Giao diện tiếp cận

Tìm hiểu bệnh lây truyền qua đường tình dục Thứ Sáu, 18/08/2023, 00:00

Tìm hiểu bệnh lây truyền qua đường tình dục

Bệnh lây truyền qua đường tình dục (STDs) hoặc nhiễm trùng qua đường tình dục (STIs), thường xảy ra do tiếp xúc tình dục. Các tác nhân gây bệnh lây truyền qua đường tình dục có thể truyền bệnh từ người sang người trong máu, tinh dịch, dịch âm đạo và chất dịch cơ thể khác.


 

1. Bệnh lây truyền qua đường tình dục là căn bệnh như thế nào?

Sexually transmitted diseases – STDs là tên tiếng anh của các bệnh lây qua đường tình dục. Bệnh hình thành do sự lây lan của các mầm bệnh như vi khuẩn, nấm, virus, ký sinh trùng từ người này sang người khác qua đường quan hệ tình dục.

Đôi khi các sinh vật này có thể truyền bệnh mà không qua tiếp xúc tình dục, chẳng hạn như từ mẹ sang con trong quá trình mang thai, sinh nở hoặc qua truyền máu hoặc dùng chung kim tiêm.

Người bệnh có thể nhiễm bệnh lây truyền qua đường tình dục từ những người hoàn toàn khỏe mạnh, hoặc những người có nhiễm trùng mà không biết. STDs không phải luôn có triệu chứng, đó là một trong những lý do các chuyên gia thích dùng thuật ngữ "nhiễm trùng qua đường tình dục" hơn là "bệnh lây truyền qua đường tình dục."

2. Các triệu chứng bệnh lây qua đường tình dục

STIs có thể có một loạt các dấu hiệu và triệu chứng, một số trường hợp không có triệu chứng. Đó là lý do tại sao họ không biết bị nhiễm bệnh cho đến khi có biến chứng hoặc người bạn tình được chẩn đoán. Các dấu hiệu và triệu chứng STIs bao gồm:

  • Nổi sẩn hoặc vết loét bộ phận sinh dục, vùng miệng hay hậu môn
  • Tiểu đau hoặc rát
  • Chảy dịch từ lỗ tiểu
  • Dịch tiết âm đạo có mùi không bình thường
  • Chảy máu âm đạo bất thường
  • Đau khi quan hệ tình dục
  • Đau, sưng hạch, đặc biệt là ở vùng háng nhưng đôi khi lan rộng hơn
  • Đau bụng dưới
  • Sốt
  • Phát ban trên thân, bàn tay hoặc bàn chân

Các dấu hiệu và triệu chứng có thể xuất hiện một vài ngày sau khi tiếp xúc, hoặc nó có thể nhiều năm, trước khi bạn phát hiện, tùy thuộc vào các sinh vật gây bệnh.

chảy máu âm đạo
Chảy máu âm đạo có thể là dấu hiệu của bệnh lây qua đường tình dục

 

3. Khi nào cần đi khám bác sĩ

Bạn nên đi khám bác sĩ ngay lập tức nếu:

  • Bạn đã quan hệ tình dục và có lẽ đã tiếp xúc với người bị STIs.
  • Bạn có các dấu hiệu và triệu chứng của STIs cần đặt lịch hẹn tư vấn với bác sĩ.
  • Khi bạn chuẩn bị bắt đầu hoạt động tình dục hoặc khi bạn 21 tuổi, tuỳ điều kiện nào đến trước.
  • Trước khi bạn bắt đầu có quan hệ tình dục với bạn tình mới.

4.Nguyên nhân gây bệnh lây qua đường tình dục

Nhiễm trùng qua đường tình dục có thể được gây ra bởi:

  • Vi khuẩn như: lậugiang maichlamydia
  • Ký sinh trùng: Trichomonas
  • Virus: u nhú ở người (HPV), herpes sinh dụcHIV

Hoạt động tình dục đóng một vai trò quan trọng trong việc truyền bệnh mặc dù những bệnh này cũng có thể lây nhiễm qua đường khác mà không qua tiếp xúc tình dục như: viêm gan siêu vi A, B và C, shigella và Intestinalis Giardia.

