Thuốc tránh thai hàng ngày: Viên tránh thai chỉ có progestin (Phần 2) Thứ Năm, 25/04/2024, 00:00
(Ảnh: internet)
Những vấn đề xảy ra khi uống viên thuốc tránh thai chỉ có progestin là gì? Và cách xử trí như thế nào? Bạn cùng tìm hiểu trong bài viết sau nhé
1. Quên uống thuốc (một viên hoặc nhiều hơn) hoặc uống trễ 3 giờ trở lên
- Nếu bạn đã có kinh (kể cả đang cho con bú)
+ Uống một viên ngay khi nhớ và tiếp tục uống mỗi ngày một viên như thường lệ. Và cần thêm biện pháp tránh thai hỗ trợ trong 2 ngày tiếp theo. Có thể cân nhắc sử dụng thêm biện pháp tránh thai khẩn cấp nếu có nguy cơ cao.
+ Nếu quên uống từ 2 viên trở lên, nguy cơ có thai rất cao, hãy sử dụng các biện pháp tránh thai hỗ trợ khác như dùng bao cao su, hay không giao hợp trong vòng 7 ngày trong khi vẫn tiếp tục dùng thuốc.
- Nếu bạn chưa có kinh và đang cho con bú
+ Uống một viên ngay khi nhớ ra và tiếp tục uống mỗi ngày một viên như thường lệ.
+ Cần sử dụng thêm biện pháp tránh thai hỗ trợ trong 2 ngày, nếu sau 6 tháng hậu sản.
Bao cao su là biện pháp tránh thai hỗ trợ trong trường hợp cần khi dùng thuốc tránh thai (Ảnh: internet)
2. Các tác dụng phụ và cách xử trí
2.1. Nôn trong vòng 2 giờ sau uống thuốc
- Uống lại một viên thuốc khác.
2.2. Nôn nhiều và tiêu chảy sau uống thuốc
- Nếu xảy ra trong vòng 24 giờ, bạn cần tiếp tục uống thuốc theo đúng lịch.
- Nếu xảy ra liên tục từ 2 ngày trở lên, bạn sẽ thực hiện giống như trường hợp “Quên uống thuốc”.
2.3. Rối loạn kinh nguyệt
- Vô kinh
+ Nếu đang cho con bú: Nhiều phụ nữ đang cho con bú sử dụng thuốc tránh thai cũng bị mất kinh và điều này không nguy hiểm.
+ Thử thai nếu bạn không chắc chắn uống thuốc đều.
- Kinh nguyệt không đều hoặc ra máu thấm giọt
+ Nhiều phụ nữ sử dụng thuốc tránh thai cũng bị tình trạng kinh nguyệt không đều, tình trạng này sẽ giảm và hết sau vài tháng sử dụng thuốc. Đặc biệt là bản thân nhiều phụ nữ đang cho con bú cũng có kinh nguyệt không đều.
+ Các nguyên nhân có thể gây ra tình trạng kinh nguyệt không đều bao gồm: (i) nôn hoặc tiêu chảy, hoặc (ii) bắt đầu uống thuốc chống co giật hoặc rifampicin.
Xử trí tình trạng rối loạn kinh nguyệt:
+ Bạn cần uống thuốc đúng (kể cả khi bị nôn hoặc tiêu chảy).
+ Nếu bạn đã uống thuốc ngừa thai nhiều tháng và tình trạng rối loạn kinh nguyệt không hết sau khi uống thuốc kháng viêm thì bạn cần gặp bác sĩ hướng dẫn uống loại thuốc tránh thai khác ít nhất trong 3 tháng.
+ Nếu tình trạng rối loạn kinh nguyệt xuất hiện sau vài tháng có kinh bình thường hoặc sau một thời gian vô kinh hoặc tiếp tục không hết hoặc nghi ngờ có nguyên nhân bệnh lý khác: bạn cần đi khám toàn diện để tìm nguyên nhân.
