Thai ngoài tử cung Thứ Hai, 30/11/-0001, 00:00
Nhiều phụ nữ từng mất hoàn toàn khả năng làm mẹ chỉ vì một lần mang thai ngoài tử cung mà không được điều trị kịp thời.
Nguyên nhân lạc “tổ”
Thông thường, trứng khi được thụ tinh sẽ làm tổ và phát triển trong tử cung. Còn khi vì một lý do bất thường nào đó, trứng đã thụ tinh làm tổ ở ngay trên đường di chuyển đến “nhà” gọi là thai ngoài tử cung. Khối thai có thể nằm ở nhiều vị trí khác nhau ngoài tử cung như: vòi trứng (phổ biến nhất, chiếm 90%) hoặc trong buồng trứng, cổ tử cung, thậm chí ngay trong ổ bụng.
Chửa ngoài tử cung chỉ xảy ra khi trứng đã được thụ tinh không có khả năng đi vào làm ổ trong tử cung. Lý do cản trở trứng vào tử cung làm ổ có thể do vòi trứng bị nhiễm trùng, bị hẹp, thu nhỏ lại, biến dạng hoặc bệnh viêm xương chậu do chứng bệnh lậu gây ra.
Phát hiện sớm càng tốt
- Đau hay chảy máu. Cảm giác đau ở ở xương chậu, bụng, hoặc thậm chí vai hoặc cổ. Đau lúc đầu có thể bình thường nhưng sẽ trở nên dữ dội sau đó và cảm giác đau rõ rệt nhất ở một bên khung xương chậu.
- Hoa mắt, chóng mặt, áp huyết thấp (do mất máu), đau lưng.
Nếu phát hiện muộn, tình trạng sẽ vô cùng nguy hiểm. Nó có thể vỡ tung, chảy máu nhiều, dẫn đến các biến chứng vô sinh như cắt bỏ một hoặc cả hai bên vòi chứng, thậm chí có thể gây tử vong. Còn với một thai ngoài tử cung nhỏ ngày, bác sĩ có thể tiêm một mũi methotrexate để chấm dứt sự phát triển của mầm thai. Trong những trường hợp cần thiết, bác sĩ sẽ rạch một vết lớn ngang qua khu vực xương chậu để xóa bỏ thai nhi. Đây cũng là cách hay được áp dụng cho trường hợp khẩn cấp hoặc thương tổn bên trong quá lớn.
Nguy cơ tái phát có thể trên 15%. Nếu do bị viêm nhiễm gây tắc hẹp vòi trứng thì khả năng tái phát còn cao hơn. Phụ nữ trên 35, những người từng mang thai ngoài tử cung trước đó, người từng phẫu thuật vòi trứng, hay người phải dùng đến biện pháp kích trứng rụng thường dễ mang thai ngoài tử cung. Người có bầu khi đặt vòng tránh thai cũng dễ gặp hiện tượng này.
Và để phòng mang thai ngoài tử cung, bạn cần hạn chế nạo phá thai, sử dụng các biện pháp phòng tránh thai, vệ sinh khoa học. Khi bị viêm nhiễm bạn cần điều trị thích hợp, tránh biến chứng viêm dính tắc vòi trứng, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản về sau. Đặc biệt khi có hiện tượng chậm kinh, đau bụng dưới ra máu, bạn cần đi khám ngay.
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Cách để người phụ nữ vượt qua nỗi sợ hãi khi mang thai và sinh con Thứ Sáu, 15/03/2024, 12:00
- 10 loại thực phẩm nhiều sắt - phụ nữ nên ăn sau ngày 'đèn đỏ' Thứ Ba, 20/02/2024, 00:00
- Quan hệ tình dục trong ngày 'đèn đỏ' có lợi ích và rủi ro gì? Thứ Ba, 20/02/2024, 00:00
- Ra máu bất thường có phải là dấu hiệu ung thư buồng trứng? Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- 6 loại thực phẩm bà bầu cần tránh khi mang thai Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- Có nên đi bộ, tập thể dục trong ngày 'đèn đỏ'? Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- Rượu bia ngày Tết có ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản? Thứ Bẩy, 10/02/2024, 00:00
- Vì sao phải khám sàng lọc trước khi mang thai? Thứ Tư, 07/02/2024, 10:45
- Phòng tránh các bệnh lây truyền từ mẹ sang con Thứ Tư, 07/02/2024, 00:00
- 5 dấu hiệu cảnh báo u xơ tử cung - nhận biết sớm để can thiệp hiệu quả Thứ Tư, 07/02/2024, 00:00