Trầm cảm cười: Hội chứng tâm lý thường gặp nhưng ít người biết Thứ Hai, 07/08/2023, 14:00
Trầm cảm cười là một vấn đề còn khá mới mẻ với nhiều người. Người mắc trầm cảm cười thường che giấu những biểu hiện bệnh của họ thông qua nụ cười. Họ cố thể hiện bản thân rất lạc quan vui vẻ nhưng trên thực tế, họ đang trải qua sự giày vò từ bên trong bởi căn bệnh trầm cảm.
Trầm cảm cười là gì?
Trầm cảm cười (Smiling Depression) là một thuật ngữ các bác sĩ dùng để mô tả một người luôn tỏ ra vui vẻ, lạc quan để che giấu căn bệnh trầm cảm mà họ đang chịu đựng.
Những người này luôn mỉm cười nhưng trên thực tế, họ luôn đang phải vật lộn với cảm giác đau khổ, buồn bã. Sau khi nghiên cứu, các nhà khoa học nhận thấy những người mắc chứng trầm cảm cười thường là những người rối loạn trầm cảm kéo dài.
Chúng ta đều biết trầm cảm có những biểu hiện đặc trưng là chán nản, buồn bã, thiếu sức sống, nhìn nhận mọi thứ một cách bi quan, mất hoặc giảm hứng thú với mọi vật xung quanh. Tuy nhiên với những người mắc hội chứng trầm cảm cười, người bệnh luôn che giấu những triệu chứng trầm cảm thông qua nụ cười và trạng thái vui vẻ, lạc quan.
Người ngoài nhìn vào rất khó để nhận ra một người bị trầm cảm cười, bởi vì người bệnh không thể hiện sự bất thường về cảm xúc, nhận thức và hành vi như những người bệnh trầm cảm khác. Thậm chí không ít người còn cảm thấy họ có cuộc sống rất tích cực, hạnh phúc và lạc quan.
Chính vì thế trầm cảm cười gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến người bệnh trong những sinh hoạt hằng ngày như học tập, làm việc, các mối quan hệ xã hội hơn so với trầm cảm thông thường. Người mắc bệnh trầm cảm cười thường có tỷ lệ tự sát cao.
Nguyên nhân gây trầm cảm cười
Dựa vào thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thì tỉ lệ mắc trầm cảm cười nói riêng và trầm cảm nói chung đang có xu hướng gia tăng mạnh mẽ. Các nhà khoa học vẫn đang cố gắng nghiên cứu nguyên nhân gây trầm cảm nhưng vẫn chưa có kết luận chính xác. Tuy vậy, họ cũng đưa ra một số yếu tố có thể gây trầm cảm cười như:
- Tổn thương não do chấn thương hay các bệnh về não
- Cấu trúc não khác thường
- Gia đình có người bị trầm cảm hay các bệnh tâm thần khác
- Hormone thay đổi
- Tác dụng phụ từ một số loại thuốc
- Bệnh tật/sốc tâm lý khiến tâm trạng thay đổi
- Lạm dụng các chất kích thích như rượu bia và chất gây nghiện
Vì sao người bệnh trầm cảm cười muốn giấu bệnh?
Có rất nhiều lý do khiến người trầm cảm cười muốn giấu bệnh. Ví dụ như không muốn người khác bàn luận về bản thân, không thể chấp nhận mình đang có vấn đề tâm lý hay sợ người thân buồn lòng. Dưới đây là một số lý do thường thấy khiến người trầm cảm cười luôn cố gắng che giấu bệnh tình với mọi người:
- Cảm giác xấu hổ
Nhiều người tin rằng trầm cảm là dấu hiệu của sự yếu đuối, thậm chí họ tin rằng mình có thể thoát khỏi điều đó để chứng minh bản thân rất mạnh mẽ.
