Giao diện tiếp cận

''Tay hòm chìa khóa'' trước hôn nhân Thứ Hai, 30/11/-0001, 00:00

''Tay hòm chìa khóa'' trước hôn nhân

Nhờ người yêu giữ hộ tiền và tiêu chung tiền của nhau trước hôn nhân không hiếm thấy trong giới trẻ hiện nay

"Em ơi! Đưa anh ít tiền đi đá bóng", Thái vô tư hỏi người yêu thì được cảnh báo "Cuối tháng mà đói mốc miệng nhé". Cậu sinh viên cười trừ, "Hết rồi khắc có"... Đây là mẫu đối thoại hằng ngày giữa cặp đôi Thái và Vy, dù họ chưa sống cùng nhau.

Ngày yêu Vy, dù bạn gái không đề nghị, Thái đã chủ động đưa tiền cho Vy giữ với quan điểm: "Mình thấy chuyện đưa tiền cho bạn gái cầm hộ là lẽ đương nhiên, trước sau gì lấy vợ cũng phải đưa mà".

Mỗi tháng cậu sinh viên này được bố mẹ cho khoảng 2,5 triệu đồng để chi tiêu ăn uống (không kể tiền ở kí túc). Ngay khi bố mẹ gửi, Thái rút tiền khỏi thẻ, giữ lại cho mình 300.000 - 500.000 đồng, còn đưa hết cho bạn gái với ý định nhờ giữ hộ lấy dần. Số tiền cũng dành để Vy đi chợ mỗi khi Thái xuống nhà, hay trả các khoản đi chơi của hai người.

"Trước khi yêu Vy, ngần ấy tiền bố mẹ gửi chỉ đủ cho em sống được 10 ngày vì những cuộc nhậu nhẹt. Nhưng từ ngày có người yêu giữ hộ, không bao giờ em lo bị đói cả. Tuy bớt những cuộc nhậu nhẹt nhưng vẫn có tiền mỗi khi ai đó cần hỏi vay. Và quan trọng nhất là dẫn bạn gái đi chơi không sợ bụng réo", Thái kể.

Tuy vậy, việc nhờ Vy giữ tiền cũng khiến Thái thấy bất tiện. Cậu ghét cái tính cằn nhằn, thêm lên, bớt xuống của Vy. Chẳng hạn nếu cậu hỏi tiền đi đá bóng thì bị từ chối, nhưng bảo đóng học hay làm việc khác lại thấy Vy đưa cho.

"Một lần hai đứa đi ăn với các bạn trong lớp, mấy thằng con trai đứng ra trả tiền, em đang rút ví thì chợt nhớ mình không có đồng nào, đành phải nói bạn gái trả tiền hộ. Cả nhóm bạn ùa vào giỡn làm cho em xấu hổ. Lại cũng có khi Vy đưa tiền mà người xung quanh không biết lại nghĩ em xin tiền bạn gái. Nói chung việc nhờ bạn gái cầm tiền chỉ được cái không lo bị đói, chứ nhiều khi cứ phải phụ thuộc, lấy tiền mình mà như xin xỏ cũng thấy tức", Thái bày tỏ.

Rất thật thà, Oanh (sinh viên đại học Sư phạm Hà Nội) chia sẻ tường tận về quá trình hơn 2 năm làm "tay hòm chìa khóa" hộ người yêu, dù bạn trai cô đã đi làm và hai người không ở chung nhà.

Người yêu Oanh là làm nhân viên khách sạn. Từ ngày yêu nhau, anh đã gửi tiền nhờ Oanh nấu cơm hộ. Lúc đi làm tự lập về kinh tế, chàng cũng không gửi vào tài khoản mà "chọn mặt gửi vàng" sang bạn gái. Về phía mình, Oanh ghi vào cuốn sổ nhỏ, mỗi tháng thu, chi bao nhiêu, rồi tổng kết lại cho người yêu biết.

Theo cô nàng, việc nhờ bạn gái giữ tiền chứng tỏ bạn trai rất tin và yêu cô, tương lai sẽ là người đàn ông rộng lượng, biết lo cho gia đình. Cô sinh viên sư phạm cũng thú thật thích được cầm tiền hộ người yêu.

