Sao chỉ vợ có "nghĩa vụ" chiều chồng? Thứ Hai, 12/12/2022, 15:00
Mặc dù pháp luật quy định trong chuyện phòng the nếu người vợ không đồng ý thì người chồng không có quyền cưỡng bức, bắt buộc vợ phải đáp ứng nhu cầu của mình. Thế nhưng thực tế, việc áp dụng luật vẫn còn rất xa vời. Bởi ít phụ nữ ý thức được rằng mình có quyền từ chối, hay có quyền kiện chồng mình vì tội cưỡng bức vợ.
Vợ biến thành “nô lệ” trong phòng ngủ
Đã gần 5 năm nay, chị Nguyễn Thị Hiền (Đống Đa, HN) sống trong cảnh hãi hùng về đêm. Với mọi người, đêm là thời khắc được nghỉ ngơi sau một ngày lao động mệt mỏi; còn với chị đêm lại là ác mộng. Tại phòng tư vấn, chị Hiền cho biết năm nay mình đã ngoài 40. Sau lần phầu thuật cắt bỏ u tử cung, chị không còn hứng thú với chuyện chăn gối. Thế nhưng trái ngược với vợ, chồng chị vẫn còn sung mãn, có nhu cầu tình dục rất cao. Nhiều lần, chị phải chiều chồng trong sự nỗ lực cao nhất của bản thân nhưng vẫn không thể nào thỏa mãn theo ý anh.
Mỗi đêm, khi đã thoả mãn xong, anh lăn ra ngủ, không để ý đến cảm giác tủi thân lẫn đau đớn của vợ. Vì không muốn chồng thất vọng, chị âm thầm tìm mua các loại thuốc hỗ trợ nhưng không hiệu quả. Do vậy, chị đành chịu trận mỗi đêm. Có lần đau đớn không chịu nổi, chị nói ra cảm giác của mình với chồng. Cứ nghĩ anh sẽ thông cảm, ai ngờ anh tức giận bỏ ra ngoài rồi chiến tranh lạnh cả tuần, vì cho rằng mình bị coi thường không biết cách mang lại cảm giác hạnh phúc cho vợ. Thế là không còn cách nào khác chị lại cắn răng làm vui lòng chồng.
Kể về nỗi thống khổ không thể nói nên lời của mình, chị Hiền bảo giờ chị có cảm giác giống như “nô lệ tình dục” hằng đêm. Trong quan niệm của anh, chuyện đáp ứng nhu cầu của chồng là điều đương nhiên mà người vợ phải làm. Anh còn chăm sóc đời sống tình dục của mình bằng cách tìm mua các loại thực phẩm chức năng, thuốc bổ thận tráng dương để uống. Chị Hiền hoang mang nói với nhân viên tư vấn rằng không biết đến lúc nào mới thoát khỏi nỗi thống khổ khó nói này.
Khi Luật Bình đẳng giới được tuyên truyền trong cuộc sống, nhiều chị em nói rằng có nghe đến quyền bình đẳng trong chuyện phòng the. Thế nhưng áp dụng được nó hay không mới là điều đáng bàn. Không ít chị em thừa nhận nỗi thống khổ tế nhị ấy nhưng để lên tiếng đòi hỏi quyền lợi cho mình thì hầu như ít người làm được.
Chị Lê Thụy Minh (Thanh Xuân, HN) tâm sự đã hơn hai năm nay chị có cảm giác như mình sắp phát điên vì chuyện đòi hỏi của chồng. Hai đứa con còn nhỏ, thường xuyên đau ốm gần như vắt kiệt sức lực của chị.
Thế nhưng anh chồng không biết đến sự mệt mỏi ấy của vợ, hễ con yên giấc là anh bắt vợ chiều mình. Có lần không chịu nổi sự "thống trị" quá mức của chồng, chị Minh phản ứng. Ngay lập tức, chị nhận mấy cái tát của chồng vì “tội” từ chối chồng.
