Theo dõi và xử trí tai biến liên quan đến nhau thai sau khi sinh Thứ Năm, 15/06/2023, 14:00
Tai biến sau sinh có thể gặp ở buồng tử cung, ở nhau thai, ở vết mổ đẻ hay ở tầng sinh môn. Một số tai biến sau sinh thường gặp liên quan đến nhau thai như sót nhau, sót màng nhau, băng huyết sau khi lấy nhau thai...
1. Các tai biến thường gặp sau sinh có liên quan đến nhau thai
Sinh đẻ là một quá trình gian nan và chẳng mấy dễ dàng. Bên cạnh việc đảm bảo sức khỏe cũng như sự an toàn về tính mạng của mẹ và bé, trong mỗi cuộc đẻ cần phải lưu ý theo dõi những nguy cơ có thể xảy ra các biến chứng sau sinh trên mẹ và bé.
Trên cơ thể của người mẹ, biến chứng sau sinh có thể xảy ra ở vết rạch tầng sinh môn (đối với sinh thường), tại vết mổ đẻ (đối với các trường hợp sinh mổ), hay biến chứng tại buồng tử cung và các biến chứng có liên quan đến nhau thai.
Những biến chứng trên lâm sàng thường gặp sau sinh như:
1.1 Sót nhau hay sót màng nhau thai trong buồng tử cung
Nhau thai là phần liên kết giữa mẹ và thai nhi, thường sẽ được đẩy hết ra ngoài trong vòng nửa tiếng đầu tiên sau sinh bởi lực co bóp của tử cung. Tuy nhiên, trên lâm sàng, do nhiều yếu tố tác động nên nhau thai không được đẩy hết ra ngoài mà còn sót lại một phần trong buồng tử cung. Đó được gọi là hiện tượng sót nhau.
Sót nhau có thể dẫn tới các vấn đề viêm nhiễm trong buồng tử cung hay thậm chí gây nên tình trạng băng huyết sau sinh dẫn tới nguy cơ tử vong.
Biểu hiện sót nhau: Đau bụng âm ỉ, liên tục kèm cảm giác căng tức, tử cung co hồi kém, có thể mất máu dẫn tới choáng và mệt mỏi, nặng có thể sốc.
Xử trí:
- Đặt đường truyền tĩnh mạch, cho dùng thuốc giảm đau nếu sản phụ đau nhiều.
- Nếu không bị kèm băng huyết: xử trí kiểm soát tử cung, đẩy nhau thai và màng sót ra khỏi buồng tử cung, tiêm thuốc co tử cung và kháng sinh toàn thân.
- Nếu sản phụ có kèm băng huyết: tiến hành hồi sức cho sản phụ, kết hợp đồng thời với cầm máu cơ học, kiểm soát tử cung, tiêm thuốc co tử cung và dùng kháng sinh chống nhiễm khuẩn.
1.2 Nhau thai không bong
Nhau thai không bong thường xảy ra trong vòng 30 phút sau khi sổ thai hoặc sau dùng biện pháp tích cực trong giai đoạn 3 của chuyển dạ mà không có kết quả.
Biểu hiện: nhau thai vẫn bám chặt vào tử cung, không có hiện tượng chảy máu. Một số trường hợp nhau thai cài răng lược bán phần, sau khi thai sổ ra ngoài, nhau thai không bong hoàn toàn nên có thể kèm theo chảy máu nhiều hay ít tùy thuộc vào diện nhau thai bong rộng hay hẹp. Nếu là rau cài răng lược toàn phần, thường không gây chảy máu.
Xử trí:
- Tiến hành bóc nhau thai, kiểm soát tử cung.
- Nếu có chảy máu thì cầm máu cơ học bằng xoa bóp tử cung.
- Dùng thuốc co tử cung.
- Kháng sinh chống nhiễm khuẩn.
- Nếu là rau cài răng lược bán phần có chảy máu hoặc rau cài răng lược toàn phần thì cần phải cắt bỏ tử cung.