"Mình đang là sinh viên thì lấy đâu ra tiền mua quà cáp, hay trả chi phí đi chơi cho hai đứa, nên giữ tiền cho anh ấy là xem như có một khoản cho các cuộc đi chơi mà không cần phải tiết kiệm hay lo lắng. Thỉnh thoảng khi bí cũng có khoản đó vay tạm. Nhất là chuyện người yêu gửi tiền nấu cơm nhé! Anh ấy đi ăn ngoài hàng cũng phải mất 20.000 - 30.000 mỗi bữa, nhưng bằng ngần ấy tiền gửi mình anh ấy có bữa ăn ngon, an toàn hơn, mình lại dư ra một khoản nho nhỏ cho bản thân", Oanh tiết lộ.

Cách đây vài năm, Thảo Chi (24 tuổi, nhân viên kĩ thuật một công ty máy tính ở Trung Kính, Hà Nội) cũng như những cặp đôi yêu nhau khác "góp tiền, tiêu chung".

Ban đầu, mỗi tháng cặp đôi này dự định sẽ tiết kiệm mỗi người 100.000 làm tài khoản bí mật, do Chi giữ với ý định để mua quà bánh về cho hai gia đình dịp Tết. Về sau thấy người yêu không biết chi tiêu cân đối, Chi chủ động xin được giữ tiền hộ.

"Cứ 2, 3 ngày mình lại đưa cho anh ấy khoảng 200.000 đồng, để anh ăn cơm. Lúc nào đóng tiền gì trên lớp, liên hoan đều phải báo trước cho mình để còn chuẩn bị mang theo. Nhờ vậy, anh cũng không còn phải vay tiền mình như trước", Chi nói.

Một thời gian dài cầm tiền của người yêu, khiến Chi quen với việc được giữ và tiêu hộ tiền. Đến khi ra trường, chàng không nhờ cầm tiền nữa, Chi thực sự chới với, hụt hẫng. "Anh ấy nói 'Giờ em tự lập rồi, anh cũng muốn tự lập. Cứ nhờ em giữ tiền mãi anh không khôn lên được'. Mình nghe mà như sét đánh ngang tai, nổi cáu lên với anh. Không hiểu vì lý do gì mà anh không muốn như thế nữa", Chi chia sẻ.

Việc không được giữ tiền một thời gian ngắn gây ra cho Chi những khủng hoảng. Về vật chất, cô phải tiết kiệm hơn để tự lo cho mình. Riêng về tinh thần, cô gái bị suy sụp nặng, nỗi lo không được kiểm soát về tiền bạc đồng nghĩa với không biết bạn trai ăn tiêu gì, càng làm cô lo lắng. Cô gái trẻ bộc bạch: "Mình sợ anh sẽ rời khỏi vòng tay mình hơn là những tính toán tiền bạc vụn vặt khác".

Lượt xem: 1190

Nhận xét(0 Nhận xét)

Chưa có nhận xét nào

Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét  của bạn.

Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *




Các tin mới hơn



Đăng ký nhận bản tin

Nhận qua email bản tin thông báo về ấn phẩm, chương trình và sự kiện của Tâm sự 360.

Đối tác

IPPF
Logo-Rockefeller
Save-Child
CORDAID

Liên kết website

CCIHP
Lao động xa nhà

Đóng góp - Tài trợ

Thanh niên Việt Nam cần sự chung tay của bạn để có một cuộc sống lành mạnh, an toàn, thỏa mãn và tương lai bền vững.



Thống kê truy cập

Số người đang online: 7
Lượt truy cập: 34656005

bandar togel terbaik slot online gampang maxwin 10 Daftar Bandar Togel Terbaik Togel Terbaik Dan Terbesar Min Bett 100 Perak 5Daftar Situs Bandar Togel Terpercaya Situs togel Resmi dan Terpercaya Aplikasi bandartogel terbaik dan terbesar di indonesia 5 Rekomendasi Situs Bandar Togel terbaik Rekomendasi Situs Bandar Togel Terbaik SLOT GACOR : Slot Online Gacor Terbaik SLOT DEMO : Slot Demo Gacor Terlengkap 5 Daftar Situs Bo Bandar Togel Terbaik 10 Daftar Bandar Togel Terbesar Dan Terbaik Daftar Bo Bandar Togel Terbaik 10 Daftar Bandar Togel Terbaik 10 Daftar Bandar Togel Terbaik Rekomendasi Slot Demo Anti Lag Slot Demo Gacor Situs Bandar Togel Resmi Rekomendasi Slot Demo Anti Lag TOTO ONLINE Akun Slot Demo Gacor Terlengkap 10 Daftar Bandar Togel Terbaik