Những người bị trầm cảm cười thường sợ rằng những người khác xem thường bản thân, sợ mình trở thành người yếu đuối và dễ bị tổn thương trong mắt người khác. Thế nên họ cố gắng che giấu mọi thứ sau nụ cười để thể hiện bản thân hoàn toàn bình thường.
- Sự kỳ vọng quá lớn từ mọi người
Một số người nhận được sự kỳ vọng lớn từ ông bà, cha mẹ, anh chị em, bạn bè, đồng nghiệp,… vì thế họ cố gắng che giấu sự buồn bã và những vấn đề tâm lý để không khiến người thân và bạn bè lo lắng, buồn lòng.
Họ sẽ tỏ ra vui vẻ, hăng hái làm việc để người ngoài nhìn vào chỉ thấy một cuộc sống hoàn hảo và lý tưởng. Trên thực tế, họ đang phải vật lộn với căn bệnh trầm cảm bên trong.
- Cầu toàn với mọi việc
Những người cầu toàn thường yêu cầu mọi thứ phải hoàn hảo. Họ tự đặt ra cho mình một mục tiêu và cố gắng hết mức để đạt được điều đó.
Trầm cảm giống như một vết xước trên tấm gương hoàn hảo mà họ mong muốn. Vì vậy dù có bị trầm cảm, họ vẫn cố gắng ngụy trang bằng sự tự tin, vui vẻ giả tạo để che đi nỗi đau hay những vấn đề gặp phải. Tâm lý cầu toàn không cho phép họ chấp nhận bản thân đang bị trầm cảm.
- Sang chấn tâm lý
Một người bị sang chấn tâm lý khi phải đối mặt những sự việc khó chấp nhận trong cuộc sống như người thân qua đời, thất nghiệp, phá sản, thất tình hoặc biết bản thân mắc bệnh nan y. Chính vì thế, họ tìm cách che giấu những khủng hoảng của mình bằng cách tỏ ra vui vẻ, lạc quan.
- Sợ bản thân là một gánh nặng
Người trầm cảm luôn buồn bã, tự ti và sợ trở thành một phiền toái. Do đó, người mắc trầm cảm cười không muốn tạo bất kỳ gánh nặng nào cho người khác. Họ không dám và không biết làm sao để giải tỏa sự bức bối trong lòng, vì thế những cảm xúc tiêu cực tích tụ ngày một nhiều hơn.
- Không chấp nhận sự thật
Trầm cảm cười có thể xuất phát từ tâm lý phủ nhận của người bệnh. Họ không muốn chấp nhận rằng bản thân đang gặp vấn đề nên cố che giấu mọi thứ bằng sự vui vẻ giả tạo.
Theo số liệu thống kê từ các nghiên cứu, có đến một nửa số người mắc trầm cảm cười phủ nhận cảm xúc buồn bã, thất vọng mà họ đang chịu đựng. Họ tin rằng việc mỉm cười là minh chứng tốt nhất cho việc mình hoàn toàn bình thường.
- Không muốn mình khác người
Mọi người có xu hướng che giấu những điều không vui trong cuộc sống, và chỉ chia sẻ những thứ thể hiện họ đang rất hạnh phúc (dù là giả tạo). Họ chỉ đăng lên những bức ảnh về xe cộ, nhà cửa, những chuyến du lịch nước ngoài hoặc tiệc tùng sang trọng để chứng minh rằng họ thành công và hạnh phúc.
Điều này tạo ra sự so sánh cho người bệnh trầm cảm, khiến họ cảm thấy chỉ có bản thân là đang đau khổ chống lại bệnh tật. Họ bắt đầu cảm thấy bản thân lạc lõng hơn bao giờ hết, và để không biến mình thành kẻ khác người, họ cố gắng che giấu mọi thứ đằng sau nụ cười.
- Ảnh hưởng từ văn hóa xã hội
Hiện nay có nhiều nơi vẫn đang kỳ thị những người có vấn đề về tinh thần, thế nên người bệnh trầm cảm cười luôn phải che giấu những bất ổn của họ.