- Hồi sức tích cực nếu sản phụ có dấu hiệu suy hô hấp, suy nội tạng.
1.3 Băng huyết sau khi lấy nhau
Băng huyết là hiện tượng máu chảy dữ dội từ trong âm đạo ra ngoài, thường xảy ra trong vòng 24 giờ sau sinh. Băng huyết là một trong những tai biến sản khoa thường gặp trên lâm sàng, là nguyên nhân hàng đầu gây nên tình trạng tử vong ở phần lớn các trường hợp sau sinh.
Băng huyết sau sinh xảy ra do cơ tử cung của người mẹ không có sự co lại sau sinh, do dị dạng tử cung hay thai to, có các khối u xơ trong buồng tử cung...Băng huyết cũng có thể bị gây nên bởi bánh rau.
Biểu hiện: sau sinh bị chảy máu liên tục trong 24 giờ đầu kèm theo các biểu hiện khác như mạch nhanh, huyết áp tụt, chóng mặt, da tái nhợt, vã mồ hôi, khát nước... Băng huyết sau sinh có thể dẫn đến nguy cơ choáng do giảm thể tích tuần hoàn, suy thận hay suy đa nội tạng rồi tử vong.
Xử trí:
- Đảm bảo các chỉ số sinh tồn cho sản phụ: mạch, huyết áp, nhiệt độ, nhịp thở, thiết lập ngay một đường truyền tĩnh mạch. Hồi sức tích cực nếu phụ sản có những biểu hiện nặng như suy hô hấp, suy tuần hoàn, suy đa tạng...
- Tiến hành cầm máu cơ học bằng một số kỹ thuật như: xoa bóp tử cung, chẹn động mạch chủ bụng, ép ngoài tử cung bằng hai tay, hoặc ép trong hoặc ép cả ngoài và trong.
- Kiểm soát tử cung để xử lý các máu cục bên trong buồng tử cung và màng nhau sót nếu có.
- Cho dùng thuốc co tử cung oxytocin, nếu không thấy đáp ứng có thể cho dùng misoprostol hay ergometrin.
- Kháng sinh dự phòng bội nhiễm.
2. Dự phòng tai biến sau sinh
Để tránh được các biến chứng xảy ra sau sinh liên quan đến nhau thai, mỗi ca sinh đặc biệt là đẻ thường đều cần phải được kiểm tra rau. Kiểm tra rau là một thao tác giúp quan sát đánh giá tất cả các vấn đề của nhau thai, bao gồm:
Kiểm tra mang rau
Cần quan sát những vấn đề sau:
- Quan sát đánh giá màng rau xem đủ hay thiếu.
- Quan sát kiểm tra vị trí lỗ rách ối.
- Vị trí bám của dây rốn là bám cạnh, bám mảng hay bám trung tâm.
- Các mạch máu từ chân dây rốn đến bánh rau để có thể phát hiện được các múi rau phụ.
- Đối với trường hợp đa thai, cần quan sát phần bóc tách màng để đánh giá số lượng bánh rau.
Kiểm tra bánh rau
- Kiểm tra các múi rau từ trung tâm đến xung quanh để xem có phần nào bị khuyết không.
- Chất lượng bánh rau là một yếu tố quan trọng để giúp tiên lượng các nguy cơ bệnh lý về sau như các ổ nhồi máu, rau bị xơ hóa hay trên bánh rau có các ổ bị lắng đọng canxi.
Kiểm tra dây rốn
- Tình trạng thắt nút dây rốn.
- Kiểm tra mặt cắt của dây rốn để xem các mạch máu rốn.
- Đo độ dài dây rốn.
Bên cạnh việc kiểm tra dây rốn, các mẹ cần phải lưu ý một số điều như sau để có thể hạn chế những tai biến trong và ngay sau sinh:
- Đảm bảo sức khỏe thai kỳ của cả mẹ và bé, cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng trong thai kỳ.
