Ranh giới giữa sạch và bẩn ở vùng kín Thứ Hai, 30/11/-0001, 00:00
Sạch và bẩn ở vùng kín có dễ nhận biết?
Vệ sinh hàng ngày vùng kín rất quan trọng để loại bỏ các chất bẩn và phòng ngừa viêm nhiễm.
Thế nhưng, nếu chủ quan quên hoặc phát huy tối đa việc làm sạch sẽ gây ra hiệu ứng ngược.
Sai lầm thường gặp
Âm đạo của phụ nữ thường xuyên chứa nhiều vi khuẩn có ích. Những vi sinh vật này có khả năng ngăn chặn sự phát triển của nhiều mầm bệnh, khiến cho khu vực này tự làm sạch một cách tự nhiên. Chính vì thế, rửa quá nhiều sẽ làm mất đi những vi sinh vật có ích này.
Âm đạo của phụ nữ thường xuyên chứa nhiều vi khuẩn có ích. Những vi sinh vật này có khả năng ngăn chặn sự phát triển của nhiều mầm bệnh, khiến cho khu vực này tự làm sạch một cách tự nhiên. Chính vì thế, rửa quá nhiều sẽ làm mất đi những vi sinh vật có ích này.
Những thói quen có hại có thể kể đến như sau:
- Rửa bằng sữa tắm, xà phòng. Đây là một sai lầm thường gặp, nhất là trong mùa hè. Nhiều phụ nữ tranh thủ khi tắm liền vệ sinh ngay vùng kín bằng chính sữa tắm, xà phòng đang dùng. Những sản phẩm này có tính sát khuẩn cao, có chất kiềm, sẽ làm thay đổi pH âm đạo, gây mất cân bằng sinh lý, vừa dễ bị viêm nhiễm, vừa ảnh hưởng trực tiếp tới quan hệ tình dục.
- “Ngâm” trong chậu nước. Thói quen này lại hay gặp ở nhiều phụ nữ nông thôn. Nhiều người pha nước muối loãng, hoặc ngâm nước lá trầu không để rửa vốn rất khoa học, nhưng lại biến nó thành không khoa học về cách vệ sinh của mình. Đó là thay vì lấy nước ra rửa từ từ vùng kín, họ lại ngâm cả khu vực này vào trong chậu vài ba phút. Như vậy, vô tình, những vi khuẩn vốn rất sẵn có ở hậu môn được dịp lan vào nước và tấn công lại vùng kín.
- Rửa thẳng bằng vòi nước mạnh. Dùng vòi xịt hoặc vòi hoa sen tia nước nhẹ rửa nhẹ nhàng bên ngoài vùng kín sẽ rất sạch. Nhưng nếu dùng vòi nước mạnh xối thẳng vào vùng kín lại rất hại. Dòng nước mạnh này sẽ khiến các vi khuẩn có lợi bị đánh bật ra khỏi đây, vì thế, vùng nhạy cảm của bạn lại càng có nguy cơ dễ viêm nhiễm hơn do không được chúng bảo vệ.
- Chọn dung dịch vệ sinh không phù hợp. Một số loại dung dịch chỉ dùng trong trường hợp kết hợp điều trị viêm nhiễm phụ khoa do có nhiều chất kháng sinh, sát khuẩn. Một số loại khác lại dùng hàng ngày, có tác dụng làm sạch nhẹ nhàng, ngăn ngừa vi trùng gây bệnh viêm nhiễm phụ khoa. Vậy nên, cách tốt nhất để lựa chọn đúng là người dùng cần đọc kỹ thành phần, hiểu đúng tính chất của sản phẩm và chỉ được dùng những sản phẩm rõ nguồn gốc xuất xứ, có uy tín. Nếu không có điều kiện, có thể dùng nước ấm và sạch để làm vệ sinh thông thường sau mỗi lần đại, tiểu tiện.
Lưu ý khi chăm sóc “tam giác vàng”
Chăm sóc thế nào cho vùng kín của mình luôn khỏe mạnh để sẵn sàng đón nhận thiên chức làm vợ làm mẹ trong tương lai, là điều bạn gái nên biết. Để chăm sóc tốt vùng kín, phòng ngừa bệnh tật, bạn gái cần chú ý:
- Rửa vùng kín mỗi ngày, nhất là sau khi đi vệ sinh, bằng sản phẩm vệ sinh phụ nữ chuyên dụng.
- Vệ sinh sạch sẽ thường xuyên trong thời kỳ kinh nguyệt, thai nghén, hậu sản, những ngày ra nhiều huyết trắng (thay băng vệ sinh hàng ngày sau 4 giờ, với băng vệ sinh đặt trong âm đạo cần thay sau mỗi 2 giờ). Không nên để quá lâu dễ gây khô âm đạo, kích ứng niêm mạc, vi khuẩn phát triển nhanh, làm tăng nguy cơ viêm nhiễm.
- Vệ sinh sạch sẽ cho cả hai người trước và sau khi quan hệ tình dục.
- Giữ cho vùng kín càng khô ráo càng tốt. Tránh mặc quần áo chật, quần ẩm ướt, không nên mặc đồ lót bó sát ngăn da tiếp xúc với không khí gây rối loạn tuần hoàn máu, thay quần lót thường xuyên.
- Không thụt rửa âm đạo khi không có chỉ dẫn của thầy thuốc, vì việc thụt rửa dễ ảnh hưởng tới pH, cân bằng sinh lý âm đạo.
- Không nên dùng xà phòng hay các chất tẩy rửa mạnh để vệ sinh vùng kín.
- Không dùng nước bẩn có nhiều vi sinh vật như nước ao hồ, kênh rạch để tắm rửa vệ sinh.
- Khi đã mắc bệnh phải đi khám phụ khoa ngay để xác định nguyên nhân gây bệnh và có biện pháp điều trị kịp thời.
Lượt xem: 1186
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chưa có nhận xét nào
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Cách để người phụ nữ vượt qua nỗi sợ hãi khi mang thai và sinh con Thứ Sáu, 15/03/2024, 12:00
- 10 loại thực phẩm nhiều sắt - phụ nữ nên ăn sau ngày 'đèn đỏ' Thứ Ba, 20/02/2024, 00:00
- Quan hệ tình dục trong ngày 'đèn đỏ' có lợi ích và rủi ro gì? Thứ Ba, 20/02/2024, 00:00
- Ra máu bất thường có phải là dấu hiệu ung thư buồng trứng? Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- 6 loại thực phẩm bà bầu cần tránh khi mang thai Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- Có nên đi bộ, tập thể dục trong ngày 'đèn đỏ'? Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- Rượu bia ngày Tết có ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản? Thứ Bẩy, 10/02/2024, 00:00
- Vì sao phải khám sàng lọc trước khi mang thai? Thứ Tư, 07/02/2024, 10:45
- Phòng tránh các bệnh lây truyền từ mẹ sang con Thứ Tư, 07/02/2024, 00:00
- 5 dấu hiệu cảnh báo u xơ tử cung - nhận biết sớm để can thiệp hiệu quả Thứ Tư, 07/02/2024, 00:00