Sự thấu cảm Thứ Năm, 05/05/2022, 00:00
Thấu cảm khơi nguồn cho lòng trắc ẩn. Khi biết thấu cảm, tâm hồn ta sẽ chẳng còn hời hợt mà sống có chiều sâu hơn, được mọi người yêu mến, kính trọng và hạnh phúc.
Tôi có cô bé học trò vốn trầm tính, trong lớp chẳng bao giờ nói chuyện với ai. Mỗi lần lên lớp, tôi vẫn thường gọi em đứng dậy trả lời. Tôi xem đó như một việc cần làm, dẫu biết rằng đáp lại tôi, em chỉ lắc đầu trong im lặng. Rồi tôi ân cần, quan tâm em nhiều hơn… Thời gian trôi, em đã dần thay đổi theo chiều hướng tích cực. Ai cũng bảo, đó là nhờ sự thấu cảm.
Thấu cảm là đặt mình vào vị trí của người khác để hiểu họ một cách thấu đáo, trọn vẹn từ hoàn cảnh sống đến những suy nghĩ của họ, cảm nhận được những cảm xúc của họ. Thấu cảm chính là yêu thương, là sự quan tâm, giúp đỡ chân thành với mong muốn đem đến cho người khác, cho cuộc sống những điều kỳ diệu, tốt đẹp. Thấu cảm không có nghĩa là chúng ta đồng tình hay bao che cho hành vi xấu, tội ác của người khác. Nó cũng không phải là sự cảm thông. Thấu cảm là hiểu, là cảm nhận. Nó dẫn chúng ta đến lòng trắc ẩn, sự giúp đỡ chân thành không chỉ bằng nhận thức mà còn bằng hành động cụ thể. Còn cảm thông đơn giản là cảm thương, thương tiếc cho một điều gì đó, một ai đó.
Sự thấu cảm có vai trò quan trọng đối với mỗi người và xã hội. Khi biết thấu cảm, chúng ta sẽ biết cảm thông, chia sẻ với người khác. Sự thấu cảm giúp người đang buồn bã, tuyệt vọng vượt qua đau khổ, bế tắc; đem đến cho họ sự tin cậy bằng tình yêu thương; tiếp thêm cho họ nghị lực vượt qua mọi nghịch cảnh, khó khăn trong cuộc sống. Một xã hội mà tất cả con người sống với nhau đều biết thấu cảm cho nhau sẽ tạo nên một xã hội nhân văn, tốt đẹp. Thấu cảm khơi nguồn cho lòng trắc ẩn. Khi biết thấu cảm, tâm hồn ta sẽ chẳng còn hời hợt mà sống có chiều sâu hơn, được mọi người yêu mến, kính trọng và hạnh phúc.
Trong cuộc sống, dù ở mối quan hệ nào cũng cần lắm sự thấu cảm. Chúng ta không thể là bạn bè nếu không thấu hiểu lẫn nhau. Chúng ta không thể có một gia đình hòa thuận, yên ấm nếu như mọi thành viên trong tổ ấm ấy không có sự thấu hiểu, đồng cảm lẫn nhau. Không thể làm nên một xã hội nếu mỗi người sống trong xã hội ấy không có sự tương thân tương ái, đùm bọc, sẻ chia lẫn nhau…
Có người từng nói, hãy biết thấu cảm để cuộc sống bớt đi sự vô cảm. Xã hội ngày nay, con người đang dần lảng tránh và thơ ơ, vô tâm với mọi thứ, ngay cả với chính đồng loại của mình. Nhiều người chỉ chăm chăm nghĩ đến lợi ích cá nhân, vun vén cho bản thân. Họ ít khi nghĩ đến việc sẽ thấu cảm người khác, đơn giản vì: “Có ai thấu cảm cho mình đâu”. Gặp người bị tai nạn, họ hoặc đứng nhìn, hoặc lướt qua, thậm chí còn quay phim, chụp hình đăng lên mạng chỉ để thỏa tính hiếu kỳ, tò mò của bản thân cũng như của người khác. Gặp những người xấu số, bất hạnh, thiệt thòi, họ châm chọc, khinh khi. Thấy ai đó không bằng mình, họ liền giễu cợt, chê bai…
Xã hội sẽ trở nên thế nào nếu con người thiếu đi sự thấu cảm? Nhiều người vẫn đang có thói quen suy nghĩ và tự đặt ra cho mình phương châm sống: “Đừng nên lo việc bao đồng”; người khác lại cho rằng: “Tôi sống sao mặc tôi, không cần người khác phải quan tâm”; rồi thì họ tôn thờ chủ nghĩa “mackeno” (mặc kệ nó), vô tâm với cả thế giới,… Nếu vậy, cuộc sống trên trái đất này sẽ trở nên lạnh lẽo và đáng sợ biết bao. Nếu con người được sinh ra đơn giản chỉ để được tồn tại chứ không phải là được sống, nghĩa là sẽ chẳng có bất cứ một sự liên kết nào với nhau thì sẽ không bao giờ có thể tồn tại hai từ “xã hội” như nó được gọi tên.