Các yếu tố nguy cơ lây nhiễm bệnh qua đường tình dục

Bất kỳ ai đã từng quan hệ tình dục mà có nguy cơ lây nhiễm qua đường tình dục (không an toàn) dù ở mức độ nào. Các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ bao gồm:

  • Quan hệ tình dục không được bảo vệ: Giao hợp âm đạo hoặc hậu môn của người bạn tình bị nhiễm, người không đeo bao cao su làm tăng đáng kể nguy cơ bị STI. Sử dụng không đúng hoặc không phù hợp bao cao su cũng có thể làm tăng nguy cơ lây nhiễm.
  • Quan hệ tình dục bằng miệng: có thể ít nguy hiểm hơn, nhưng vẫn có thể được truyền bệnh do không dùng bao cao su hoặc màng chắn nha khoa. Màng chắn nha khoa là miếng cao su vuông, mỏng được làm từ mủ cao su hoặc silicon, ngăn ngừa tiếp xúc giữa màng nhầy miệng với da.
  • Quan hệ tình dục với nhiều bạn tình: Càng có nhiều bạn tình, nguy cơ lây nhiễm càng tăng.
  • Người đã từng bị bệnh STIs: dễ dàng mắc bệnh STIs hơn.
  • Người bị ép buộc quan hệ tình dục hoặc tiếp xúc tình dục.
  • Lạm dụng rượu hoặc sử dụng chất gây nghiện: Lạm dụng chất gây nghiện có thể làm bạn mất kiểm soát, khiến cho bạn sẵn sàng tham gia vào các hành vi nguy hiểm.
  • Tiêm chích ma túy, dùng chung bơm kim tiêm: làm lây lan nhiều bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng, bao gồm cả HIV, viêm gan siêu vi B và viêm gan siêu vi C.
  • Tuổi trẻ: Một nửa số bệnh nhân STIs xảy ra ở những người trong độ tuổi từ 15 và 24.
  • Những người đàn ông dùng các loại thuốc điều trị rối loạn cương dương như sildenafil (Viagra), tadalafil (Cialis) và vardenafil (Levitra): có tỷ lệ mắc bệnh STIs cao hơn.
  • Lây truyền từ mẹ sang con: Một số STIs chẳng hạn như bệnh lậu, chlamydia, HIV và giang mai có thể truyền từ mẹ sang con trong khi mang thai hoặc khi sinh. STIs ở trẻ có thể gây ra vấn đề nghiêm trọng và có thể gây tử vong. Tất cả phụ nữ mang thai nên được sàng lọc các bệnh STIs và điều trị sớm.
Vi khuẩn lậu
Bệnh lây qua đường tình dục có thể do vi khuẩn lậu gây ra

5. Các biến chứng nguy hiểm do bệnh lây truyền qua đường tình dục

Bởi vì nhiều người trong giai đoạn đầu của bệnh STI có thể không có triệu chứng, nên việc tầm soát STIs rất quan trọng trong việc ngăn ngừa các biến chứng. Các biến chứng có thể bao gồm:

  • Đau vùng xương chậu
  • Biến chứng trong thai kỳ
  • Viêm mắt
  • Viêm khớp
  • Viêm vùng chậu
  • Vô sinh
  • Bệnh tim

Một số bệnh ung thư,chẳng hạn như cổ tử cung, ung thư trực tràng có liên quan đến HPV.

6. Chẩn đoán bệnh lây truyền qua đường tình dục

Nếu bạn có tiền sử tiếp xúc tình dục và các hiện tại cho thấy bạn có dấu hiệu nhiễm STIs, xét nghiệm có thể xác định nguyên nhân và phát hiện các tác nhân lây nhiễm.