Ngoài ra nếu gia đình người bệnh luôn dạy dỗ rằng nên tự thân mạnh mẽ vượt qua những khó khăn trong cuộc sống, người bệnh có xu hướng dùng nụ cười để che giấu sự bất ổn. Trong những trường hợp này, người bệnh cảm thấy trầm cảm là dấu hiệu chứng tỏ họ thật yếu đuối và vô dụng.
Dấu hiệu của trầm cảm cười
Những người bị trầm cảm cười không bộc lộ những vấn đề mình gặp phải ra bên ngoài. Người bệnh luôn cố tạo ra một vỏ bọc hoàn hảo để thể hiện rằng bản thân vẫn luôn hạnh phúc. Do đó trong mắt mọi người, người bị trầm cảm cười sẽ có những biểu hiện hoàn toàn bình thường như:
- Thể hiện bản thân luôn vui vẻ, yêu đời
- Thái độ sống lạc quan, tích cực
- Nhiệt huyết, năng động trong học tập và công việc
- Hăng hái tham gia những hoạt động tập thể
- Hoàn thành công việc tốt
- Công việc luôn suôn sẻ, thăng tiến tốt, đạt nhiều thành công
Nhìn bề ngoài thì cuộc sống của bệnh nhân trầm cảm cười gần như hoàn hảo, không có gì để phàn nàn. Việc này khiến nhiều người lầm tưởng họ có thái độ sống rất tích cực. Tuy nhiên, những người mắc hội chứng trầm cảm cười thường lựa chọn sống một mình để có không gian bộc lộ cảm xúc thật của bản thân mà không bị ai phát hiện.
Nếu ở chung hoặc tiếp xúc gần gũi với người bệnh, bạn có thể nhận thấy một vài dấu hiệu dưới đây:
- Rối loạn giấc ngủ
Khó vào giấc, ngủ không sâu, bồn chồn trăn trở khi cố gắng ngủ, đột ngột thức dậy giữa đêm, giờ giấc sinh học bị đảo lộn như ngủ ngày quá nhiều, đêm trằn trọc không ngủ được là những triệu chứng của người trầm cảm.
Thời gian ngủ của một người bình thường khoảng 6-9 tiếng, còn với người trầm cảm họ có thể chỉ ngủ 2-3 tiếng một ngày, hoặc ngủ hơn mười mấy tiếng một ngày. Một số bệnh nhân có thể sợ hãi không muốn ngủ vì gặp phải ác mộng.
- Mất hứng thú với các hoạt động
Người bệnh mất hoàn toàn hứng thú với những chuyện họ từng rất thích. Nếu bệnh ở mức nhẹ, họ có thể cảm thấy mệt mỏi, không muốn tham gia hoạt động, giảm chất lượng công việc. Họ cũng mệt mỏi, thiếu năng lượng, kiệt sức cuối ngày mà không biết nguyên do. Họ cũng cảm thấy bị ép buộc khi tham gia các hoạt động như học tập, vui chơi,…
- Thay đổi lượng thức ăn và khẩu vị
Người bệnh trầm cảm có sự thay đổi trong khẩu vị và lượng thức ăn nạp vào mỗi ngày. Họ có thể ăn chán ăn, thèm ăn, ăn ít hơn hoặc nhiều hơn bình thường. Một số người không chỉ thay đổi về lượng ăn mà còn thay đổi khẩu vị hoặc không có cảm giác ngon miệng. Điều này khiến cân nặng của họ lên xuống thất thường.
- Cảm giác tuyệt vọng
Trầm cảm cười cũng đặc trưng bởi sự bi quan và tuyệt vọng. Khi ở một mình, người bệnh thường suy nghĩ về những sự kiện đã xảy ra. Họ tự dằn vặt bản thân về những lỗi lầm trong quá khứ, cảm thấy bản thân không có giá trị, mất niềm tin vào cuộc sống. Tình trạng mất ngủ kéo dài do những cơn ác mộng gây ra cũng khiến bệnh nhân suy sụp.
