Giao diện tiếp cận

Trầm cảm sau sinh: những yếu tố nguy cơ và ảnh hưởng tới sức khỏe mẹ và bé Thứ Sáu, 12/07/2024, 00:00

Trầm cảm sau sinh: những yếu tố nguy cơ và ảnh hưởng tới sức khỏe mẹ và bé

(Ảnh: internet)

Trầm cảm sau sinh có nhiều nguyên nhân. Vậy những nguyên nhân đó là gì và ảnh hưởng của bệnh trầm cảm sau sinh với sức khỏe của mẹ và bé, đôi khi còn ảnh hưởng cả đến sức khỏe của người cha như thế nào? Các bạn cùng Tâm sự bạn trẻ 360 tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé.

Các yếu tố nguy cơ dẫn tới trầm cảm sau sinh

Mặc dù nguyên nhân thực sự dẫn tới trầm cảm sau sinh vẫn còn là một ẩn số, phụ thuộc vào thể chất, tinh thần và hoàn cảnh của mỗi sản phụ. Tuy nhiên, một số yếu tố thường gặp nhất là: thay đổi nội tiết tố, tiền sử rối loạn tâm lý, cảm xúc, yếu tố đời sống,...

Yếu tố sinh học:

  • Sự sụt giảm đột ngột các chất dẫn truyền thần kinh và hormone sau khi sinh con có thể ảnh hưởng đáng kể đến tâm trạng của các bà mẹ.
  • Ngủ thiếu giấc làm gián đoạn sự dẫn truyền thần kinh của các tế bào não, ảnh hưởng đến chức năng điều chỉnh nhịp tim, thở, chu kỳ ngủ, tiêu hóa, tâm trạng, sự tập trung, thèm ăn và chuyển động cơ bắp.
  • Nhiều tuổi.
  • Sức khỏe thể chất kém.

Yếu tố cảm xúc:

  • Phụ nữ mắc chứng trầm cảm từ trước khi sinh con rất dễ mắc trầm cảm sau sinh.
  • Kết quả xấu của tiền sử sản khoa trước đây hoặc hiện tại (ví dụ, đã bị sẩy thai, sinh non, trẻ sơ sinh nhập viện chăm sóc trong đơn vị hồi sức tích cực, trẻ sơ sinh bị dị tật bẩm sinh).
  • Việc cha mẹ chưa thích nghi với vai trò mới có thể tạo ra cảm giác lạc lõng, tâm trạng thất thường và dẫn đến trầm cảm.

Yếu tố xã hội:

  • Vai trò và sự hiện diện của cha mẹ trong những năm đầu của con trẻ luôn được đề cao, vô hình chung tạo ra một khuôn mẫu cứng nhắc khiến cho những người mới làm cha, làm mẹ ít có thời gian giao tiếp với các mối quan hệ xã hội.
  • Không có điều kiện tham gia các khóa học tiền sản
  • Áp lực cơm áo gạo tiền
  • Quan hệ tình cảm với bạn đời/bạn tình không tốt.

 

Các ông bố cũng có thể mắc trầm cảm sau sinh

Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng cứ 10 ông bố thì có một người bị trầm cảm trong khoảng thời gian từ tam cá nguyệt đầu tiên đến 1 năm sau sinh. Khác với phụ nữ, các triệu chứng trầm cảm ở người bố có con nhỏ mới sinh thường không được chú ý. Nguyên nhân gây trầm cảm sau sinh ở đàn ông và phụ nữ giống nhau bao gồm các thay đổi: mối quan hệ hôn nhân, cảm xúc, thiếu tự tin kỹ năng làm cha mẹ. Đặc biệt, nếu người vợ bị trầm cảm thì người chồng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

Các yếu tố nguy cơ mắc trầm cảm sau sinh ở người cha/bạn đời bao gồm:

  • tuổi cao
  • làm cha lần đầu
  • ít bạn bè
  • tương tác xã hội và hỗ trợ hạn chế
  • giáo dục hạn chế
  • những sự kiện căng thẳng đồng thời trong cuộc sống
  • chất lượng mối quan hệ với vợ/ bạn đời không được tốt
  • tiền sử các vấn đề về sức khỏe tâm thần
  • sức khỏe thể chất kém.