  • Xét nghiệm máu: Xét nghiệm máu có thể chẩn đoán xác định nhiễm HIV hoặc bệnh giang mai.
  • Xét nghiệm nước tiểu: Một số bệnh STIs có thể được chẩn đoán với mẫu thử nước tiểu.
  • Dịch tiết: Nếu bạn có vết loét ở bộ phận sinh dục, dịch tiết và bệnh phẩm lấy từ các vết loét có thể giúp chẩn đoán các loại nhiễm trùng. Xét nghiệm từ một vết loét sinh dục hoặc dịch tiết được sử dụng để chẩn đoán một số bệnh STIs.
Xét nghiệm công thức máu toàn bộ giúp phát hiện ra nhiều loại bệnh
Xét nghiệm máu giúp chẩn đoán bệnh lây qua đường tình dục
 

7. Sàng lọc bệnh lây truyền qua đường tình dục

Xét nghiệm cho một người không có triệu chứng được gọi là sàng lọc. Sàng lọc STIs không phải làm thường quy, nhưng có những trường hợp ngoại lệ:

  • Tất cả mọi người: Một xét nghiệm STIs đề nghị cho tất cả mọi người từ 13 đến 64 là xét nghiệm virus suy giảm miễn dịch ở người (HIV), virus gây bệnh AIDS lấy từ máu hoặc nước bọt.
  • Mọi người sinh ra giữa năm 1945 và 1965: những người sinh ra giữa năm 1945 và 1965 có tỷ lệ cao của bệnh viêm gan C. Do bệnh này thường không gây triệu chứng, khi phát hiện thì bệnh đã tiến triển. Các chuyên gia khuyên rằng tất cả mọi người trong nhóm tuổi này phải được sàng lọc viêm gan C.
  • Phụ nữ mang thai: Khám sàng lọc HIV, viêm gan B, chlamydia và bệnh giang mai thường thực hiện ở lần khám thai đầu tiên cho tất cả phụ nữ mang thai. Xét nghiệm sàng lọc bệnh lậu và viêm gan C được khuyến cáo ít nhất một lần trong khi mang thai cho phụ nữ có nguy cơ cao về các bệnh nhiễm trùng này.
  • Phụ nữ tuổi 21 trở lên: thử nghiệm Pap bất thường cổ tử cung, bao gồm: viêm, thay đổi tiền ung thư và ung thư. Bệnh thường được gây ra bởi một số chủng virus gây u nhú ở người (HPV). Các chuyên gia khuyên rằng bắt đầu ở tuổi 21, phụ nữ nên làm xét nghiệm Pap ít nhất mỗi ba năm. Sau 30 tuổi, phụ nữ được khuyên nên đi xét nghiệm DNA HPV và xét nghiệm Pap mỗi năm năm hoặc xét nghiệm Pap mỗi ba năm.
  • Phụ nữ dưới 25 tuổi đang hoạt động tình dục: Tất cả phụ nữ sinh hoạt tình dục dưới 25 tuổi nên được xét nghiệm chlamydia. Bạn có thể tự mình thu thập mẫu nước tiểu hoặc dịch tiết âm đạo để xét nghiệm chlamydia. Một số chuyên gia khuyên bạn nên lặp lại các thử nghiệm chlamydia ba tháng sau khi bạn đã có một xét nghiệm dương tính và được điều trị. Các thử nghiệm lần thứ hai là cần thiết để xác nhận rằng nhiễm trùng được chữa khỏi do tái nhiễm từ bạn tình không được điều trị hoặc điều trị không đúng là phổ biến. Nhiễm chlamydia một lần không bảo vệ bạn khỏi phơi nhiễm trong tương lai. Bạn có thể nhiễm trùng tái phát, vì vậy hãy kiểm tra lại nếu bạn có một bạn tình mới.
  • Sàng lọc bệnh lậu cũng được khuyến cáo ở phụ nữ quan hệ tình dục dưới 25 tuổi.
  • Những người đàn ông có quan hệ tình dục đồng giới: So với các nhóm khác, những người đàn ông có quan hệ tình dục đồng giới có nguy cơ mắc bệnh STIs cao hơn. Nhiều tổ chức y tế khuyên sàng lọc STIs hàng năm hoặc thường xuyên hơn cho những người này. Kiểm tra thường xuyên HIV, giang mai, chlamydia và bệnh lậu là đặc biệt quan trọng. Viêm gan B cũng có thể được khuyến cáo.
  • Những người bị nhiễm HIV: HIV làm tăng đáng kể nguy cơ bị nhiễm một STIs khác. Các chuyên gia khuyên nên kiểm tra ngay lập tức giang mai, lậu, chlamydia và herpes sau khi được chẩn đoán nhiễm HIV. Những người có HIV cũng cần được sàng lọc viêm gan C.
  • Phụ nữ nhiễm HIV có thể phát triển bệnh ung thư cổ tử cung, vì vậy họ cần phải có một xét nghiệm Pap trong vòng một năm sau khi được chẩn đoán nhiễm HIV, và sau đó lại sáu tháng sau.
  • Những người có bạn tình mới: Trước khi giao hợp qua đường âm đạo hoặc hậu môn với các bạn tình mới, hãy chắc chắn bạn đã được thử nghiệm tất cả các bệnh STIs. Cần lưu ý rằng không có sàng lọc u nhú ở người (HPV) cho nam giới, cũng không có xét nghiệm sàng lọc tốt herpes sinh dục ở cả hai giới. Vì vậy, người bệnh có thể không biết đang bị nhiễm cho đến khi có các triệu chứng.
  • Người bị nhiễm STIs trong giai đoạn sớm nhưng xét nghiệm chưa phát hiện được.

