Hầu hết chúng ta đều trải qua nó trong tiến trình của một đời người.
Sự buồn chán không chỉ là một tình trạng khó chịu nhỏ trong cuộc sống mà ai cũng có thể trải qua. Tuy nhiên, gần như không có nghiên cứu nào về sự buồn chán tại Việt Nam, buồn chán thường chỉ được xem là một trong số những biểu hiện của các vấn đề khác như trầm cảm, rối loạn lo âu, rối loạn căng thẳng hậu sang chấn (PTSD)…Nhưng có vẻ như không đơn giản như vậy, một nghiên cứu tại Mỹ cho thấy có khoảng 30 – 90% người lớn trải qua sự buồn chán trong cuộc sống hằng ngày của họ vào một vài thời điểm, trong khi đó có đến 91 – 98% người trẻ trải qua trạng thái này. Sự buồn chán có thể là yếu tố dự đoán của cô đơn, tức giận, buồn bã, và lo âu. Như Kierkegaard nhấn mạnh “Buồn chán là gốc rễ của sự xấu xa”. Buồn chán như một kiểu động lực thúc đẩy chúng ta cần phải làm gì đó để loại bỏ nỗi đau, sự khó chịu này. Những người trải qua buồn chán kéo dài có nguy cơ nghiện rượu, làm dụng chất, hay là có xu hướng cờ bạc.
Để bắt tay vào việc tìm cách thoát khỏi sự buồn chán, trước tiên chúng ta hãy cùng tìm hiểu một vài nguyên nhân chính gây ra nó.
(1) Sự đơn điệu, tẻ nhạt trong tâm trí
Buồn chán tương tự như sự mệt mỏi tinh thần và gây ra bởi sự lặp đi lặp lại hoặc thiếu hứng thú với chi tiết của các nhiệm vụ (ví dụ như những nhiệm vụ yêu cầu sự chú ý liên tục, ngồi đợi ở sân bay, người tù nhân bị nhốt sau song sắt…). Bất kỳ trải nghiệm nào có thể dự đoán được và lặp đi lặp lại đều dễ trở nên nhàm chán. Nhìn chung, quá nhiều thứ giống nhau và quá ít kích thích khiến con người thiếu đi sự thèm muốn và cảm giác muốn bước vào.
Sự nhập tâm hay trạng thái “dòng chảy” là một trạng thái mà một người nhấn chìm hoàn toàn vào một nhiệm vụ đầy thách thức nhưng cũng rất phù hợp với khả năng của họ, na ná như việc vẫn đang ở trong “vùng an toàn”. Trạng thái “dòng chảy” xảy ra khi những kỹ năng của một người phù hợp với mức độ thử thách bởi môi trường mang lại, và khi một nhiệm vụ bao gồm những mục tiêu rõ ràng và được phản hồi tức thì. Những nhiệm vụ quá dễ sẽ gây nên nhàm chán. Ngược lại, những nhiệm vụ mà con người nhận thấy quá khó khăn để hoàn thành lại dẫn đến sự lo âu.
Một vài cá nhân có thể dễ buồn chán hơn những người khác bởi họ có một nhu cầu mạnh mẽ về sự mới lạ, hào hứng và khác biệt. Những người tìm kiếm cảm giác này (ví dụ như nhảy dù…) có thể nhận thấy thế giới chuyển dịch quá chậm chạp. Nhu cầu về kích thích bên ngoài có thể giải thích tại sao những người hướng ngoại có xu hướng đặc biệt dễ bị buồn chán. Việc tìm kiếm sự mới mẻ và chấp nhận rủi ro là cách mà những người đó tự chữa trị cho sự nhàm chán của chính mình.
Buồn chán có mối liên hệ với các vấn đề về chú ý. Những gì khiến chúng ta buồn chán sẽ không bao giờ có được sự chú ý hoàn toàn từ ta. Sau tất cả, thật khó để hứng thú với điều gì khi ta không thể tập trung vào nó. Những người gặp phải vấn đề về chú ý trong thời gian dài, ví dụ như rối loại tăng động giảm chú ý (ADHD), có xu hướng buồn chán cao.
(5) Thiếu nhận thức về cảm xúc
Những người thiếu sự tự nhận thức thường dễ buồn chán. Những cá nhân buồn chán không thể kết nối được với những gì họ mong đợi hay muốn làm. Họ có vấn đề trong việc diễn tả những cảm xúc của chính mình. Sự bất lực trong việc biết được điều gì khiến họ vui vẻ có thể dẫn đến sự buồn chán hiện hữu rõ nét và lâu dài hơn. Không biết được chúng ta đang tìm kiếm điều gì trong thế giới này có nghĩa rằng chúng ta thiếu khả năng lựa chọn mục tiêu phù hợp.
(6) Thiếu kỹ năng tạo hứng thú bên trong
Những cá nhân thiếu nguồn lực bên trong để đối phó phù hợp với sự buồn chán sẽ phù thuộc vào kích thích bên ngoài. Nếu như không có những kỹ năng tạo hứng thú từ bên trong, thế giới bên ngoài sẽ luôn không thể cung cấp đủ sự hứng thú và mới mẻ.
Những người cảm thấy rất buồn chán khi họ bị mắc kẹt. Cảm giác bị mắc kẹt là một phần không nhỏ của sự buồn chán. Đó là khi họ bị dính lấy hay ràm buộc khiến ý chí của họ không thể thoát ra được. Ví dụ, thanh thiếu niên là một giai đoạn đỉnh điểm của sự buồn chán, phần lớn bởi vì trẻ em và thanh thiếu niên thường không có được nhiều quyền lực để kiểm soát những gì họ muốn làm.
( 8 ) Vai trò của văn hóa
Theo nhiều cách, buồn chán là một thứ xa xỉ của thế giới hiện đại. Buồn chán đã không thực sự tồn tại cho đến cuối thế kỷ 18. Nó xuất hiện khi thời kỳ Khai sáng nhường chổ cho Thời đại cách mạng công nghiệp. Trong lịch sử sơ khai của loại người, khi tổ tiên của chúng ta phải dành hầu hết thời gian trong một ngày để đảm bảo có được thức ăn và chổ ở, sự buồn chán không phải là một lựa chọn.
Và giờ sẽ là một vài gợi ý dành cho bạn, buồn chán đến từ đâu thì sẽ bắt đầu sửa từ đó bạn nhé.
Dọn dẹp tâm trí với vài phút hít thở, đứng dậy vận động hay nghe một bản nhạc khiến bạn phải nhún nhảy, lắc đầu, dập chân theo
Dọn dẹp không gian: lau chùi cái kệ sách, xếp lại tủ quần áo, lau nhà, hay dọn lại bàn làm việc. Mọi thứ thoáng đãng trong tầm mắt sẽ để bạn dễ dàng chú ý đến các cần chú ý hơn.
Thử học một cái gì đó mới khi thấy bản thân mình đã "cũ". Những khóa học miễn phí trên coursera, udemy.... hay các video trên Youtube vẫn luôn chào đón bạn.
Một danh sách nhắc nhở việc cần làm và hoàn thành lần lượt là một điều bạn cần nếu sự tự ghi nhớ và quản lý quá khó khăn.
"Có điều gì có thể khiến mình vui hơn ngay lúc này không?" là câu hỏi bạn nên dành cho mình khi sự buồn chán ập đến và có thể nó đang sắp sửa tìm cách nhấn chìm bạn.
Biên tập bởi: Chuyện mầm hạnh phúc