Phụ nữ mang thai uống vitamin E có an toàn không? Thứ Hai, 07/08/2023, 12:00
Vitamin E cần thiết cho sự phát triển của con bạn và sức khỏe của chính bạn. Nhưng phụ nữ mang thai cần bổ sung vitamin E cần lưu ý những điều dưới đây.
Vitamin E là một loại vitamin tan trong chất béo, còn được gọi là Alpha TE hoặc Alpha Tocopherol. Vitamin E có vai trò bảo vệ các tế bào của cơ thể khỏi các gốc tự do có hại (các phân tử oxy phản ứng). Phụ nữ thường được khuyên nên bổ sung vitamin E nếu họ gặp những vấn đề sau:
- Tăng huyết áp
- Hội chứng mãn kinh
- Hội chứng tiền kinh nguyệt
- Các biến chứng ở cuối thai kỳ
- Bệnh xơ nang
- Bốc hỏa
- Các triệu chứng ung thư vú
1. Lợi ích của việc uống vitamin E khi mang thai
Vitamin E và thai kỳ có mối liên hệ với nhau. Nếu bạn được cung cấp một lượng đầy đủ vitamin E sẽ có lợi cho bạn và con bạn trong suốt thai kỳ.
- Vitamin E hoạt động như một chất chống oxy hóa và bảo vệ các mô cơ thể khỏi các gốc tự do. Các gốc tự do này có thể gây hại cho các tế bào, cơ quan và mô của bạn.
- Vitamin E được sử dụng bởi các tế bào trong cơ thể của bạn để tương tác với nhau và thực hiện một loạt các chức năng quan trọng.
- Vitamin E giúp sản xuất prostaglandin, là chất hóa học có vai trò làm giảm lượng sản xuất prolactin. Prolactin là một loại hormone tăng lên vào thời điểm bạn đang rụng trứng. Prolactin là lý do gây ra các triệu chứng về thể chất và cảm xúc. Vitamin E giúp cơ thể bạn cân bằng mức prolactin, từ đó hỗ trợ hệ thống sinh sản nữ hoạt động tốt.
- Vitamin E duy trì cấu trúc của chất béo (lipid) trong cơ thể của bạn.
- Vitamin E cũng giúp bảo vệ chống lại virus và vi khuẩn bằng cách tăng cường hệ thống miễn dịch.
- Vitamin E giúp mở rộng mạch máu của bạn, ngăn ngừa đông máu bên trong lòng mạch.
- Vitamin E giúp hình thành tế bào hồng cầu.
- Dầu vitamin E có tác dụng trị rạn da khi mang thai.
- Vitamin E giúp hỗ trợ giảm nguy cơ sẩy thai nếu được tiêu thụ trong giai đoạn đầu của thai kỳ.
2. Vai trò của vitamin E trong sự phát triển phôi thai
Vitamin E đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển ban đầu của hệ thống thần kinh của phôi thai. Vitamin E rất quan trọng đối với sự phát triển của mắt và đầu của thai nhi trong giai đoạn mới hình thành.
Thiếu vitamin E có thể dẫn đến kết quả xấu trong thai kỳ cho em bé và bà mẹ. Thiếu vitamin E có thể dẫn đến thiếu máu ở bà mẹ. Không cung cấp đủ vitamin E có thể dẫn đến sự phát triển còi cọc của phôi thai. Sự thiếu hụt vitamin E cũng có thể dẫn đến nguy cơ gia tăng các bệnh nhiễm trùng. Thậm chí thiếu vitamin E có thể gây ra rối loạn thần kinh, suy giảm cơ hoặc bệnh cơ tim. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng những đứa trẻ có hàm lượng vitamin E cao hơn khi mới sinh sẽ tăng cường khả năng nhận thức khi được 2 tuổi.
Vitamin E giúp cải thiện lưu thông máu của người mẹ. Khi lưu thông máu trong cơ thể mẹ tốt, tuần hoàn máu trong nhau cũng sẽ tốt - điều này có nghĩa là oxy sẽ đến được em bé và em bé được đảm bảo ở trong môi trường tử cung khỏe mạnh.
3. Liều lượng khuyến nghị của vitamin E với phụ nữ mang thai
Tiêu thụ liều lượng rất cao các chất bổ sung có thể làm tăng xác suất dị tật bẩm sinh ở thai nhi. Ví dụ tiêu thụ quá nhiều vitamin E có thể làm tăng nguy cơ dị tật tim ở trẻ sơ sinh. Quá liều vitamin E cũng có thể làm tăng khả năng chảy máu với nguy cơ chảy máu nghiêm trọng trong não.
Quá nhiều vitamin E có thể gây ra các biến chứng trong thai kỳ. Do đó, bạn cần chú ý về liều lượng vitamin E mà bạn tiêu thụ. Theo khuyến nghị, phụ nữ mang thai không nên bổ sung quá 15mg vitamin E từ các nguồn tự nhiên mỗi ngày trong thai kỳ. Bạn nên tránh bổ sung vitamin E trừ khi được bác sĩ yêu cầu và luôn hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng bất kỳ thực phẩm chức năng nào.