8. Điều trị các bệnh lây qua đường tình dục

STIs gây ra bởi vi khuẩn dễ điều trị hơn virus. Nhiễm virus có thể được kiểm soát nhưng không phải lúc nào cũng chữa khỏi. Nếu bạn đang mang thai và nhiễm STIs, điều trị kịp thời có thể ngăn ngừa hoặc làm giảm nguy cơ lây nhiễm cho em bé. Điều trị bao gồm một trong những biện pháp sau đây:

8.1. Kháng sinh

Thuốc kháng sinh, thường ở một liều duy nhất, có thể chữa nhiều bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn và ký sinh trùng lây truyền qua đường tình dục như bệnh lậu, giang mai, chlamydia và trichomonas. Thông thường, người bệnh sẽ được điều trị lậu và chlamydia cùng một lúc bởi vì hai bệnh nhiễm trùng này thường xuất hiện cùng nhau. Một khi bắt đầu điều trị kháng sinh, điều quan trọng là người bệnh phải tuân thủ điều trị. Nếu người bệnh nghĩ rằng sẽ không thể dùng thuốc đúng theo quy định, cần phải báo ngay cho bác sĩ để có thể thay đổi phác đồ điều trị khác, đơn giản và ngắn hơn. Ngoài ra, người bệnh phải kiêng quan hệ tình dục cho đến khi điều trị hoàn tất và mọi vết thương đều đã lành.

Tác dụng phụ khi dùng kháng sinh ceftizoxime lni 0,5g
Kháng sinh được dùng để điều trị bệnh lây qua đường tình dục

8.2. Các thuốc kháng virus

Herpes ít tái phát nếu dùng hàng ngày với một loại thuốc kháng virus. Các thuốc kháng virus giảm nguy cơ nhiễm trùng, nhưng người bệnh vẫn còn nguy cơ lây nhiễm cho người bạn tình. Các thuốc kháng virus có thể kiểm soát người nhiễm HIV trong nhiều năm. Nhưng virus vẫn tồn tại và vẫn có thể được truyền cho người khác với nguy cơ thấp. Bắt đầu điều trị càng sớm, hiệu quả càng cao. Nếu người bệnh dùng thuốc đúng theo chỉ dẫn, số lượng virus có thể giảm thấp đến mức gần như không thể phát hiện. Hãy hỏi bác sĩ bao lâu sau khi điều trị cần phải được kiểm tra lại để đảm bảo rằng việc điều trị đã thực hiện đúng và tránh bị tái nhiễm.

8.3. Thông báo với bạn tình và điều trị dự phòng

Nếu kết quả xét nghiệm bị nhiễm STIs, những người bạn tình của người bệnh bao gồm bạn tình hiện tại và những người bạn tình từ ba tháng đến một năm trước phải được thông báo để họ có thể làm xét nghiệm và điều trị nếu bị nhiễm bệnh. Thông báo với người bạn tình có thể giúp hạn chế sự lây lan của bệnh STIs, đặc biệt đối với bệnh giang mai và HIV. Những người có nguy cơ lây nhiễm cần được tư vấn và điều trị thích hợp. Khi bị nhiễm STIs nhiều hơn một lần, việc thông báo và điều trị cho người bạn tình làm giảm nguy cơ bị tái nhiễm.