Để làm nên một tình bạn, tình yêu, gia đình hay bất kỳ một mối quan hệ tốt đẹp nào khác đều phải khơi nguồn từ sự thấu cảm. Chúng ta hãy sống mở lòng, sống tích cực, sống vị tha và bao dung; hãy biết sẻ chia những điều tốt đẹp từ trái tim yêu thương chân thành của mình,… Bởi như nhà thơ Tố Hữu từng khẳng định một chân lý sống đơn giản rằng: “Có gì đẹp trên đời hơn thế/ Người yêu người sống để yêu nhau”.
Xanh Nguyên - blogradio.vn
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Hiệu ứng Zeigarnik và trí nhớ Thứ Sáu, 28/06/2024, 00:00
- Mối quan hệ toxic là gì? 5 dấu hiệu "tình yêu" độc hại Thứ Sáu, 17/05/2024, 14:00
- Mối quan hệ độc hại, vì sao lại khó buông bỏ? Thứ Sáu, 17/05/2024, 13:00
- 3 Đặc điểm nhận dạng một “ma cà rồng” cảm xúc? Thứ Năm, 16/05/2024, 14:00
- Liệu nỗi sợ và chấn thương tâm lý có thể giúp bạn sống tốt hơn? Thứ Sáu, 10/05/2024, 12:00
- Khi yêu thương đủ lớn mọi giới hạn điều được xóa nhòa Thứ Năm, 11/04/2024, 14:00
- MỐI QUAN HỆ LÀNH MẠNH Thứ Tư, 03/04/2024, 00:00
- Ngày Thế giới nhận thức về tự kỷ (2-4): Yêu thương, thấu hiểu, đồng hành cùng trẻ tự kỷ Thứ Ba, 02/04/2024, 00:00
- 3 điều không nên kiểm soát trong cuộc sống hôn nhân Thứ Sáu, 22/03/2024, 12:00
- Những hệ luỵ khi chồng nhận xét quá thẳng thắn về bạn đời Thứ Năm, 21/03/2024, 15:00
Các tin khác
- Sau bao năm tháng, chúng ta đã đủ dũng khí để lướt qua nhau Thứ Sáu, 29/04/2022, 10:00
- 7 cách đơn giản giúp bạn thu hút sự chú ý của crush Thứ Năm, 28/04/2022, 00:00
- Tình bạn đích thực giống như con đường hai chiều Thứ Năm, 28/04/2022, 00:00
- Em có thể tin anh được không Thứ Ba, 26/04/2022, 16:00
- Tình yêu thời đại 4.0 Thứ Năm, 21/04/2022, 16:00
- 15 cách hiệu quả để quên đi crush của bạn Thứ Năm, 21/04/2022, 15:00
- Ước mong một tình yêu bình dị có khó không? Thứ Tư, 20/04/2022, 22:56
- Sexting và giới trẻ Thứ Hai, 18/04/2022, 11:00
- Hãy để em yêu anh Thứ Hai, 18/04/2022, 11:00
- Sang chấn tâm lý sau phá thai - mất con: phòng ngừa và chữa trị Thứ Tư, 13/04/2022, 00:00
- 4 điều bạn nên tránh khi bắt đầu một tình yêu mới Thứ Hai, 11/04/2022, 00:00
- Dành thời gian để ở một mình Thứ Năm, 07/04/2022, 14:00