Các chuyên gia khuyến cáo không nên tự ý bổ sung vitamin E trong thời kỳ mang thai. Trong trường hợp bạn đang sử dụng các chất bổ sung đa vitamin đã có vitamin E, bạn không nên dùng thêm một liều vitamin E nào khác trừ khi bác sĩ kê đơn cho bạn.
Các thực phẩm chứa nhiều vitamin E.
Thông thường, bạn luôn có thể cung cấp đủ vitamin E thông qua chế độ ăn uống đa dạng các loại thực phẩm. Bạn nên tìm nguồn cung cấp vitamin E an toàn và lành mạnh thông qua chế độ ăn hàng ngày.
- Các loại rau xanh như rau bina, bông cải xanh, bắp cải,... là một nguồn cung cấp vitamin E tốt.
- Các loại hạt như đậu phộng, hạnh nhân cũng là một nguồn cung cấp vitamin E phong phú từ thực vật.
- Các loại dầu thực vật như hướng dương, cây rum, mầm lúa mì, dầu ngô và đậu nành cũng là những nguồn tốt.
- Thực phẩm tăng cường như ngũ cốc ăn sáng, phết bánh mì, bơ thực vật cũng chứa một lượng vitamin E đáng kể.
- Các loại hạt như hạt hướng dương cũng chứa vitamin E. Bạn có thể rắc hạt này lên món salad hoặc có thể trộn vào cháo.
- Trứng luộc cũng là một nguồn giàu vitamin E.
(Theo parenting.com)
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Rối loạn lo âu về cơ thể: Sự không hoàn hảo của cơ thể không phải là lỗi của bạn! Thứ Hai, 18/11/2024, 00:00
- TẬP HUẤN SỨC KHỎE KINH NGUYỆT CHO CỘNG ĐỒNG KHIẾM THỊ TÌM NGƯỜI HỌC Thứ Sáu, 06/09/2024, 01:56
- ADHD - Bộ não chạy marathon trong khi cơ thể ngồi yên Thứ Hai, 15/07/2024, 00:00
- Tâm thần phân liệt - Một số thông tin cần biết Chủ Nhật, 14/07/2024, 00:00
- Hiệu ứng thông tin sai lệch: Tại sao bạn không nên luôn tin tưởng vào trí nhớ của mình? Thứ Bẩy, 13/07/2024, 00:00
- Để những đứa trẻ khác cha/mẹ cùng nhau lớn lên trong hòa thuận Thứ Sáu, 12/07/2024, 00:00
- Cách đơn giản nhìn thấu một người Thứ Bẩy, 06/07/2024, 00:00
- Khoa học về giấc ngủ: Tiết lộ sự hữu ích đằng sau thời gian "không làm gì" - Phần 3 Thứ Năm, 04/07/2024, 00:00
- Khoa học về giấc ngủ: Tiết lộ sự hữu ích đằng sau thời gian "không làm gì" – Phần 2 Thứ Tư, 03/07/2024, 00:00
- Khoa học về giấc ngủ: Tiết lộ sự hữu ích đằng sau thời gian "không làm gì" – Phần 1 Thứ Ba, 02/07/2024, 00:00
Các tin khác
- Những vi chất nên bổ sung để hạn chế 'khủng hoảng' tiền mãn kinh Thứ Năm, 03/08/2023, 15:00
- 7 cách để giảm chướng bụng, đầy hơi kỳ kinh nguyệt Thứ Năm, 03/08/2023, 14:00
- Huyết trắng khi nào cần điều trị? Thứ Năm, 03/08/2023, 13:00
- Sử dụng collagen bị ung thư và thúc đẩy khối u di căn, tin đồn hay sự thật? Thứ Năm, 03/08/2023, 13:00
- Thực phẩm chức năng có thể giúp bạn khỏe mạnh hay chỉ là sự cường điệu? Thứ Năm, 03/08/2023, 13:00
- Vaccine COVID-19 có tác động đến chức năng sinh sản của phụ nữ? Thứ Hai, 31/07/2023, 15:00
- Bà mẹ mang thai uống rượu nhiều ảnh hưởng xấu đến thai nhi Thứ Hai, 31/07/2023, 13:00
- Tia phóng xạ ảnh hưởng đến bà mẹ và thai nhi như thế nào? Thứ Hai, 31/07/2023, 12:00
- Khói thuốc có hại như thế nào với thế hệ sau Thứ Hai, 31/07/2023, 12:00
- Cách để có một đời sống tình dục tốt trong nhiều năm Thứ Hai, 31/07/2023, 12:00
- Người chồng hai đời vợ vẫn ngoại tình liên tiếp, người thứ 3 còn nhỏ tuổi Thứ Năm, 27/07/2023, 15:00
- 3 câu nói như "bảo bối" giúp cặp đôi làm lành sau cãi vã Thứ Năm, 27/07/2023, 13:00