9. Phòng ngừa bệnh lây truyền qua đường tình dục

Có một số biện pháp có thể tránh hoặc giảm nguy cơ nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục, bao gồm:

  • Kiêng cữ: Cách hiệu quả nhất để tránh STIs là kiêng cữ, chỉ quan hệ tình dục với người không bị nhiễm bệnh. Một cách đáng tin cậy khác để tránh STIs là duy trì lâu dài mối quan hệ một vợ một chồng với một người không bị nhiễm.
  • Chờ đợi và xác minh: Tránh giao hợp đường âm đạo và hậu môn với bạn tình mới cho đến khi cả hai được thử nghiệm các bệnh STIs. Quan hệ tình dục bằng miệng có nguy cơ lây nhiễm ít nhưng cũng nên sử dụng bao cao su hoặc màng chắn nha khoa (một mảnh vuông mỏng làm bằng cao su hoặc silicon) để tránh tiếp xúc trực tiếp giữa các màng nhầy miệng và bộ phận sinh dục. Hãy nhớ rằng không có xét nghiệm nào sàng lọc tốt herpes sinh dục cho cả hai giới, và chưa có thử nghiệm sàng lọc u nhú ở người (HPV) cho nam giới.
  • Tiêm chủng: Tiêm chủng ngừa sớm, trước khi tiếp xúc tình dục, cũng có hiệu quả trong việc ngăn ngừa một số loại bệnh STIs như u nhú ở người (HPV), viêm gan A và viêm gan B. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) khuyến cáo, nên tiêm chủng vắc - xin HPV cho các bé gái và bé trai tuổi từ 11 và 12. Nếu chưa được tiêm chủng đầy đủ ở lứa tuổi 11 và 12, CDC khuyến cáo rằng trẻ em gái và phụ nữ đến 26 tuổi cũng như bé trai và nam giới đến 26 tuổi nên được chủng ngừa. Thuốc chủng ngừa viêm gan B thường được tiêm cho trẻ sơ sinh, và viêm gan siêu vi A cho trẻ 1 tuổi. Cả hai loại vắc xin này cũng được khuyến cáo dùng để tiêm ngừa cho những người không được miễn nhiễm và cho những người có nguy cơ cao, chẳng hạn như những người đàn ông có quan hệ tình dục cùng giới và người sử dụng ma tuý.
  • Sử dụng bao cao su và màng ngăn nha khoa thường xuyên và đúng cách: Sử dụng bao cao su mới hoặc màng chắn nha khoa mỗi khi quan hệ tình dục, cho dù bằng miệng, âm đạo hoặc hậu môn. Không bao giờ sử dụng chất bôi trơn gốc dầu, chẳng hạn như dầu bôi trơn, với bao cao su hoặc màng chắn nha khoa. Bao cao su được làm từ màng tự nhiên không được khuyến khích vì chúng không có hiệu quả trong việc ngăn ngừa các bệnh STIs. Hãy nhớ rằng bao cao su không những làm giảm nguy cơ tiếp xúc với hầu hết các bệnh STIs mà còn bảo vệ ít bị STIs liên quan đến loét sinh dục như u nhú ở người (HPV) hoặc herpes. Thuốc tránh thai hoặc dụng cụ tử cung, không bảo vệ chống lại các bệnh STIs.
  • Không uống rượu hoặc sử dụng ma túy quá mức: Nếu sử dụng quá mức, bạn có nhiều khả năng chấp nhận rủi ro tình dục.
  • Giao tiếp: Trước khi quan hệ tình dục, hãy trao đổi với người bạn tình về tình dục an toàn. Thỏa thuận rõ ràng về những điều gì được hay không được phép.
  • Xem xét việc cắt bao quy đầu nam giới: Có bằng chứng cho thấy nam giới cắt bao quy đầu có thể giúp làm giảm 60% nguy cơ bị nhiễm HIV từ một người phụ nữ bị nhiễm bệnh (truyền dị tính). Cắt da quy đầu cũng có thể giúp ngăn ngừa lây nhiễm HPV sinh dục và herpes sinh dục.
  • Cân nhắc dùng thuốc Truvada: Trong tháng 7 năm 2012, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược chấp thuận việc sử dụng kết hợp thuốc emtricitabine-tenofovir (Truvada) để giảm nguy cơ lây nhiễm HIV qua đường tình dục ở những người có nguy cơ cao. Truvada cũng được sử dụng điều trị HIV cùng với các thuốc khác. Khi được sử dụng để giúp phòng ngừa lây nhiễm HIV, Truvada chỉ thích hợp nếu bác sĩ biết chắc chắn người đó chưa bị nhiễm HIV. Ngoài ra, bạn cũng nên làm xét nghiệm viêm gan B, nếu bạn không bị nhiễm, bác sĩ có thể khuyên nên chủng ngừa viêm gan B nếu bạn chưa chủng ngừa. Nếu bạn bị viêm gan B, bác sĩ của bạn nên kiểm tra chức năng thận của bạn trước khi kê toa Truvada. Truvada phải được uống hàng ngày, chính xác theo quy định, cần kiểm tra chức năng HIV và thận mỗi vài tháng. Truvada chỉ nên được sử dụng cùng với các biện pháp phòng ngừa khác như sử dụng bao cao su mỗi khi quan hệ tình dục.

