Tê cứng chân do mắc giang mai Thứ Hai, 02/10/2023, 00:00
Anh Bình, 22 tuổi, đột ngột tê cứng và co rút chân, đau cơ, da nổi hồng ban, bác sĩ xét nghiệm phát hiện giang mai.
Đầu tháng 7, anh Bình đau tê cứng chân trái, co rút, đi lại khó khăn, nhức đầu. Cơn đau ban đầu ở bắp đùi, sau đó lan khắp cẳng chân. Vài tiếng sau, chân phải bắt đầu tê và đau giống chân trái. Anh đến khám ở bệnh viện gần nhà, bác sĩ chẩn đoán viêm amidan và rối loạn lo âu. Sau hai ngày điều trị, bệnh không khỏi, anh được đưa đến Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM.
Tiến sĩ, bác sĩ Đặng Thị Ngọc Bích, chuyên khoa Da liễu - Thẩm mỹ da, cho biết người bệnh có các dấu hiệu đau đầu, đau cơ, giảm khả năng vận động tay và hai chân. Lúc đầu thăm khám dễ nhầm lẫn với bệnh thần kinh.
Người bệnh có nổi đào ban trên tay nhưng ít và màu nhạt nên rất khó phát hiện. Bộ phận sinh dục chưa xuất hiện săng (vết trợt nông hình tròn hoặc bầu dục, bề mặt phẳng, màu đỏ thịt tươi). Biểu hiện bệnh giống giang mai, bác sĩ cho anh Bình xét nghiệm, kết quả dương tính.
Anh Bình cho biết không nghĩ mắc bệnh giang mai. Sau khi chia tay người yêu, anh không quan hệ tình dục hơn một năm nay.
Theo bác sĩ Bích, vì chưa thể xác định rõ thời gian mắc bệnh nên an toàn nhất là điều trị theo phương pháp mắc giang mai trên 12 tháng. Bệnh nhân được tiêm thuốc trong 4 tuần liên tiếp. Sau 4 lần tiêm, kết quả xét nghiệm khỏi bệnh.
Bác sĩ Đoàn Ngọc Thiện, khoa Nam học, Trung tâm Tiết niệu - Thận học - Nam khoa, cho biết thêm giang mai là bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (STI), do vi khuẩn treponema pallidum. Bệnh khó chẩn đoán, người nhiễm thường không có triệu chứng. Đó là lý do sau hơn một năm anh Bình mới biết mắc bệnh.
Ở giai đoạn đầu, thường 3-4 tuần sau khi nhiễm khuẩn, người bệnh xuất hiện một vết loét nhỏ, gọi là săng. Săng không đau nhưng có khả năng lây nhiễm cao. Vết loét này có thể xuất hiện ở bất cứ nơi nào vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể như miệng, bộ phận sinh dục hoặc hậu môn.
Vết thương tự lành trong khoảng 3-10 tuần dù điều trị hay không. Người bệnh không phát hiện săng hoặc thấy săng tự mất. Nếu không được chẩn đoán và điều trị thời kỳ này, sau 4-8 tuần, bệnh tiến triển sang giai đoạn tiếp theo.
Giang mai muộn thường xuất hiện sau nhiều tháng, nhiều năm. Nếu nhiễm quá lâu và không điều trị đúng cách, bệnh có thể gây ra tổn thương lớn đến các cơ quan nội tạng quan trọng như tim, não. Giang mai có thể ảnh hưởng đến thần kinh, gây co rút chân tay. Tuy nhiên triệu chứng này thường không phổ biến như săng và ban đào.
Theo bác sĩ Thiện, hiện chưa có vaccine phòng giang mai. Nên quan hệ tình dục an toàn, chung thủy một vợ một chồng, sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục để phòng bệnh. Khi có triệu chứng nghi ngờ cần đến viện khám để điều trị, tránh biến chứng.
Theo Vnexpress
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Tăng khả năng tình dục: 45 lời khuyên về các bài tập và loại thực phẩm Thứ Tư, 10/04/2024, 00:00
- Dirty talk là gì? Cách khẩu dâm tinh tế khi quan hệ tình dục Thứ Ba, 09/04/2024, 00:00
- LỢI ÍCH KHI QUAN HỆ BUỔI SÁNG ÍT NGƯỜI BIẾT! Thứ Tư, 20/03/2024, 00:00
- 9 NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN TÌNH TRẠNG VÙNG KÍN BỊ KHÔ BONG DA Thứ Ba, 19/03/2024, 00:00
- QUAN HỆ NHIỀU CÓ BỊ ĐAU LƯNG KHÔNG - LÀM SAO ĐỂ KHẮC PHỤC? Thứ Ba, 19/03/2024, 00:00
- SÙI MÀO GÀ KIÊNG ĂN GÌ VÀ NÊN ĂN GÌ ĐỂ NHANH KHỎI? Thứ Hai, 18/03/2024, 00:00
- QUAN HỆ NHIỀU CÓ BỊ GIẢM CÂN KHÔNG - NHỮNG TIẾT LỘ THÚ VỊ Thứ Hai, 18/03/2024, 00:00
- Tình dục an toàn sau tuổi 50: ngăn ngừa các bệnh lý lây nhiễm Thứ Tư, 13/03/2024, 00:00
- Quan hệ tình dục ở bệnh nhân ung thư: Những điều cần biết Thứ Tư, 13/03/2024, 00:00
- Đau là vấn đề thường gặp khi quan hệ tình dục sau sinh Thứ Tư, 13/03/2024, 00:00
Các tin khác
- 5 Điều cần biết khi bà bầu sử dụng chất bôi trơn quan hệ tình dục nếu không muốn ảnh hưởng tới thai nhi Thứ Sáu, 29/09/2023, 16:00
- Mụn nhọt vùng mu: hình ảnh, nguyên nhân & cách chữa trị Thứ Sáu, 29/09/2023, 13:00
- Sự thật về phẫu thuật màng trinh không phải ai cũng biết Thứ Sáu, 29/09/2023, 12:00
- Mụn rộp sinh dục có phải là sùi mào gà không? Thứ Năm, 28/09/2023, 13:00
- SINH CON RỒI CÓ TIÊM PHÒNG HPV ĐƯỢC KHÔNG? Thứ Năm, 28/09/2023, 13:00
- NAM GIỚI XUẤT TINH NHIỀU CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỨC KHỎE KHÔNG? Thứ Năm, 28/09/2023, 12:00
- 12 bệnh nguy hiểm do khuẩn Chlamydia trachomatis Thứ Tư, 27/09/2023, 00:00
- Phân biệt u nhú sinh dục và sùi mào gà Thứ Tư, 27/09/2023, 00:00
- Căn bệnh âm thầm gây vô sinh ở cả nam và nữ Thứ Tư, 27/09/2023, 00:00
- Sùi mào gà nguy hiểm thế nào? Thứ Tư, 27/09/2023, 00:00
- Tại sao không quan hệ vẫn có thể mắc bệnh tình dục? Thứ Ba, 26/09/2023, 00:00
- Đi tiểu rát, phát hiện bệnh lậu Thứ Ba, 26/09/2023, 00:00