Sinh mổ ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và con hơn sinh thường Thứ Hai, 24/04/2023, 12:00

Hiện nay tỷ lệ sinh mổ đang không ngừng gia tăng trên cả nước. Không thể phủ nhận sinh mổ đã cứu rất nhiều sản phụ và trẻ sơ sinh trong những tình trạng khẩn cấp. Tuy nhiên, sinh mổ vẫn có những nguy hiểm nhất định đến sức khỏe mẹ và con.
"Đau như đau đẻ", câu nói này đã ám ảnh rất nhiều phụ nữ trong quá trình mang thai. Chính vì sợ đau, để đảm bảo an toàn khi sinh nở và vì nhiều lý do khác nhau mà nhiều bà mẹ và gia đình đã không ngần ngại đề nghị bác sĩ được sinh mổ.
Tỷ lệ mổ đẻ cao phụ thuộc vào nhiều yểu tố tác động, trong đó có cả khách quan và chủ quan. Về khách quan thì rõ ràng những tiến bộ về khoa học kỹ thuật đã làm cho kỹ thuật gây mê hồi sức cũng như kỹ thuật mổ tiến bộ rất nhiều, rút ngắn được thời gian của một cuộc phẫu thuật mổ đẻ cũng như giảm tai biến do gây mê, mổ đẻ; đã có kháng sinh dự phòng tốt cho cuộc hậu phẫu.
Yếu tố chủ quan về phía cán bộ y tế cũng như sản phụ và người nhà. Về phía sản phụ do chưa nhận thức được hậu quả của mổ đẻ, được chăm chút quá nhiều trong bối cảnh đời sống kinh tế tốt nên nhiều sản phụ kém chịu đựng và gây áp lực lên cán bộ y tế, việc chuyển dạ kéo dài làm cho người nhà và sản phụ lo lắng nên nghĩ việc mổ đẻ là an toàn cho mẹ và con.
Một lý do nữa là nhiều người mong muốn sinh con vào giờ tốt, ngày tốt thì tương lai các em sẽ tốt đẹp hơn. Về phía cán bộ y tế thì trong chỉ định mổ đẻ có 2 chỉ định: tuyệt đối và tương đối. Tuyệt đối nếu như không mổ thì bà mẹ và em bé có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe; nhưng đối với chỉ định tương đối có nghĩa là cân nhắc giữa việc nên mổ hay đẻ cái nào có lợi hơn thì dưới áp lực của người nhà, áp lực công việc sẽ ít nhiều có tác động đến việc cân nhắc của bác sĩ.
Nhiều người lầm tưởng mổ lấy thai là an toàn tuyệt đối. Thực tế cho thấy tỷ lệ trẻ tử vong từ lúc sinh ra cho đến 28 ngày sau sinh ở các ca sinh mổ cao hơn so với các ca sinh thường. Tỷ lệ tử vong mẹ cũng cao hơn so với sinh thường.
Ngoài ra, việc sinh mổ còn có một số nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và con như: em bé trong quá trình mổ đẻ có những sang chấn, sau mổ em bé sẽ chậm hấp thu dịch phổi và gây ra tình trạng suy hô hấp, nhiễm trùng phổi...
Về phía người mẹ thì nguy cơ trước mắt là tăng chi phí điều trị do nằm viện lâu hơn sinh thường, người mẹ chịu stress trong quá trình hậu phẫu, phải chăm sóc hậu phẫu, đối mặt với nhiễm trùng vết mổ, giảm tỷ lệ cho con bú sau mổ đẻ, nguy cơ trong lần có thai sau dễ bị nhau tiền đạo, nhau bong non, nhau cài răng lược... Đây là những trường hợp phải cấp cứu sản khoa và có thể nguy hiểm đến tính mạng của người mẹ.
