Giao diện chuẩn

Quyền sức khỏe sinh sản, tình dục: Thanh niên hỏi, nhà quản lý trả lời Thứ Năm, 25/12/2014, 12:05

Quyền sức khỏe sinh sản, tình dục: Thanh niên hỏi, nhà quản lý trả lời

Một số thanh niên tham dự Diễn đàn

“Chính mẹ em cũng nghĩ em không nên có người yêu, có chồng vì em như thế này thì làm sao mà giữ được chồng...”, Nguyễn Ánh Ng., thanh niên khuyết tật vận động chia sẻ.

“Trước hơn hai trăm học sinh, cô hỏi: bạn này là con trai hay con gái. Cô đòi khám. Em cảm thấy bị xúc phạm, thấy buồn vô cùng”, Hà Duy L., thanh niên chuyển giới chia sẻ.
  •  Thông tin thêm về Diễn đàn, bạn xem ở đường link này 
  • Thông tin chi tiết về khuyến nghị của thanh niên và phản hồi từ các nhà quản lý, bạn có thể xem chi tiết tại đây

Quyền SKSSTD của thanh niên: khoảng trống còn bỏ ngỏ

Thanh niên khuyết tật vẫn đang bị coi là người “vô tính”: không nhu cầu tình dục, không nên sinh con vì sẽ làm “tăng gánh nặng” cho bản thân và mọi người. Quan niệm ấy, cách nghĩ ấy đang khiến cho thanh niên khuyết tật gặp biết bao khó khăn, hệ lụy trên con đường tìm đến với tình yêu và hạnh phúc.
Khi là chính mình, thanh niên đồng tính, song tính và chuyển giới có thể bị kỳ thị và phân biệt đối xử, bị bạo lực cả về thể xác, tinh thần bởi chính những người xung quanh.
Để giải quyết các vấn đề như cơm, áo, gạo, tiền, thanh niên di cư bị cuốn vào vòng quay của công việc. Nhiều người trong số họ đang phải đối mặt với các vấn đề về sức khỏe sinh sản, tình dục (SKSSTD) như: quan hệ tình dục, phá thai không an toàn và làm mẹ đơn thân, nhiễm khuẩn đường sinh sản và bệnh lây truyền qua đường tình dục.
 
Kịch tình huống thể hiện khoảng trống trong tiếp cận thông tin, dịch vụ chăm sóc SKSSTD của thanh niên
 
Học sinh, sinh viên ngỡ là nhóm “an toàn” nhất vì có nhiều điều kiện thuận lợi về tri thức, công nghệ trong bối cảnh Internet phát triển mạnh mẽ. Nhưng riêng chuyện SKSSTD vẫn có những khó khăn như biết bao nhiêu nhóm khác. Ngay chính công nghệ, chính Internet cũng đang đẩy học sinh, sinh viên vào vòng quanh của thông tin. “Nhiễu” và “rối” bởi những luồng thông tin không chính thống, học sinh sinh viên ngoài việc đối diện với những nguy cơ như những nhóm khác về việc quan hệ tình dục không an toàn, nhóm này còn dễ đối diện với những rối nhiễu tâm trí bởi những nguồn thông tin sai lệch và trái chiều.
 Luật còn chưa đi vào đời sống: thách thức của nhà lập sách
Một nhà làm Luật, một thành viên Ban soạn thảo Luật Thanh niên năm 2005 tâm sự rằng bà cảm thấy buồn vì để ra được Luật Thanh niên nhà nước mất một chặng đường hơn 22 năm. Nhưng khi ra đời, thanh niên lại nhận xét rằng Luật chưa đi vào đời sống. Phải thừa nhận rằng để ra được một văn bản Luật dành riêng cho giới trẻ đã là một bước ngoặt, song để Luật đi được vào đời sống thì những quy định, những điều khoản trong Luật cần gắn với việc giải quyết các vấn đề đời sống của thanh niên ở cấp vĩ mô.
 