Ngoài ra, người bệnh trầm cảm cười cũng có các triệu chứng khác như dễ cáu gắt, kích động, luôn lo lắng sợ hãi mọi thứ, tay chân nặng nề không có sức lực… Thậm chí một số người còn có thôi thúc tự sát. Tỷ lệ tự sát ở người trầm cảm cười được ghi nhận là rất cao.
Chẩn đoán trầm cảm cười
Một số người bị trầm cảm cười không chấp nhận được việc mình có vấn đề tâm lý. Thế nên họ không tìm kiếm sự giúp đỡ từ các chuyên gia. Ngoài ra người bệnh thường thể hiện sự năng động vui vẻ với mọi người, chính vì vậy việc chẩn đoán có thể gặp nhiều khó khăn.
Để được chẩn đoán chính xác, người bệnh cần đến gặp bác sĩ tâm thần hoặc chuyên gia tâm lý để làm những bài kiểm tra sức khỏe hoặc những xét nghiệm khác nếu cần thiết. Các bác sĩ sẽ tiến hành các bước sau để xác định xem một người có bị trầm cảm cười không:
- Quan sát những thay đổi dù là nhỏ nhất khi bệnh nhân nói và hành động
- Tìm hiểu tiền sử bệnh của bệnh nhân và gia đình để có thêm cơ sở chẩn đoán
- Đặt ra một số câu hỏi để kiểm tra tình trạng bệnh
- Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ yêu cầu bệnh nhân tiến hành các xét nghiệm có liên quan khác nếu cần.
Nếu những triệu chứng trầm cảm kéo dài hơn 2 tuần và ảnh hưởng nặng nề đến việc ăn uống, nghỉ ngơi và làm việc của một người, người đó có thể được chẩn đoán mắc trầm cảm.
Sự nguy hiểm của trầm cảm cười
Chứng trầm cảm cười được đánh giá là có mức độ nghiêm trọng hơn chứng trầm cảm thông thường từ các chuyên gia tâm lý. Chính vì người bệnh có xu hướng che giấu cảm xúc đằng sau sự vui vẻ, những người xung quanh rất khó nhận biết và cho lời khuyên kịp thời.
Nhiều người mắc chứng trầm cảm cười không thể chấp nhận bản thân mình mắc bệnh. Họ tự thôi miên rằng mọi thứ vẫn ổn, từ đó dẫn tới việc từ chối điều trị và một mình vật lộn với sự giằng xé, mâu thuẫn dữ dội của nội tâm.
Trầm cảm cười sẽ trở nên nghiêm trọng hơn nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Trầm cảm cười ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sinh hoạt và tinh thần của một người, có thể khiến họ:
- Mất ngủ kéo dài, thường xuyên gặp ác mộng
- Cơ thể mệt mỏi và suy nhược
- Năng suất học tập và làm việc bị suy giảm nghiêm trọng
- Các bệnh mãn tính như tiểu đường, huyết áp cao có thể trở nên trầm trọng hơn
- Nghĩ về cái chết, có ý định tự tử, có khi còn gây hại đến người xung quanh
Những người bị trầm cảm đều có nguy cơ tự tử, nhưng những người bị trầm cảm cười có nguy cơ cao hơn nhiều. Chính vì họ luôn thể hiện sự vui vẻ lạc quan nên bệnh tình không được phát hiện kịp thời và điều trị sớm, dẫn đến tình trạng bệnh ngày càng nghiêm trọng. Nhiều người bị trầm cảm cười đã tự kết thúc cuộc đời mình vì không nhận được sự quan tâm cần thiết.
Những cách điều trị trầm cảm cười
Tâm lý trị liệu, thuốc men và thay đổi lối sống đều là những lựa chọn hữu ích để điều trị trầm cảm. Quá trình điều trị sẽ được điều chỉnh tùy thuộc vào độ tuổi, tình trạng sức khỏe và sự thích ứng của từng bệnh nhân.