Từ đó, anh có thói quen hễ vợ không nhiệt tình chiều chồng là thượng cẳng chân hạ cẳng tay. Là một người làm công tác xã hội, chị Minh cũng ít nhiều biết đến quyền của một người vợ chốn phòng the. Thế nhưng chị cho biết nếu kiện chồng, rồi “xấu chàng thì hổ ai”. Sau khi chồng bị xử phạt, liệu hạnh phúc có êm ấm hay gia đình lại tan nát?
Không ít phụ nữ trở thành “nô lệ” chốn phòng the khi bị chồng bạo lực tình dục Ảnh: Int
Đừng bỏ quên “tấm khiên” bảo vệ quyền lợi phụ nữ
Là người đã từng bảo vệ quyền lợi cho nhiều phụ nữ ly hôn, luật sư Nguyễn Bích Lan (Văn phòng Luật sư số 5, Đoàn luật sư Hà Nội) cho biết chính quan niệm “xấu chàng hổ ai”, không đáp ứng đầy đủ cho chồng thì chồng có quyền ra ngoài tìm phụ nữ khác… đã khiến nhiều chị em đành bấm bụng chịu cảnh bị "áp bức" trong quan hệ gối chăn.
Thông thường ý nghĩ đầu tiên của các nạn nhân chốn phòng the là hãy chịu đựng, nếu không thể chịu đựng nổi, thống khổ bế tắc quá thì mới nghĩ đến chuyện ly hôn. Bởi theo họ, ly hôn vì bị chồng đòi hỏi nhiều có vẻ không được hợp lý. Chẳng lẽ chỉ vì hạnh phúc riêng tư của vợ chồng mà để con cái chịu cảnh gia đình tan nát.
Với người đàn ông, vấn đề tình dục đi liền với lòng tự tôn, họ không chấp nhận chuyện riêng của vợ chồng thì lại mang ra cho cả bàn dân thiên hạ đàm tiếu, chê bai, pháp luật xử phạt răn đe... Đa số phụ nữ cho rằng việc kiện chồng, đòi quyền bình đẳng trong cuộc sống chăn gối còn áp lực hơn ngàn lần sự cam chịu kia. Cứ quẩn quanh trong suy nghĩ ấy, nhiều phụ nữ tự trói đời mình vào cảnh bị cưỡng bức mỗi đêm. Và những quy định của pháp luật như “tấm khiên” bảo vệ quyền lợi cho họ trong vấn đề này theo đó bị… bỏ quên.
Trong cuộc sống càng hiện đại, quan niệm trong vấn đề hạnh phúc chăn gối đã trở nên thoáng hơn trước. Câu chuyện tình dục trong đời sống hôn nhân được coi trọng, không ít cặp vợ chồng nhìn nhận theo chiều hướng có văn hoá hơn. Một bộ phận phụ nữ mạnh dạn đòi quyền lợi của mình trong chuyện phòng the.
Nếu cảm thấy đời sống tình dục không hoà hợp, họ có thể nói ra để chồng biết cách khắc phục. Tuy nhiên, không phải sự đấu tranh đòi bình đẳng trong đời sống chăn gối đều có hiệu quả. Bởi thực tế cho thấy chuyện vợ chồng đưa nhau ra toà ly hôn vì không hoà hợp tình dục không còn hiếm thấy trong cuộc sống hiện đại. Trong đó, đa số phụ nữ chủ động đứng đơn ly hôn.
Theo luật sư Lan, vấn đề đặt ra ở đây không phải cổ vũ phụ nữ đấu tranh bảo vệ quyền lợi để rồi cái đích cuối cùng là ly hôn. Mục đích của pháp luật khi đưa ra các quy định là bảo vệ quyền, lợi ích cho vợ, chồng, giáo dục răn đe những người có hành vi bạo lực tình dục, bảo vệ hạnh phúc gia đình. Tuy nhiên, để Luật không bị bỏ quên vẫn cần sự nâng cao nhận thức trong vấn đề này từ chính người chồng, người vợ.