 

Mối quan hệ của người mẹ với con trong thời kỳ trầm cảm sau sinh

Trầm cảm sau sinh có thể dẫn đến việc xa lánh mọi người, kể cả trẻ sơ sinh. Đây là triệu chứng của rối loạn này. Sự gắn kết giữa mẹ và con không phải lúc nào cũng xảy ra trong vài ngày hoặc vài tuần đầu sau khi sinh. Trải nghiệm này khác nhau đối với tất cả các bậc cha mẹ và đôi khi có thể mất thời gian. Mối quan hệ giữa cha mẹ và trẻ sơ sinh là một quá trình liên tục. Khi chứng trầm cảm qua đi, người mẹ sẽ có thể một lần nữa cảm nhận được đầy đủ các cung bậc cảm xúc của mình và bắt đầu trải nghiệm sự kết nối tích cực hơn khi nuôi dạy con cái.

Ảnh hưởng đối với em bé

Những đứa trẻ có mẹ bị trầm cảm cũng đối mặt với nguy cơ bị gián đoạn sự phát triển cảm xúc, hành vi như:

  • Chậm phát triển ngôn ngữ, vận động;
  • Hạn chế khả năng giao tiếp;
  • Có thể có những hành vi bất thường hoặc dễ kích động hơn trẻ bình thường;
  • Trẻ dễ căng thẳng và khó thích nghi với môi trường, khó hòa nhập xã hội…

Vì vậy, để có một tương lai tươi sáng và khỏe mạnh cho con mình, các bậc cha mẹ hiện tại và tương lai nên tìm hiểu cách nhận biết các dấu hiệu của bệnh, tìm kiếm sự trợ giúp chuyên môn khi cần thiết để có biện pháp xử trí kịp thời.

Đọc thêm: 

1. Trầm cảm sau sinh: Bóng ma vô hình của những người mẹ 

2. Trầm cảm sau sinh: Làm thế nào để dự phòng và can thiệp?

Wynn Su - Vi Lan tổng hợp và lược dịch.

Nguồn tham khảo:

  • https://www.pharmacytimes.com/view/Patient-focus-postpartum-depression-and-its-longterm-effect-on-children
  • https://www.sciencedirect.com/science/article/abs/pii/S1521693406001350
  • https://www.nhs.uk/mental-health/conditions/post-natal-depression/overview/
  • https://www.rcpsych.ac.uk/mental-health/mental-illnesses-and-mental-health-problems/post-natal-depression
Lượt xem: 451

Nhận xét(0 Nhận xét)

Chưa có nhận xét nào

Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét  của bạn.

Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *




Các tin mới hơn


Các tin khác


Đăng ký nhận bản tin

Nhận qua email bản tin thông báo về ấn phẩm, chương trình và sự kiện của Tâm sự 360.

Đối tác

IPPF
Logo-Rockefeller
Save-Child
CORDAID

Liên kết website

CCIHP
Lao động xa nhà

Đóng góp - Tài trợ

Thanh niên Việt Nam cần sự chung tay của bạn để có một cuộc sống lành mạnh, an toàn, thỏa mãn và tương lai bền vững.



Thống kê truy cập

Số người đang online: 5
Lượt truy cập: 34630212

bandar togel terbaik slot online gampang maxwin 10 Daftar Bandar Togel Terbaik Togel Terbaik Dan Terbesar Min Bett 100 Perak 5Daftar Situs Bandar Togel Terpercaya Situs togel Resmi dan Terpercaya Aplikasi bandartogel terbaik dan terbesar di indonesia 5 Rekomendasi Situs Bandar Togel terbaik Rekomendasi Situs Bandar Togel Terbaik SLOT GACOR : Slot Online Gacor Terbaik SLOT DEMO : Slot Demo Gacor Terlengkap 5 Daftar Situs Bo Bandar Togel Terbaik 10 Daftar Bandar Togel Terbesar Dan Terbaik Daftar Bo Bandar Togel Terbaik 10 Daftar Bandar Togel Terbaik 10 Daftar Bandar Togel Terbaik Rekomendasi Slot Demo Anti Lag Slot Demo Gacor Situs Bandar Togel Resmi Rekomendasi Slot Demo Anti Lag TOTO ONLINE Akun Slot Demo Gacor Terlengkap 10 Daftar Bandar Togel Terbaik