1. Tâm lý trị liệu
Người mắc chứng trầm cảm cười luôn lo sợ những người xung quanh biết rõ bệnh tình nên thường bị căng thẳng, phiền muộn và lo âu quá mức. Vì thế tâm lý trị liệu là liệu pháp cần thiết giúp người bệnh giải tỏa cảm xúc, giảm căng thẳng và giúp bệnh nhân có tâm lý thoải mái hơn.
Tương tự như các rối loạn trầm cảm khác, một số phương pháp tâm lý trị liệu thường được áp dụng bao gồm liệu pháp nhận thức hành vi (hay còn gọi là CBT), liệu pháp trò chơi (áp dụng phổ biến cho trẻ nhỏ), trị liệu theo nhóm và trị liệu gia đình.
Trị liệu tâm lý có thể làm giảm những yêu cầu quá cao mà người bệnh đặt ra cho bản thân. Họ sẽ nhận ra bản thân chỉ là con người bình thường, có những phẩm chất tốt và xấu, điểm mạnh và điểm yếu riêng. Học cách chấp nhận bản thân có thể góp phần cải thiện tình trạng trầm cảm.
Ngoài ra, trị liệu tâm lý theo nhóm và gia đình còn giúp người nhà thấu hiểu, cảm thông và chia sẻ nhiều hơn với bệnh nhân. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể học được cách vượt qua chứng trầm cảm, học cách điều chỉnh cảm xúc và có thái độ sống lạc quan hơn.
2. Hóa dược trị liệu
Trị liệu tâm lý kết hợp với thuốc chống trầm cảm đem đến những kết quả tích cực hơn trong quá trình điều trị. Thời gian, loại thuốc và liệu trình điều trị trầm cảm cười sẽ tùy vào tình trạng của người bệnh.
Nếu sử dụng một loại thuốc chống trầm cảm nhưng không mang đến hiệu quả, bác sĩ có thể thay đổi liều lượng, đổi một loại thuốc khác hoặc cho người bệnh dùng nhiều loại thuốc điều trị trầm cảm khác nhau.
Một số loại thuốc chống trầm cảm phổ biến hiện nay bao gồm:
- SSRIs
SSRIs là thuốc ức chế tái hấp thu serotonin chọn lọc. Loại thuốc này sẽ giúp lượng serotonin trong não cân bằng, giảm triệu chứng trầm cảm. Thuốc được sử dụng rất phổ biến nhờ khá an toàn, phản ứng phụ ít và không nghiêm trọng. Tuy nhiên, SSRIs có một hạn chế là dễ thôi thúc tự sát trong quá trình sử dụng.
SSRIs cần sử dụng liên tục từ 2 đến 4 tuần để cảm nhận được sự thay đổi. Thuốc phổ biến trong nhóm này bao gồm fluoxetine, citalopram, paroxetine, escitalopram, sertraline,…
- SNRIs
SNRIs sẽ ức chế tái hấp thu serotonin và norepinephrine trong não, giúp người bệnh cảm thấy thoải mái hơn. Độ phổ biến và an toàn đứng sau SSRIs nên SNRIs không được ưu tiên sử dụng bằng. Nhóm thuốc này cũng có tác dụng phụ là thôi thúc tự sát với người dưới 25 tuổi .
SNRIs có hiệu quả rõ rệt sau 1 đến 4 tuần sử dụng. SNRIs có những loại thuốc phổ biến như duloxetine, levomilnacipran, venlafaxine,,…
- TCAs
Thuốc chống trầm cảm 3 vòng TCAs chỉ được sử dụng thay thế nếu trị liệu bằng SSRIs hay SNRIs không hiệu quả. Lý do là TCAs có tác dụng phụ nghiêm trọng đến cơ thể dù hiệu quả điều trị cao.