Bạn Hà Duy Linh, đại diện thanh niên LGBT trình bày thực trạng và khuyến nghị của nhóm tại Diễn Đàn
 
Và những vấn đề Thanh niên đặt ra ở trên là những vấn đề của đời sống, thanh niên muốn được các nhà lập sách ghi nhận và giải quyết. Việc giải quyết cần dựa trên quyền của thanh niên trong đó có quyền SKSSTD. Đồng thời, các nhà làm Luật khi xem xét vấn đề một cách tổng thể cũng cần ghi nhận và giải quyết vấn đề dựa trên tính đặc thù của các nhóm để khi đọc Luật, thanh niên nào cũng thấy mình trong đó. Đặc biệt là khi Luật được ban hành, thanh niên nào cũng thấy Luật liên quan đến mình, gắn với mình và giải quyết vấn đề cho chính mình. Đây là mục đích mà thanh niên thuộc các nhóm đặc thù bao gồm: thanh niên di cư, thanh niên khuyết tật, học sinh, sinh viên và thanh niên đồng tính, song tính, chuyển giới… có mặt tại Diễn đàn “Quyền chăm sóc Sức khỏe sinh sản tình dục của thanh niên trong Luật Thanh niên sửa đổi: Thanh niên hỏi, nhà quản lý trả lời”.
Khi thanh niên và nhà lập sách có chung tiếng nói
Diễn đàn đã diễn ra theo đúng không khí và tinh thần của một cuộc đối thoại thẳng thắn, cởi mở khi thông điệp và mục đích của thanh niên tương đồng với quan điểm, cách tiếp cận của các nhà lập sách.
“Hôm nay trong diễn đàn này, chúng ta nghĩ thẳng, nói thật. Các bạn hoàn toàn có thể trao đổi cởi mở với các cơ quan Nhà nước về những mong muốn của mình, những quyền các bạn chưa được đáp ứng. Lắng nghe ý kiến của các bạn, nghiên cứu để đưa vào Luật Thanh niên và những văn bản hướng dẫn sau này là mong muốn của chúng tôi trong Diễn đàn”, Tiến sỹ (TS). Vũ Đăng Minh, Vụ trưởng Vụ Công tác Thanh niên, Bộ Nội vụ, Tổ trưởng tổ biên tập Luật Thanh niên sửa đổi, chia sẻ trong lời phát biểu đề dẫn Diễn đàn.
 
 
TS. Đỗ Xuân Lân, Phó Vụ trưởng Vụ Phổ biến Giáo dục pháp luật, Bộ Tư pháp phát biểu khai mạc Diễn đàn
 
“Chúng tôi thấy Diễn đàn là một ý tưởng rất hay, rất cần được phát huy trong thời gian tới để thanh thiếu niên với tư cách là đối tượng tác động trực tiếp của văn bản Luật có điều kiện nói lên được những nhu cầu, mong muốn của mình để Luật khi ban hành không chỉ phản ánh ý chí của các nhà cầm quyền mà còn là tâm tư, nguyện vọng, tình cảm của thanh thiếu niên cũng như của toàn xã hội, sao cho chúng ta có được một văn bản Luật tốt nhất, phúc đáp các nhu cầu điều chỉnh về quan hệ xã hội hiện nayVà chúng tôi cũng thấy rằng cần có một cách tiếp cận mới hơn để giải quyết vấn đề đưa pháp luật vào đời sống, giải quyết các vấn đề của đời sống để chúng ta kết nối giữa công tác xây dựng và công tác thực thi pháp luật, sao cho hai công tác này gắn với nhau để Luật khi ban hành sẽ đi vào đời sống, gắn với đời sống…”, TS. Đỗ Xuân Lân, Phó Vụ trưởng Vụ Phổ biến Giáo dục Pháp Luật, Bộ Tư pháp bày tỏ tại Diễn đàn.
Thanh niên hỏi…
Vừa nêu vấn đề, thanh niên vừa đi thẳng vào những nội dung mình quan tâm liên quan đến cách tiếp cận trong lần sửa đổi Luật này, cơ hội tham gia đóng góp ý kiến, cơ hội để những ý kiến của thanh niên, đặc biệt là thanh niên thuộc các nhóm đặc thù được đưa vào Luật. Cùng với đó là sự tham gia của thanh niên trong vai trò giám sát quá trình thực hiện Luật, tiêu chí và các cơ chế để Luật được thực thi trong cuộc sống, cũng như trách nhiệm của Nhà nước trong việc đảm bảo quyền, đặc biệt là quyền SKSSTD cho các nhóm thanh niên đặc thù… Ngoài những khuyến nghị chung, thanh niên còn có những đề xuất sửa đổi chi tiết trong Luật để quyền SKSSTD – quyền cơ bản của con người, của thanh niên thực sự được ghi nhận trong Luật.
 
