Giao diện chuẩn

SỢ HÃI HẠNH PHÚC - KHAO KHÁT VÀ TRỐN CHẠY Thứ Tư, 08/09/2021, 15:00

SỢ HÃI HẠNH PHÚC - KHAO KHÁT VÀ TRỐN CHẠY


Người ta thèm khát hạnh phúc, còn tôi thì sợ hãi nó…



Đã không ít lần tôi tự trách móc, than thở với cuộc đời này: “Thà cuộc sống cứ đều đều còn hơn cứ vui được lúc này thì lại phải đổi bằng nỗi buồn lúc khác, đó là sự công bằng ư? Sao có người thấy hạnh phúc hoài mà người ta có phải đánh đổi gì đâu?”

Rồi xây từ trải nghiệm, không biết từ lúc nào tôi đã bắt đầu nhen nhóm suy nghĩ lo sợ khi mình có một khoảng thời gian quá tươi đẹp, vì tôi tin rằng không sớm thì muộn thôi tôi sẽ phải trả giá bằng một khoảng thời gian đen tối khác. Nỗi sợ đó khiến tôi gần như khó lòng mà tận hưởng trọn vẹn được những giây phút hạnh phúc mình đang có.
Tôi đã cứ tưởng mình là người duy nhất như vậy, thì ra không phải.
Một nghiên cứu của Joshanloo và Weijers năm 2014 cũng đã khám phá, niềm tin rằng niềm vui, hạnh phúc có thể gây ra hoặc kéo theo những nỗi buồn hay những sự kiện tồi tệ sau đó là một niềm tin khá phổ biến. Và đó là một trong số những biểu hiện của chứng sợ hạnh phúc.
Chứng sợ hạnh phúc [Cherophobia] hay chứng sợ niềm vui [Hedonophobia] nhằm để chỉ những người trải qua nỗi sợ hãi quá mức về niềm vui và hạnh phúc. Dần dần họ có xu hướng né tránh tham gia vào bất kỳ hoạt động hay sự kiện gì có thể khiến họ vui vẻ.
Tôi tự thấy mình là người may mắn khi chỉ dừng lại ở mặt suy nghĩ và kéo dài trong một giai đoạn ngắn lúc tôi ở tuổi dậy thì. Nhưng có nhiều người khác đã phải sống chung với chứng sợ hạnh phúc lâu đến nỗi nó có những biểu hiện gần giống với rối loạn lo âu.
Trong một cuộc phỏng vấn với trang tin tức The Metro, Blogger Stephanie Yeboah đã mô tả về cảm giác sống chung với chứng sợ hạnh phúc, “sau cùng, đó là một cảm giác hoàn toàn tuyệt vọng; dẫn đến lo âu hay cảnh giác với việc tham gia hoặc chủ động làm bất kỳ điều gì mang đến hạnh phúc bởi vì bạn cảm nhận rằng nó sẽ không kéo dài lâu…Sợ hãi hạnh phúc không có nghĩa rằng họ luôn luôn sống trong nỗi buồn. Trong trường hợp của tôi, chứng sợ hạnh phúc được kích hoạt và làm trầm trọng thêm bởi những sự kiện đau buồn. Thậm chí những thứ như ăn mừng một chiến thắng, hoàn thành một nhiệm vụ khó khăn hoặc có được một khách hàng cũng khiến tôi không mấy dễ chịu.”
Hay câu chuyện của Meg, một trong số những khách hàng của Bác sĩ Carrie Barron. Đây là một đoạn độc thoại của Meg:
????“Đây là tôi. Tôi đang mang điều này. Chứng sợ niềm vui, hạnh phúc. Khi cuộc sống đang tốt đẹp và tôi cho phép mình tận hưởng một vài phút, cảm giác thật hạnh phúc, thảnh thơi; phút sau, một thứ gì đó tồi tệ xảy ra hoặc phải là như vậy. Tôi dừng dòng chảy cảm xúc tốt đẹp của chính mình.
Tôi đọc được rằng những người bị vấn đề này không muốn xem phim hài, nghe nhạc, chơi game, tiệc tùng hay đi chơi đêm. Những thứ đó khiến họ hoảng sợ. Có thể là tội lỗi hoặc sợ bị trừng phạt. Một trải nghiệm thời thơ ấu gây ra nó, đó là hệ quả của việc bạn cho phép bản thân tận hưởng – như một người đã sống sót ở trường công giáo, kiểu như vậy. [một phép so sánh với những đứa trẻ từng học trong những trường Công Giáo xưa với những quy định, chuẩn mực trái tự nhiên và chúng đã phải trải qua nhiều cảm xúc khủng khiếp gây ra bởi thầy cô, bạn bè]. Nó trở nên gắn liền với sự xấu hổ. Hãy nhớ lại những thực nghiệm phản ứng có điều kiện của Pavlov hay Skinner, khi một con chuột ăn một mẫu bánh vụn, một cú sóc điện sẽ truyền đến, nên nó học được cách né tránh nó? Niềm vui liên kết với nỗi đau.
Mọi người có thể gặp phải nó từ gia đình của họ. Tôi luôn nghĩ về bộ phim August Osage County nơi có một cô bé cầu nguyện có một đôi giày cao bồi màu đỏ vào dịp Giáng sinh. Cô ấy mở lớp giấy gói đẹp đẽ và tìm thấy một đôi giày lao động của nam giới đầy bùn và bốc mùi hôi thối. Người mẹ nghĩ rằng trò đùa của cô ta và sự bẽ mặt của cô bé là thứ hài hước nhất từ trước đến nay. Sự đau khổ tột cùng.
Tôi có thể liên hệ với điều đó. Không phải với mẹ hay người em gái luôn ủng hộ phía sau tôi, nhưng đó là hai người chị khác của tôi. Họ đã thường thiếu nhạy cảm, làm bất cứ điều gì họ có, chế giễu. Khi tôi có một cậu bạn trai ở trường cấp 3 và chị cả của tôi đã lướt qua phòng ngủ của tôi với bộ đồ ở nhà bằng lụa và chế giễu về thân hình quả lê của tôi. Tôi không đùa bạn đâu. Cô ấy thậm chí còn bắt đầu xoa vai của cậu bạn kia. Ặc. Và một chị gái khác cũng dùng cách này để phá đám… mang một đám bạn say xỉn phá tan tành bữa tiệc tối của tôi. Một cơn giận dữ trong ngày sinh nhật của bạn. Mặc một chiếc áo sơ mi ưa thích của bạn mà không nói một lời và đốt một lỗ thuốc lá trên đó. Họ uống rượu, hít coca, ngủ chổ này chổ kia, đi về muộn và không một ai biết họ đã ở đâu. Họ đã nghĩ họ quá chất nhưng nó đã vượt ra ngoài tầm kiểm soát. Có thể với tư tưởng khoái lạc (“Niềm vui là thứ quan trọng nhất” là châm ngôn của họ). Tôi chỉ đi theo hướng khác, bị đẩy lùi, sợ hãi thái quá. Nếu tôi vui vẻ, bằng cách nào đó tôi sẽ rơi vào điểm mù hoặc trở nên… thô thiển theo một cách nào đó.“
Ngày nay, khi cuộc sống đủ đầy hơn, việc theo đuổi hạnh phúc trở thành một chủ đề được nhiều người quan tâm và bàn tán. Có vẻ sẽ là có chút “không bình thường” nếu ai đó sợ hãi cảm xúc tốt đẹp, tích cực này. Nếu nó đơn thuần chỉ là suy nghĩ tạm thời khi trải qua một số tình huống trong đời sống thì chắc hẳn sẽ dễ dàng hơn để hiểu nhưng nếu như nó có một sự liên kết với những trải nghiệm thời thơ ấu thì đó là một điều đáng quan ngại hơn nhiều. Chứng sợ hạnh phúc có thể không được thể hiện bằng lời nói vì chính người đang gặp phải đang không nhận thức được điều đó. Nỗi sợ hãi có thể biểu hiện thông qua cảm giác ở các cơ quan trong cơ thể (cảm giác bồn chồn, lo lắng không tên, đau bụng, nhức đầu…) hay nảy sinh xung đột với những người mà ta yêu thương (sự khó chịu bộc phát ngay sau một sự kiện, khoảnh khắc vui vẻ; đột nhiên muốn biến mất khỏi một thời điểm đang ngập tràn niềm vui, hạnh phúc trong ngày).
Bạn là người đang làm chủ niềm vui, hạnh phúc của chính mình hay niềm vui, hạnh phúc đang làm chủ bạn?
_Chuyện mầm hạnh phúc_
_________________
Nguồn tham khảo:
Carrie Barron. (2016). “If You Fear, Shun or Avoid Pleasure.” Psychology Today, Sussex Publishers, http://www.psychologytoday.com/.../if-you-fear-shun-or....
Lindsay Dodgson. (2018). “Cherophobia Is the Fear of Being Happy, and It’s More Common than You Might Think.” ScienceAlert, http://www.sciencealert.com/cherophobia-is-the-fear-of....
Jessica Swainston. (2020) “Cherophobia Explained: Fear of Happiness & How to Overcome It.” PositivePsychology.com, positivepsychology.com/cherophobia/.
 