TCAs có hiệu quả khá chậm, trung bình từ tuần 2 đến tuần 4 mới phát huy rõ công dụng. Một số loại thuốc phổ biến của nhóm này bao gồm amitriptyline, nortriptyline, desipramine, imipramine, …
Ngoài ra bác sĩ có thể kê các thuốc khác như thuốc an thần, thuốc bổ, MAOI, Bupropion, Mirtazapine, Trazodone,… để quá trình điều trị hiệu quả hơn. Trong quá trình sử dụng thuốc, bệnh nhân tuyệt đối phải tuân theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ. Không được tự ý ngưng thuốc, giảm liều lượng hay lạm dụng thuốc quá đà để tránh những tác động xấu đến sức khỏe.
3. Thay đổi để có lối sống lành mạnh
Một lối sống lành mạnh là khi có một chế độ ăn uống thích hợp, thường xuyên vận động, tập thể dục để nâng cao sức khỏe. Người bệnh cũng nên nhìn nhận mọi thứ bằng thái độ lạc quan, tích cực để cải thiện sức khỏe thể chất lẫn tinh thần của bản thân. Lối sống tích cực được đánh giá là yếu tố rất quan trọng đối với kế hoạch điều trị bệnh trầm cảm cười.
- Chế độ ăn uống lành mạnh
Ăn nhiều rau xanh, thịt, cá, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu, bổ sung thực phẩm chứa nhiều Omega-3 và những vitamin và khoáng chất có lợi khác. Những thực phẩm này tăng nồng độ serotonin trong não và giúp người bệnh ổn định tâm trạng.
- Học cách mở lòng với những người xung quanh
Người bệnh nên học cách chia sẻ cảm xúc và suy nghĩ của mình cho người thân, bạn bè hoặc người tin cậy. Sự quan tâm và yêu thương của những người thân thiết sẽ giúp bệnh nhân có động lực lớn để vượt qua chứng bệnh này. Nhiều nghiên cứu cho thấy sự ủng hộ từ gia đình luôn có tác động tích cực đến người bệnh.
- Thời gian ngủ nghỉ hợp lý
Bệnh nhân trầm cảm cười nên hạn chế những hoạt động không cần thiết để dành thời gian nghỉ ngơi. Hãy đảm bảo ngủ đủ giấc và ăn uống điều độ để cải thiện sức khỏe thể chất, giải tỏa căng thẳng và phiền muộn. Ngoài ra cũng cần tránh những tác nhân ảnh hưởng nghiêm trọng đến giấc ngủ và sức khỏe tinh thần như caffeine, thuốc lá, rượu bia và các chất gây nghiện.
- Tập thể dục hoặc yoga
Bệnh nhân nên tập thể dục từ 30 phút đến 1 tiếng đều đặn mỗi ngày để tăng cường sức khỏe. Tập yoga cũng là một cách để thả lỏng tinh thần, giảm ức chế và cải thiện các triệu chứng trầm cảm. Những người tập thể dục thường xuyên, hoặc tập yoga hai đến ba lần một tuần được ghi nhận là giảm những biểu hiện trầm cảm sau 8 tuần luyện tập.
- Tham gia các hoạt động xã hội
Tham gia hoạt động xã hội là cách gắn kết với cộng đồng, giúp người bệnh vượt qua cảm giác tự ti, mặc cảm. Đây cũng là cơ hội để bệnh nhân có nhận thức đúng đắn về giá trị của bản thân, tìm được lý tưởng và mục đích sống.
- Tìm kiếm một hứng thú khác
Hãy đọc sách, ca hát, vẽ tranh, trồng cây làm vườn, dọn dẹp nhà cửa, chăm sóc vật cưng, đi du lịch, mua sắm cùng bạn bè,… Đừng nhấn chìm bản thân trong những cảm xúc tiêu cực sẽ giúp cải thiện tâm trạng của người trầm cảm cười. Tìm kiếm niềm vui trong những hoạt động lành mạnh là cách tốt để vượt qua những vấn đề trong cuộc sống.