.
 
 
 
Một số thanhniên đặt câu hỏi và tham gia trao đổi tại Diễn đàn
 Và nhà quản lý trả lời
Với những luận điểm chặt chẽ, những dẫn chứng rõ ràng, chi tiết và khoa học, nhưng chân thành, dung dị, những ý kiến đóng góp sửa đổi Luật thanh niên đã được các nhà quản lý ghi nhận.
TS. Vũ Đăng Minh chia sẻ: “Tôi rất cảm ơn bốn nhóm đã trình bày, tôi nghĩ là các nhóm chắc đã phải tổng hợp nghiên cứu và trăn trở lắm rồi thì nay các bạn mới có được những khuyến nghị hết sức cụ thể và xác đáng như vậy. Hiện tôi đang cầm trên tay cuốn Luật Thanh niên, tôi đã phải cầm bút chì và sửa ngay vào trong Luật. Đây là những ý kiến tôi rất trân trọng”.
 
TS. Vũ Đăng Minh đại diện cho Ban chủ trì Diễn đàn phản hồi các khuyến nghị sửa đổi Luật của thanh niên
 
Với khoản 1, Điều 14, để làm rõ hơn sức khỏe và nhấn mạnh đến vấn đề sức khỏe sinh sản, tình dục cần cho thanh niên, TS. Vũ Đăng Minh đã ghi thêm cụm từ “sức khỏe sinh sản, tình dục” vào sau từ “sức khỏe” như đề xuất của thanh niên.
Ông lý giải thêm về đề xuất tiếp theo: “Khoản 1, Điều 21, sau từ “tổ chức” các bạn muốn thêm từ “doanh nghiệp”. Khi làm chúng tôi dùng từ “tổ chức” theo nghĩa là cá nhân và các đơn vị bao gồm cả doanh nghiệp. Tuy nhiên, để cụ thể hơn, nên tiếp thu ý kiến này của các bạn”;
TS. Vũ Đăng Minh nhận thấy những ý kiến bổ sung của các nhóm trong phần tiếp theo của khoản 1, Điều 21 này như bổ sung cụm từ “và thanh niên khuyết tật” sau từ thanh niên để đảm bảo quyền được chăm sóc khỏe và thể dục thể thao của thanh niên khuyết tật là cần thiết. Đồng thời, sau từ “sức khỏe sinh sản” bổ sung thêm từ “Sức khỏe tình dục” là hợp lý.
TS. Vũ Đăng Minh cũng dừng lại ở Điều 27 và hoàn toàn đồng thuận trước ý kiến của cả bốn nhóm: “Chúng tôi thấy cả bốn nhóm đều thống nhất đề xuất bổ sung về việc thanh niên được hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe và sức khỏe sinh sản, tình dục. Cái này cũng rất là phù hợp”.
Trước ý kiến của thanh niên đề xuất một điều khoản mới liên quan đến việc Nhà nước đảm bảo quyền SKSSTD của thanh niên. TS. Vũ Đăng Minh bày tỏ sự đồng tình: “Về ý tưởng sẽ có câu đó, còn về mặt kỹ thuật lập pháp chúng ta sẽ cân nhắc để ghi vào luật như thế nào cho hợp lý”.
Liên quan đến việc ghi nhận các nhóm đặc thù trong Luật, TS. Vũ Đăng Minh khẳng định: “Tôi cũng thống nhất với ý kiến của các bạn thanh niên là cần phải bổ sung một hoặc một số điều liên quan đến các nhóm thanh niên đặc thù. Vì ngoài chính sách chung dành cho thanh niên, chúng ta cần phải tính đến cả những nhóm thanh niên đặc thù, từ đó có những chính sách riêng cho từng nhóm đối tượng này”. 