Lượt xem: 1256

Nhận xét(0 Nhận xét)

Chưa có nhận xét nào

Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét  của bạn.

Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *




Các tin mới hơn


Các tin khác


Đăng ký nhận bản tin

Nhận qua email bản tin thông báo về ấn phẩm, chương trình và sự kiện của Tâm sự 360.

Đối tác

IPPF
Logo-Rockefeller
Save-Child
CORDAID

Liên kết website

CCIHP
Lao động xa nhà

Đóng góp - Tài trợ

Thanh niên Việt Nam cần sự chung tay của bạn để có một cuộc sống lành mạnh, an toàn, thỏa mãn và tương lai bền vững.



Thống kê truy cập

Số người đang online: 7
Lượt truy cập: 34710069

bandar togel terbaik slot online gampang maxwin 10 Daftar Bandar Togel Terbaik Togel Terbaik Dan Terbesar Min Bett 100 Perak 5Daftar Situs Bandar Togel Terpercaya Situs togel Resmi dan Terpercaya Aplikasi bandartogel terbaik dan terbesar di indonesia 5 Rekomendasi Situs Bandar Togel terbaik Rekomendasi Situs Bandar Togel Terbaik SLOT GACOR : Slot Online Gacor Terbaik SLOT DEMO : Slot Demo Gacor Terlengkap 5 Daftar Situs Bo Bandar Togel Terbaik 10 Daftar Bandar Togel Terbesar Dan Terbaik Daftar Bo Bandar Togel Terbaik 10 Daftar Bandar Togel Terbaik 10 Daftar Bandar Togel Terbaik Rekomendasi Slot Demo Anti Lag Slot Demo Gacor Situs Bandar Togel Resmi Rekomendasi Slot Demo Anti Lag TOTO ONLINE Akun Slot Demo Gacor Terlengkap 10 Daftar Bandar Togel Terbaik