- Đi khám thai định kỳ theo đúng quy định.
- Thực hiện sinh đẻ ở cơ sở y tế có uy tín và chuyên môn nghiệp vụ cao.
Nói chung sinh đẻ là cả một quá trình và rất dễ để lại các tai biến sau sinh. Do vậy, trong quá trình thai kỳ, trong cuộc đẻ và cả sau sinh, sản phụ đều phải được theo dõi sát xao về sức khỏe để có thể phát hiện sớm và xử lý kịp thời tránh ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như hạn chế nguy cơ tử vong.
Nguồn Vinmec
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Rối loạn lo âu về cơ thể: Sự không hoàn hảo của cơ thể không phải là lỗi của bạn! Thứ Hai, 18/11/2024, 00:00
- TẬP HUẤN SỨC KHỎE KINH NGUYỆT CHO CỘNG ĐỒNG KHIẾM THỊ TÌM NGƯỜI HỌC Thứ Sáu, 06/09/2024, 01:56
- ADHD - Bộ não chạy marathon trong khi cơ thể ngồi yên Thứ Hai, 15/07/2024, 00:00
- Tâm thần phân liệt - Một số thông tin cần biết Chủ Nhật, 14/07/2024, 00:00
- Hiệu ứng thông tin sai lệch: Tại sao bạn không nên luôn tin tưởng vào trí nhớ của mình? Thứ Bẩy, 13/07/2024, 00:00
- Để những đứa trẻ khác cha/mẹ cùng nhau lớn lên trong hòa thuận Thứ Sáu, 12/07/2024, 00:00
- Cách đơn giản nhìn thấu một người Thứ Bẩy, 06/07/2024, 00:00
- Khoa học về giấc ngủ: Tiết lộ sự hữu ích đằng sau thời gian "không làm gì" - Phần 3 Thứ Năm, 04/07/2024, 00:00
- Khoa học về giấc ngủ: Tiết lộ sự hữu ích đằng sau thời gian "không làm gì" – Phần 2 Thứ Tư, 03/07/2024, 00:00
- Khoa học về giấc ngủ: Tiết lộ sự hữu ích đằng sau thời gian "không làm gì" – Phần 1 Thứ Ba, 02/07/2024, 00:00
Các tin khác
- Hỏi : Trẻ sơ sinh bị nhiễm khuẩn phổi do vỡ ối non có chữa được không? Thứ Năm, 15/06/2023, 13:00
- CÁC LOẠI KHÁNG SINH AN TOÀN CHO PHỤ NỮ CÓ THAI Thứ Hai, 12/06/2023, 16:00
- Con yêu đồng giới, cha mẹ ứng xử ra sao? Thứ Hai, 12/06/2023, 15:00
- Vỡ nước ối bao lâu thì sinh? Tìm hiểu để có sự chuẩn bị tốt nhất Thứ Hai, 12/06/2023, 15:00
- Thừa nhận tình trạng học sinh yêu đồng giới hầu như ở trường nào cũng có nhưng ứng xử ra sao thì các thầy cô còn bối rối... Thứ Hai, 12/06/2023, 13:00
- Vỡ ối non là gì và gây nguy hiểm như thế nào? Thứ Hai, 12/06/2023, 13:00
- Hãy đọc ngay nếu các ông còn chưa thương vợ lắm Thứ Năm, 08/06/2023, 15:00
- Đàn ông nên lấy vợ đẹp hay xấu Thứ Năm, 08/06/2023, 13:00
- Hãy trân trọng những gì mình đang có trong tình yêu Thứ Năm, 08/06/2023, 13:00
- Đàn bà nên lấy người yêu mình còn đàn ông nên lấy người họ yêu Thứ Năm, 08/06/2023, 13:00
- Tại sao con gái tốt lại không có một ai theo đuổi? Thứ Năm, 08/06/2023, 13:00
- Nên bao bọc hay để con sống trải nghiệm? Thứ Hai, 05/06/2023, 14:00