1. Hiệu ứng cầu treo (Suspension Bridge effect) trong tình yêu.
Hiệu ứng cầu treo diễn ra khi một người bước qua một chiếc cầu treo lơ lửng, khiến anh ta cảm thấy nguy hiểm rồi bỗng dưng anh ấy nhìn thấy một người phụ nữ ở đó. Khi nỗi sợ hãi vì đang ở độ cao nguy hiểm khiến tim anh ta đập mạnh, anh ta lại hiểu nhầm rằng phản ứng đó là vì nhìn thấy người phụ nữ kia. Nói ngắn gọn hơn, khi một người đang ở trong trạng thái hoảng loạn, sợ hãi và hồi hộp nhưng anh ta thấy bạn, anh ta sẽ tưởng rằng anh ta yêu bạn ( nhưng đôi khi nếu diễn biến tốt cũng có thể là yêu thật =]] ).
1. Hiệu ứng cầu treo (Suspension Bridge effect) trong tình yêu.
Hiệu ứng cầu treo diễn ra khi một người bước qua một chiếc cầu treo lơ lửng, khiến anh ta cảm thấy nguy hiểm rồi bỗng dưng anh ấy nhìn thấy một người phụ nữ ở đó. Khi nỗi sợ hãi vì đang ở độ cao nguy hiểm khiến tim anh ta đập mạnh, anh ta lại hiểu nhầm rằng phản ứng đó là vì nhìn thấy người phụ nữ kia. Nói ngắn gọn hơn, khi một người đang ở trong trạng thái hoảng loạn, sợ hãi và hồi hộp nhưng anh ta thấy bạn, anh ta sẽ tưởng rằng anh ta yêu bạn ( nhưng đôi khi nếu diễn biến tốt cũng có thể là yêu thật =]] ).
Vậy việc này nên giải thích trong tình yêu mỗi ngày như thế nào?
Khi một người nào đó đang trong những cơn chấn động cảm xúc, đang cảm thấy bản thân lạc lõng trong sự sợ hãi hoặc áp lực nào đó. Những cảm xúc và nhịp đập trong cơ thể họ đang hỗn loạn, nhưng rồi một ai đó xuất hiện. Cảm gíac đó khiến họ tưởng rằng họ yêu người ấy. Và rồi khi nguy hiểm qua đi, khi hỗn loạn đã hết, cuộc sống của họ trở lại bình thường thì liệu cảm xúc mà họ hiểu lầm ấy có còn là thật nữa hay không?
Cho nên trong tình yêu phải cân nhắc thật kĩ tình yêu mà bạn đang cảm nhận liệu có thực sự là tình yêu hay không? Hay chỉ là trong giây phút cuộc sống của bạn đang tràn đầy bế tắc và đen tối, bạn xem người kia như một vầng sáng mà bám lấy họ như một cái phao cứu sinh. Để rồi khi không còn cần họ nữa, bạn lại nói rằng tình cảm đó chỉ là hiểu nhầm. Hãy chịu trách nhiệm với cảm xúc của mình, đừng chỉ vì một sự nhầm lẫn trong cảm xúc mà làm người khác đau khổ, cũng như làm chính mình đau khổ.
Tuy nhiên, nó cũng có mặt tốt. Nếu như các bạn đang trong một mối quan hệ nhưng cảm thấy tình cảm đang đi dần đến sự nhàm chán hoặc trung hoà. Một chút chất xúc tác nguy hiểm như gặp chuyện khó khăn nào đó, như là cùng nhau trải nghiệm những điều mới mẻ khiến tim đập mạnh và nhịp cảm của cơ thể rối loạn, lúc đó tình cảm sẽ lại thắm thiết hơn vì họ cảm nhận những phản ứng cơ thể ấy là tình yêu.
2. Hiệu ứng Matthew trong tâm lý học được dân gian Tây phương dùng để đặt tên cho việc “người giàu thì trở nên giàu hơn, còn người nghèo thì lại càng nghèo hơn”. Giống như khi một người có cơ hội và nắm bắt cơ hội trong cuộc sống, ánh hào quang xung quanh cơ hội đó sẽ giúp họ đang được nhiều điều mà họ mong muốn hơn trong tương lai.