Tóm lại, trầm cảm cười là một dạng trầm cảm còn khá xa lạ với mọi người, và không dễ phát hiện do người bệnh luôn che giấu những biểu hiện bệnh thông qua lớp vỏ bọc tự tin, vui vẻ. Do đó, những người xung quanh cần đặc biệt quan tâm những biểu hiện bất thường của người thân, bạn bè để kịp thời phát hiện và đưa người ấy đi điều trị.
Nguồn NHC Academy
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Chấp nhận sự từ chối-Làm thế nào chúng ta có thể biến nỗi đau thành sự phát triển Thứ Hai, 25/11/2024, 00:00
- Rối loạn lo âu về cơ thể: Sự không hoàn hảo của cơ thể không phải là lỗi của bạn! Thứ Hai, 18/11/2024, 00:00
- TẬP HUẤN SỨC KHỎE KINH NGUYỆT CHO CỘNG ĐỒNG KHIẾM THỊ TÌM NGƯỜI HỌC Thứ Sáu, 06/09/2024, 01:56
- ADHD - Bộ não chạy marathon trong khi cơ thể ngồi yên Thứ Hai, 15/07/2024, 00:00
- Tâm thần phân liệt - Một số thông tin cần biết Chủ Nhật, 14/07/2024, 00:00
- Hiệu ứng thông tin sai lệch: Tại sao bạn không nên luôn tin tưởng vào trí nhớ của mình? Thứ Bẩy, 13/07/2024, 00:00
- Để những đứa trẻ khác cha/mẹ cùng nhau lớn lên trong hòa thuận Thứ Sáu, 12/07/2024, 00:00
- Cách đơn giản nhìn thấu một người Thứ Bẩy, 06/07/2024, 00:00
- Khoa học về giấc ngủ: Tiết lộ sự hữu ích đằng sau thời gian "không làm gì" - Phần 3 Thứ Năm, 04/07/2024, 00:00
- Khoa học về giấc ngủ: Tiết lộ sự hữu ích đằng sau thời gian "không làm gì" – Phần 2 Thứ Tư, 03/07/2024, 00:00
Các tin khác
- Peer Pressure – Áp lực đồng trang lứa và cách vượt qua Thứ Hai, 07/08/2023, 13:00
- Phụ nữ mang thai uống vitamin E có an toàn không? Thứ Hai, 07/08/2023, 12:00
- Những thức ăn bà bầu nên tránh để bảo vệ sức khỏe mẹ và con Thứ Hai, 07/08/2023, 12:00
- Những vi chất nên bổ sung để hạn chế 'khủng hoảng' tiền mãn kinh Thứ Năm, 03/08/2023, 15:00
- 7 cách để giảm chướng bụng, đầy hơi kỳ kinh nguyệt Thứ Năm, 03/08/2023, 14:00
- Huyết trắng khi nào cần điều trị? Thứ Năm, 03/08/2023, 13:00
- Sử dụng collagen bị ung thư và thúc đẩy khối u di căn, tin đồn hay sự thật? Thứ Năm, 03/08/2023, 13:00
- Thực phẩm chức năng có thể giúp bạn khỏe mạnh hay chỉ là sự cường điệu? Thứ Năm, 03/08/2023, 13:00
- Vaccine COVID-19 có tác động đến chức năng sinh sản của phụ nữ? Thứ Hai, 31/07/2023, 15:00
- Bà mẹ mang thai uống rượu nhiều ảnh hưởng xấu đến thai nhi Thứ Hai, 31/07/2023, 13:00
- Tia phóng xạ ảnh hưởng đến bà mẹ và thai nhi như thế nào? Thứ Hai, 31/07/2023, 12:00
- Khói thuốc có hại như thế nào với thế hệ sau Thứ Hai, 31/07/2023, 12:00