Thay cho lời kết

 
Thông điệp thanh niên gửi tới các nhà quản lý tại Diễn đàn
 
Đúng như TS. Vũ Đăng Minh khẳng định khi Luật của thanh niên ghi nhận được nhu cầu, nguyện vọng và quyền của thanh niên, trong đó có quyền SKSSTD của các nhóm đặc thù thì mỗi thanh niên đều sẽ thấy mình trong đó: “Và như vậy, khi đọc luật các bạn thanh niên như thanh niên khuyết tật chẳng hạn đều thấy mình trong đó, các bạn thấy quyền và nghĩa vụ, cũng như các chính sách dành cho mình, các bạn phấn khởi lắm, đấy là sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với mình. Với nhóm thanh niên di cư cũng thế…, các cụ nói sảy nhà ra thất nghiệp, có rất nhiều cái khó khăn, bất cập liên quan đến nhóm thanh niên di cư. Thế thì Nhà nước cần phải có chính sách nào đó để giải quyết vấn đề này. Tôi nghĩ những kiến nghị của các bạn hoàn toàn chính đáng.”
TS. Vũ Đăng Minh cam kết: “Chúng tôi với tư cách là những người tham mưu trong lĩnh vực này sẽ nghiêm túc tiếp thu, lĩnh hội những ý kiến của các bạn để đề xuất với các cấp có thẩm quyền và phải kiên quyết bảo vệ quan điểm này theo tinh thần vừa hợp tác vừa đấu tranh, để làm sao đưa được những điều các bạn đã khuyến nghị vào trong Luật Thanh niên”.
Cam kết của TS. Vũ Đăng Minh, cùng sự đồng tình ủng hộ của các thành viên trong ban soạn thảo hứa hẹn một bộ Luật mới mang đậm bản sắc của thanh niên, đảm bảo quyền của thanh niên, đặc biệt là quyền SKSSTD của thanh niên thuộc các nhóm đặc thù.
Hoa Cát 
 
Tiến trình đóng góp ý kiến cho Luật Thanh niên năm 2005 sửa đổi sẽ còn tiếp diễn trong năm 2015. Các bạn thanh niên, các tổ chức, cá nhân và đơn vị có thể gửi ý kiến đóng góp của mình bằng cách đưa ý kiến dưới bài viết này hoặc gửi qua email tới hòm thư nhipsongtre@ccihp.org. Chúng tôi sẽ tổng hợp những ý kiến góp ý của các bạn gửi tới các nhà quản lý trong các diễn đàn tiếp theo. Gần nhất là 04 Diễn đàn được tổ chức vào tuần 03 tháng 01 đến tuần 04 tháng 02 năm 2015.

 

 

Lượt xem: 3836

Nhận xét(0 Nhận xét)

Chưa có nhận xét nào

Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét  của bạn.

Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *




Các tin mới hơn


Các tin khác


Đăng ký nhận bản tin

Nhận qua email bản tin thông báo về ấn phẩm, chương trình và sự kiện của Tâm sự 360.

Đối tác

IPPF
Logo-Rockefeller
Save-Child
CORDAID

Liên kết website

CCIHP
Lao động xa nhà

Đóng góp - Tài trợ

Thanh niên Việt Nam cần sự chung tay của bạn để có một cuộc sống lành mạnh, an toàn, thỏa mãn và tương lai bền vững.



Thống kê truy cập

Số người đang online: 13
Lượt truy cập: 34692099

bandar togel terbaik slot online gampang maxwin 10 Daftar Bandar Togel Terbaik Togel Terbaik Dan Terbesar Min Bett 100 Perak 5Daftar Situs Bandar Togel Terpercaya Situs togel Resmi dan Terpercaya Aplikasi bandartogel terbaik dan terbesar di indonesia 5 Rekomendasi Situs Bandar Togel terbaik Rekomendasi Situs Bandar Togel Terbaik SLOT GACOR : Slot Online Gacor Terbaik SLOT DEMO : Slot Demo Gacor Terlengkap 5 Daftar Situs Bo Bandar Togel Terbaik 10 Daftar Bandar Togel Terbesar Dan Terbaik Daftar Bo Bandar Togel Terbaik 10 Daftar Bandar Togel Terbaik 10 Daftar Bandar Togel Terbaik Rekomendasi Slot Demo Anti Lag Slot Demo Gacor Situs Bandar Togel Resmi Rekomendasi Slot Demo Anti Lag TOTO ONLINE Akun Slot Demo Gacor Terlengkap 10 Daftar Bandar Togel Terbaik