Nguy cơ lâu dài hơn nữa thì người mẹ có thể đối mặt với trường hợp dính tắc ruột sau mổ, những bệnh lý lạc nội mạc tử cung. Như vậy, việc mổ lấy thai không phải là lựa chọn tối ưu cho mẹ và bé nếu như chúng ta không có chỉ định tuyệt đối, chỉ định đúng đắn về sản khoa.
Vì sức khỏe của bà mẹ và thai nhi, không chỉ người thầy thuốc mà sản phụ cần phải có thái độ thận trọng, không nên lạm dụng việc sinh mổ. Chỉ dùng phương pháp này khi cuộc sinh đường âm đạo có nguy cơ ảnh hưởng đến mẹ, con hoặc cả hai mẹ con.
Nguồn: Trung tâm Truyền thông Giáo dục Sức khỏe Đà Nẵng
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Hứa hẹn của AI đối với sức khỏe phụ nữ Thứ Năm, 16/01/2025, 00:00
- 5 loại củ tốt cho sức khỏe trong mùa đông Thứ Sáu, 10/01/2025, 00:00
- Top 10 trong 100 gương mặt đẹp nhất thế giới năm 2024 Thứ Ba, 07/01/2025, 00:00
- HOẠT ĐỘNG THƯỜNG NIÊN: NÂNG CAO NĂNG LỰC CHO GIÁO VIÊN VỀ GIÁO DỤC GIỚI TÍNH TÌNH DỤC TOÀN DIỆN Thứ Năm, 26/12/2024, 00:00
- Hẹn hò theo kiểu 'Teamakase' nổi lên như một trào lưu mới trong giới trẻ Hàn Quốc Thứ Hai, 25/11/2024, 00:00
- QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH TÊN GỌI TEENAGER (TRẺ VỊ THÀNH NIÊN) Ở MỸ Thứ Sáu, 22/11/2024, 00:00
- Phim tài liệu: Những đứa trẻ trong sương Thứ Bẩy, 16/11/2024, 00:00
- Lịch sử của áo ngực: Từ Corset đến Spandex Thứ Năm, 14/11/2024, 00:00
- Tìm hiểu về Ngày Lễ Độc thân? Thứ Hai, 11/11/2024, 00:00
- TRẺ EM - THỦ LĨNH CỦA SỰ THAY ĐỔI Thứ Ba, 05/11/2024, 00:00
Các tin khác
- Chuyên đề ngoại khoá "Đồng hành cùng tuổi Teen" Thứ Hai, 24/04/2023, 00:00
- Góc tìm hiểu: Tinh trùng sống được bao lâu bạn đã biết chưa? Thứ Sáu, 21/04/2023, 00:00
- Đừng chủ quan với hiện tượng nổi chấm đỏ ở bao quy đầu Thứ Sáu, 21/04/2023, 00:00
- Xét nghiệm tinh dịch đồ giúp chẩn đoán vô sinh Thứ Sáu, 21/04/2023, 00:00
- Khi nào thì nam giới nên đi xét nghiệm tinh dịch đồ? Thứ Sáu, 21/04/2023, 00:00
- Bác sĩ tư vấn: Lưu ý gì trước khi đi khám nam khoa? Thứ Tư, 19/04/2023, 00:00
- Số lượng tinh trùng bao nhiêu là bình thường - bác sĩ Nam khoa tư vấn chi tiết Thứ Tư, 19/04/2023, 00:00
- Các phương pháp khám vô sinh nam chính xác nhất hiện nay Thứ Tư, 19/04/2023, 00:00
- Góc tư vấn: xét nghiệm tinh dịch đồ giá bao nhiêu? Thứ Tư, 19/04/2023, 00:00
- Trào lưu "chữa lành", "tìm kiếm bản thân" từ đâu mà ra? Thứ Tư, 19/04/2023, 00:00
- Những đặc điểm thú vị nên lưu ý về dương vật tuổi dậy thì Thứ Ba, 18/04/2023, 00:00
- Hiểu hơn về quy trình khám nam khoa và lưu ý cần thiết Thứ Ba, 18/04/2023, 00:00