ, hành.
Khi đang bị sốt:
Nên:
-
Ăn lỏng dễ tiêu, chia nhiều bữa trong ngày, ăn thức ăn mềm, có thể ăn cháo khi còn ấm, ăn hoa quả mềm.
-
Uống nhiều nước, uống thêm dung dịch Oresol (ORS), uống nước dừa tươi cũng rất tốt vì có năng lượng vitamin và khoáng chất.
-
Uống sữa đặc trị Leanmax hoặc sữa SUPPORTAN 2-3 lần mỗi ngày để bổ sung năng lượng và mau hồi phục.
Hạn chế:
-
Các thức ăn khó tiêu, nhiều mỡ, hạn chế dùng cà phê, tiêu, ớt. Người bệnh không nên uống rượu, bia.
-
Các thức ăn làm đầy hơi như: Đậu, cải ngồng, súp lơ, bắp cải, giá đỗ, hành.
Khi bị buồn nôn và nôn ói:
Nên:
-
Ngồi ăn, chỉ nằm sau khi ăn 1 - 2h
-
Uống thêm nước sau khi ăn
-
Nhờ người khác nấu ăn giùm để không ngửi thấy mùi thức ăn làm tăng cảm giác buồn nôn.
-
Ngửi vỏ cam tươi, uống chút nước chanh nóng, uống trà gừng
-
Ăn thức ăn khô, mặn như bánh mỳ, bánh qui, bánh ngũ cốc
Hạn chế:
-
Thức ăn quá béo, quá nhiều mỡ hay quá ngọt
-
Nếu cần thì loại bỏ 1 loại thức ăn nào đó mà bạn nghi ngờ gây buồn nôn, nôn.
Đang bị đau miệng, đau họng hoặc nuốt đau khi ăn:
Nên:
-
Ăn thức ăn mềm, có thể hầm thịt với đu đủ xanh.
-
Nấu thức ăn lỏng hoặc làm mềm thức ăn khô bằng cách nhúng vào súp.
-
Uống đồ uống lạnh, súp, rau và nước hoa quả, sử dụng ống hút để uống.
-
Viêm lợi không đánh răng được thì súc miệng bằng dung dịch Bicarbonate với nước.
-
Nhai các miếng nhỏ xoài xanh hay đu đủ xanh có thể làm giảm đau và giảm cảm giác khó chịu.
-
Uống sữa chua
Khi đau họng:
Nên:
-
Vắt chanh và trộn với mật ong, uống 1 thìa to khi cần thiết
-
Súc miệng bằng nước muối vài lần trong ngày
-
Ngậm chanh muối hay gừng
Không nên:
-
Ăn thức ăn nhiều gia vị và quá mặn như ớt và các món kho mặn
-
Ăn thức ăn và gia vị quá chua như chanh, dứa (khóm), dấm, cà chua
-
Ăn thức ăn đồ uống quá nóng hay quá lạnh
-
Ăn thức ăn dai và nhiều chất xơ như măng...
-
Nếu đang bị nấm miệng không nên ăn các thức ăn quá ngọt như đường, mật ong, hoa quả ngọt.
Nếu bị táo bón:
-
Nên ăn nhiều hoa quả và rau có nhiều chất xơ như rau khoai lang, củ khoai lang.
-
Bệnh nhân nên uống nhiều nước và đi bộ nhiều trong ngày.
-
Người bệnh có thể uống sữa đặc trị chống táo bón như Metamax.
-
Bệnh nhân có thể uống thuốc theo chỉ định của bác sỹ như: Sorbitol, Duphalac hoặc Forlax.
Làm thế nào để tránh cảm giác đầy bụng:
-
Không uống quá nhiều nước khi ăn.
-
Người bệnh tránh ăn các loại thức ăn nhu bắp cải, đậu, hành, xúp lơ, cải xanh, không uống nước ngọt có ga.
Bạn cần biết:
Hiện nay trên thị trường có nhiều sản phẩm dinh dưỡng chất lượng cao là những thực phẩm bổ sung rất tốt cho người nhiễm HIV cùng với chế độ ăn uống.
Bằng kiến thức và kinh nghiệm của mình tôi đã lựa chọn giùm bạn một số sản phẩm đảm bảo các tiêu chí sau:
-
Sản phẩm chính hãng, cung cấp đều đặn, đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh cao nhất.
-
Giàu năng lượng, dễ hấp thu, dễ sử dụng.
-
Đầy đủ vi chất, chăm sóc bệnh nhân cả về thể chất lẫn tinh thần.
-
Giá cả phải chăng.
Theo bacsisaigon.com
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Xét nghiệm sớm HIV cho mẹ - Hướng tới loại trừ lây truyền HIV sang con Thứ Sáu, 26/01/2024, 13:00
- 7 dấu hiệu HIV ở nữ dễ nhầm lẫn với bệnh khác Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Cẩm nang những điều bạn cần biết về tình trạng trẻ bị nhiễm HIV Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Xác suất lây nhiễm HIV sau 1 lần quan hệ là bao nhiêu? Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Triệu chứng nhiễm HIV qua 3 giai đoạn Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- HIV có lây qua nước bọt không? Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Dấu hiệu nhiễm HIV sau 1 năm gồm triệu chứng gì? Có thể nhận biết nhanh? Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00
- Xét nghiệm HIV Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00
- Quan hệ với người nhiễm HIV bao lâu thì bị bệnh? Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00
- Dấu hiệu HIV ở nam: Phát hiện sớm tăng cơ hội điều trị Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00
Các tin khác
- Lý giải trường hợp duy nhất được chữa khỏi HIV trên thế giới Thứ Ba, 29/06/2021, 14:42
- Lấy mẫu người HIV, nghiện thuốc phiện tầm soát Covid-19 Thứ Tư, 23/06/2021, 15:22
- Cơ hội mới cho người nhiễm HIV/AIDS Thứ Ba, 01/06/2021, 22:31
- Không có biểu hiện lâm sàng đặc biệt khi nhiễm COVID-19 ở người có HIV Thứ Tư, 12/05/2021, 15:27
- Hơn 400 người tự kiểm soát HIV không cần uống thuốc Thứ Tư, 05/05/2021, 15:42
- Triệu chứng nhiễm HIV qua từng giai đoạn Thứ Hai, 08/03/2021, 10:20
- Phát hiện mới về nhóm người tự khỏi HIV không cần dùng thuốc Thứ Tư, 03/03/2021, 14:06
- Việt Nam điều trị hiệu quả HIV/AIDS thế nào Thứ Tư, 17/02/2021, 16:23
- Liều chữa HIV kết hợp có tác dụng kéo dài đầu tiên trên thế giới Thứ Tư, 03/02/2021, 15:00
- Việt Nam dẫn đầu trong cung cấp các dịch vụ điều trị HIV chất lượng Thứ Hai, 25/01/2021, 09:00
- Úc dừng khẩn cấp thử nghiệm vaccine Covid-19 vì ứng viên đột nhiên... dương tính với HIV sau khi tiêm: Tại sao có chuyện này xảy ra? Thứ Tư, 06/01/2021, 15:13
- Việt Nam mua thuốc ARV rẻ hơn nguồn viện trợ từ 15 - 17% Thứ Năm, 17/12/2020, 16:00