- Ra máu hoặc quá nhiều (từ gấp đôi bình thường trở lên) hoặc kéo dài (từ 8 ngày trở lên):
Tình trạng này đôi khi cũng xảy ra ở nhiều phụ nữ sử dụng thuốc tránh thai, tình trạng này sẽ giảm và hết sau vài tháng sử dụng thuốc. Nếu tình trạng ra máu nhiều xuất hiện sau vài tháng có kinh bình thường hoặc sau một thời gian vô kinh, hoặc tiếp tục không hết, hoặc nghi ngờ có nguyên nhân bệnh lý khác: bạn cần đi khám toàn diện để tìm nguyên nhân. Trong quá trình khám bạn vẫn có thể tiếp tục sử dụng thuốc tránh thai.
2.4. Các bất thường và tác dụng phụ khác
Trong quá trình dùng viên thuốc tránh thai chỉ có progestin có xuất hiện các biểu hiện bất thường, bạn cần đến gặp bác sĩ để xác định nguyên nhân và có hướng dẫn xử trí kịp thời. Trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ khuyên bạn sử dụng biện pháp tránh thai khác.
Một số tác dụng phụ khi dùng viên thuốc tránh thai đơn độc:
- Nhức đầu:
+ Bác sĩ có thể kê toa một trong các loại thuốc giảm đau như aspirin, ibuprofen hoặc paracetamol,… cho bạn. Nếu tình trạng nhức đầu không giảm hoặc trầm trọng hơn, bạn cần đi khám toàn diện để tìm nguyên nhân.
+ Nếu bạn bắt đầu bị nhức nửa đầu (migrain) có kèm mờ mắt thì nên ngưng thuốc và sử dụng biện pháp tránh thai không có nội tiết; nếu có nhức nửa đầu không kèm mờ mắt thì vẫn có thể tiếp tục sử dụng thuốc tránh thai chỉ chứa progestin. Tuy nhiên, bạn nên đến gặp bác sĩ để có chẩn đoán và hướng dẫn cụ thể.
- Căng ngực:
Nếu đang cho con bú:
+ Nếu có tình trạng căng sữa và tắc ống dẫn sữa. Nếu vú căng đau và có những dấu hiệu của viêm như: sưng, nóng, đỏ... thì cần đến gặp bác sĩ để khám, có thể bạn sẽ được kê đơn thuốc kháng sinh nếu có tình trạng nhiễm trùng. Nếu vú căng, hơi đau tức không có dấu hiệu viêm thì bạn vẫn có thể:
- Tiếp tục cho bé bú.
- Xoa bóp bầu vú trước và trong khi cho bé bú.
- Chườm ấm hoặc lạnh.
- Thay đổi các tư thế cho bú khác nhau.
- Cho bé bú đúng cách.
- Nặn bỏ một ít sữa trước khi cho bú.
+ Nếu có nứt núm vú:
- Có thể tiếp tục cho bé bú.
- Nhỏ vài giọt sữa vào núm vú trước khi cho bé bú; dùng ngón tay ngắt sữa sau khi cho bú xong trước khi kéo bé khỏi bầu vú.
- Không để vú quá căng, nặn sữa nếu vú căng và bé chưa bú.
Nếu bạn không cho con bú: hãy thử chườm ngực bằng khăn lạnh hoặc ấm, nếu không đỡ hãy đến gặp bác sĩ sẽ kê đơn cho bạn thuốc giảm đau.
- Đau nặng bụng dưới: Bạn cần đi khám ngay để bác sĩ loại trừ các nguyên nhân như nang, khối u buồng trứng, viêm ruột thừa, viêm vùng chậu hoặc thai ngoài tử cung. Sau khi khám nếu không phải các nguyên nhân đó thì bạn không cần ngừng thuốc.
- Buồn nôn hoặc chóng mặt: Để tránh tác dụng phụ này, bạn có thể uống thuốc trước khi ngủ hoặc uống trong khi ăn.