Cần xóa bỏ định kiến giới chỉ có phụ nữ phải chiều chồng, còn đàn ông có quyền hưởng thụ, cưỡng bức, bạo lực để thỏa mãn nhu cầu. Phụ nữ thay vì âm thầm cam chịu thì có thể mạnh dạn nói ra nhu cầu chính đáng của mình để chồng hiểu. Nếu chồng có hành vi cưỡng bức, bạo lực hãy lên tiếng nhờ pháp luật can thiệp thay vì im lặng để hành vi đó ngày càng leo thang.
Về phía người chồng, cần xóa bỏ quan niệm đàn ông chỉ có quyền mà không có nghĩa vụ trong cuộc sống chăn gối vợ chồng. Bởi một khi người chồng chưa giác ngộ, bị pháp luật xử phạt, răn đe sẽ sinh ra tâm lý thù ghét vợ mình. Hạnh phúc gia đình theo đó đổ vỡ là điều khó tránh khỏi.
THU GIANG
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Chấp nhận sự từ chối-Làm thế nào chúng ta có thể biến nỗi đau thành sự phát triển Thứ Hai, 25/11/2024, 00:00
- Rối loạn lo âu về cơ thể: Sự không hoàn hảo của cơ thể không phải là lỗi của bạn! Thứ Hai, 18/11/2024, 00:00
- TẬP HUẤN SỨC KHỎE KINH NGUYỆT CHO CỘNG ĐỒNG KHIẾM THỊ TÌM NGƯỜI HỌC Thứ Sáu, 06/09/2024, 01:56
- ADHD - Bộ não chạy marathon trong khi cơ thể ngồi yên Thứ Hai, 15/07/2024, 00:00
- Tâm thần phân liệt - Một số thông tin cần biết Chủ Nhật, 14/07/2024, 00:00
- Hiệu ứng thông tin sai lệch: Tại sao bạn không nên luôn tin tưởng vào trí nhớ của mình? Thứ Bẩy, 13/07/2024, 00:00
- Để những đứa trẻ khác cha/mẹ cùng nhau lớn lên trong hòa thuận Thứ Sáu, 12/07/2024, 00:00
- Cách đơn giản nhìn thấu một người Thứ Bẩy, 06/07/2024, 00:00
- Khoa học về giấc ngủ: Tiết lộ sự hữu ích đằng sau thời gian "không làm gì" - Phần 3 Thứ Năm, 04/07/2024, 00:00
- Khoa học về giấc ngủ: Tiết lộ sự hữu ích đằng sau thời gian "không làm gì" – Phần 2 Thứ Tư, 03/07/2024, 00:00
Các tin khác
- Về nhà từ chỗ nhân tình, cảnh tượng đập vào mắt khiến tôi thấy có tội Thứ Năm, 08/12/2022, 18:00
- Đàn ông ngoại tình nghĩ gì về nhân tình của họ - tâm sự người trong cuộc Thứ Năm, 08/12/2022, 17:00
- Được chồng 'điểm 10' hết mực yêu thương nhưng tôi vẫn muốn ly hôn Thứ Năm, 08/12/2022, 15:00
- Phụ nữ đã bước chân đi ngoại tình, có còn quay lại được hay không? Thứ Năm, 08/12/2022, 14:00
- 7 lý do đàn ông ngoại tình nhưng không bỏ vợ Thứ Năm, 08/12/2022, 13:00
- Kỹ năng từ chối: Hãy học cách nói “không” trong 3 tình huống phổ biến Thứ Hai, 05/12/2022, 17:00
- Các Hiệu Ứng Tâm Lý Tình Yêu Thứ Hai, 05/12/2022, 17:00
- 7 cách cân bằng cảm xúc giúp cuộc sống thành công hơn Thứ Hai, 05/12/2022, 16:00
- Vì Sao Bị Từ Chối Lại Đau Như Vậy Thứ Hai, 05/12/2022, 16:00
- KHI TỎ TÌNH BỊ TỪ CHỐI THÌ LÀM GÌ CHO “NGẦU” Thứ Hai, 05/12/2022, 15:00
- Ghosting - khi một người im lặng biến mất không một lời giải thích trong một mối quan hệ Thứ Năm, 01/12/2022, 19:00
- Vì Sao Bị Từ Chối Lại Đau Như Vậy Thứ Năm, 01/12/2022, 18:00