Trên đây là kiến thức về các bệnh lây qua đường tình dục phổ biến. Cho gì vì nguyên nhân gì thì các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục cũng tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe. Do đó, khi cơ thể xuất hiện những dấu hiệu lạ thì bạn nên đến thăm khám tại các cơ sở uy tín và nhanh chóng có phác đồ điều trị phù hợp.

Nhận thấy được tầm quan trọng đó, hiện nay Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec đã và đang tiếp tục triển khai Gói Khám, Sàng lọc các bệnh xã hội giúp khách hàng khám sàng lọc các bệnh xã hội nhằm phát hiện bệnh sớm để có hướng điều trị hiệu quả, tránh biến chứng xảy ra.

Theo Vinmec

 
Lượt xem: 538

Nhận xét(0 Nhận xét)

Chưa có nhận xét nào

Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét  của bạn.

Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *




Các tin mới hơn


Các tin khác


Đăng ký nhận bản tin

Nhận qua email bản tin thông báo về ấn phẩm, chương trình và sự kiện của Tâm sự 360.

Đối tác

IPPF
Logo-Rockefeller
Save-Child
CORDAID

Liên kết website

CCIHP
Lao động xa nhà

Đóng góp - Tài trợ

Thanh niên Việt Nam cần sự chung tay của bạn để có một cuộc sống lành mạnh, an toàn, thỏa mãn và tương lai bền vững.



Thống kê truy cập

Số người đang online: 9
Lượt truy cập: 34581980

bandar togel terbaik slot online gampang maxwin 10 Daftar Bandar Togel Terbaik Togel Terbaik Dan Terbesar Min Bett 100 Perak 5Daftar Situs Bandar Togel Terpercaya Situs togel Resmi dan Terpercaya Aplikasi bandartogel terbaik dan terbesar di indonesia 5 Rekomendasi Situs Bandar Togel terbaik Rekomendasi Situs Bandar Togel Terbaik SLOT GACOR : Slot Online Gacor Terbaik SLOT DEMO : Slot Demo Gacor Terlengkap 5 Daftar Situs Bo Bandar Togel Terbaik 10 Daftar Bandar Togel Terbesar Dan Terbaik Daftar Bo Bandar Togel Terbaik 10 Daftar Bandar Togel Terbaik 10 Daftar Bandar Togel Terbaik Rekomendasi Slot Demo Anti Lag Slot Demo Gacor Situs Bandar Togel Resmi Rekomendasi Slot Demo Anti Lag TOTO ONLINE Akun Slot Demo Gacor Terlengkap 10 Daftar Bandar Togel Terbaik