- Nếu bạn bắt đầu sử dụng các thuốc ngừa co giật hoặc rifampicin (các thuốc này có thể làm giảm tác dụng của thuốc ngừa thai): Bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn, có 2 trường hợp:
+ Nếu phải sử dụng thuốc ngừa co giật hoặc rifampicin kéo dài: cần chuyển sang biện pháp tránh thai khác.
+ Nếu sử dụng thuốc ngừa co giật hoặc rifampicin trong thời gian ngắn: có thể tiếp tục sử dụng thuốc tránh thai kèm với các biện pháp tránh thai hỗ trợ.
- Xuất hiện các dấu hiệu của bệnh lý nội khoa (như nghi tắc mạch sâu ở chân hoặc phổi hoặc ung thư vú…): Bạn cần khi khám, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn ngừng thuốc tránh thai và sử dụng các biện pháp tránh thai hỗ trợ khác trong thời gian chẩn đoán bệnh.
- Nghi ngờ có thai: Bạn cần xác định tình trạng thai. Nếu có chắc chắn có thai thì bạn ngừng thuốc tránh thai. Không có bằng chứng về nguy cơ lên thai khi sử dụng thuốc tránh thai trong lúc mang thai.
- Đối với phụ nữ nhiễm HIV:
+ Phụ nữ nhiễm HIV/AIDS hoặc đang điều trị thuốc kháng virus có thể sử dụng viên thuốc tránh thai chỉ có progestin.
+ Nên sử dụng bao cao su kèm theo khi sử dụng viên thuốc tránh thai chỉ có progestin. Khi sử dụng đúng cách, thường xuyên, bao cao su giúp ngăn ngừa lây nhiễm HIV và các nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục (STIs).
Xem thêm: Thuốc tránh thai hàng ngày: Viên tránh thai chỉ có progestin (Phần 1)
TSBT tổng hợp
Nguồn: Tài liệu hướng dẫn chăm sóc sức khỏe sinh sản - Bộ Y tế
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- TÌM HIỂU VỀ THUỐC TIÊM TRÁNH THAI Thứ Năm, 02/05/2024, 00:00
Các tin khác
- Thuốc tránh thai hàng ngày: Viên tránh thai chỉ có progestin (Phần 1) Thứ Hai, 22/04/2024, 00:00
- Thuốc uống tránh thai hàng ngày: Viên tránh thai kết hợp (Phần 2) Chủ Nhật, 21/04/2024, 00:00
- Thuốc uống tránh thai hàng ngày: Viên tránh thai kết hợp (Phần 1) Thứ Bẩy, 20/04/2024, 00:00
- Một số câu hỏi thường gặp ở triệt sản nam Thứ Sáu, 19/04/2024, 00:00
- 4 lầm tưởng về viên tránh thai kết hợp - cần phải đính chính gấp Thứ Sáu, 15/03/2024, 12:00
- Triệt sản nam giới – những điều cần biết Thứ Năm, 14/03/2024, 13:00
- Một số câu hỏi thường gặp về thuốc tránh thai khẩn cấp Thứ Năm, 07/03/2024, 00:00
- CÁCH SỬ DỤNG BAO CAO SU NỮ Thứ Tư, 06/03/2024, 00:00
- QUAN HỆ GẦN NGÀY KINH NGUYỆT LIỆU CÓ KHẢ NĂNG MANG THAI? Thứ Ba, 05/03/2024, 00:00
- Thuốc tránh thai khẩn cấp – những điều cần biết Thứ Bẩy, 02/03/2024, 00:00
- Cách sử dụng bao cao su nam Thứ Sáu, 01/03/2024, 00:00
- 5 biện pháp tránh thai phổ biến nhất, ưu và nhược điểm từng loại để biết đâu là cách phù hợp nhất với mình Thứ Năm, 15/02/2024, 13:00