Nhưng ta cũng có thể giải thích hiệu ứng này qua tình yêu, nếu như “người giàu càng giàu còn nghèo càng nghèo” , thì có thể nói rằng khi yêu, “người ở thế yếu thì càng yếu đi, người ở vế “trên” trong tình yêu thì lại càng mạnh hơn”. Nếu như một tình yêu mà ở đó một người luôn tôn sùng người khác, luôn ngưỡng mộ người yêu của mình và thậm chí sẵn sàng nghĩ bản thân mình đang được “may mắn” cũng như được “ban phước” khi yêu ng đó, thì tình yêu đó vốn dĩ chỉ dày vò và tước đi lòng tự tôn của họ.
Khi bạn một mực lấy lòng người khác, hoặc là lấy lòng người yêu để có được sự chú ý của họ, khiến bạn hi sinh bản thân nhiều hơn. Bạn tự bỏ đi cơ hội vun vén điểm mạnh của bản thân, chỉ để có đủ năng lượng theo đuổi điểm mạnh của người khác. Tình yêu hay ở đâu cũng vậy, hãy luôn đối xử với bản thân mình tốt nhất, rồi mới đến người khác. Nếu như bạn không cố gắng vì bản thân, không khiến chính mình trở nên ưu tú hơn thì cơ hội có được hạnh phúc của bạn sẽ thấp hơn những người đang cố gắng.
3. Hiệu ứng tiếp xúc thường xuyên (Mere-exposure effect) ( còn có thể gọi là gặp/thấy nhiều nên lờn mặt luôn) =]]
Đây là hiệu ứng được thử nghiệm từ nhà khoa học Robert Zajonc (1968), giải thích rằng chúng ta tiếp xúc với điều gì đó thường xuyên, ta sẽ thấy có cảm tình và cảm giác thân thuộc với nó. Cũng như khi ta nhìn thấy ai đó với tần suất nhiều hơn, ta sẽ dễ dàng cảm mến người đó hơn. Việt Nam mình có câu “lửa gần rơm lâu ngày cũng bén” hoặc “mưa dầm thấm lâu” là vậy đó. Cho nên trong tình yêu, khi bạn muốn Theo đuổi một ai đó, tần suất người đó nhìn thấy bạn sẽ khiến trí nhớ của họ ghi dấu khuôn mặt và hình ảnh về bạn nhiều hơn, khiến họ cảm thấy tin tưởng và giảm đi sự đề phòng với bạn.
Một nhà khoa học của Trung Quốc cũng từng kiểm chứng hiệu ứng này bằng cách để những người tham gia nghiên cứu đánh giá mức độ yêu thích của họ qua những bức ảnh của người khác giới. Mỗi nhóm được chia ra thành: một nhóm xem ảnh 20 lần, 1 nhóm xem ảnh 10 lần và nhóm còn lại xem 1 lần. Kết quả cho ra rằng ảnh nào đc xem nhiều lần hơn thì lại được yêu thích cao hơn.
Cho nên lời khuyên của mình sau 3 hiệu ứng chính là: nếu như bạn thích ai đó, hãy cải thiện bản thân mình trước. Nhìn xem chính mình có điểm gì tốt và điểm gì không tốt, cải thiện những điều khiến bản thân tự ti, sau đó yêu người khác bằng tất cả sự tự tin và trân trọng bản thân của bạn. Điều tiếp theo là đừng bỏ cuộc khi thích một ai đó, nếu như người đó quá xa xôi, liệu có thể nhìn và cố gặp họ một lần trước khi ngừng thích hay không? Nếu như người đó có khả năng tiếp cận, liệu có thể vẽ ra kế hoạch để đến gần người đó nhưng không gây ra khó chịu cho họ, ngược lại làm tăng thiện cảm hay không?
Và luôn luôn ghi nhớ rằng đừng để những cảm xúc bất đồng, hỗn loạn của bản thân làm khổ người khác. Hãy chắc chắn rằng bạn chịu trách nhiệm với nỗi đau của chính mình trước, rồi sau đó đi yêu người khác. Hoặc ngay cả khi yêu ai đó rồi, cũng cố gắng hoàn thiện bản thân và tự chữa lành cho mình mỗi ngày, đừng đặt trach nhiệm soi sáng cuộc đời bạn cho một người nào khác bản thân mình.
Nguồn Trải nghiệm sống VN