Quan hệ tình dục ở người đồng tính nữ: Những điều cần biết Thứ Hai, 19/06/2023, 16:00
Những người đồng tính nữ nên nắm rõ những vấn đề sức khỏe đặc thù, từ các bệnh lây truyền qua đường tình dục tới trầm cảm, để có thể biết cách tự chăm sóc bản thân tốt hơn.
Nữ giới có những vấn đề sức khỏe riêng biệt, và những người nữ có xu hướng tình dục đặc biệt, như đồng tình nữ, nữ song tính và người nữ có quan hệ tình dục đồng giới, cần quan tâm hơn tới những vấn đề sức khỏe đặc thù. Dù các yếu tố nguy cơ phụ thuộc vào rất nhiều khía cạnh, xu hướng tình dục và cách quan hệ tình dục (gồm cả tiền sử gia đình và độ tuổi), tuy nhiên nắm được các vấn đề sức khỏe riêng biệt sẽ giúp chăm sóc sức khỏe bản thân tốt hơn.
1. Chăm sóc sức khỏe tâm thần
Những người nữ có xu hướng tình dục đặc biệt đối mặt với nguy cơ cao trầm cảm và rối loạn lo âu. Nguyên nhân xuất phát từ sự xa lánh, kì thị, phân biệt của xã hội, sự rạn nứt với người yêu, tình trạng lạm dụng và bạo hành. Tình trạng sẽ nghiêm trọng hơn đối với những người nữ có xu hướng tình dục đặc biệt nhưng không công khai và với những người thiếu sự hỗ trợ xã hội.
Nếu nhận thấy những dấu hiệu trầm cảm, hãy tham vấn bác sĩ hoặc chuyên gia tâm lý. Nếu e ngại, hãy chia sẻ với người yêu hoặc người bạn tin tưởng. Chia sẻ tình trạng với người khác là bước đầu dẫn đến điều trị thành công sau này.
2. Tự bảo vệ bản thân trước các bệnh lây truyền qua đường tình dục
Một số bệnh lây truyền qua đường tình dục (như virus gây u nhú ở người (HPV), viêm âm đạo nhiễm khuẩn, trùng roi âm đạo,...) có thể lây truyền qua quan hệ tình dục đồng tính nữ. Quan hệ tình dục qua đường miệng và các hành vi có liên quan đến cách đồng tính nữ quan hệ (như sự tiếp xúc tay - âm đạo, tay - hậu môn, dùng chung đồ chơi tình dục,...) cũng làm lây truyền các bệnh qua đường tình dục.
Quan hệ đồng giới nữ cũng là con đường lây truyền HIV - virus gây ra AIDS. Hiện chưa có cách điều trị hoàn toàn cho HIV/AIDS cũng như rất nhiều căn bệnh lây truyền qua đường tình dục như HPV hay herpes sinh dục. Cách phòng tránh tốt là thực hành quan hệ tình dục an toàn.
Để tự bảo vệ bản thân trước những bệnh lây truyền qua đường tình dục, nên:
- Kiểm tra sức khỏe cho cả bản thân và bạn tình: đừng quan hệ tình dục không an toàn trừ khi chắc chắn bản thân và bạn tình (đồng giới hay khác giới) không mắc HIV hay các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác. Đi khám sức khỏe rất quan trọng bởi nhiều người không hề biết bản thân mắc bệnh, hoặc không hề quan tâm tới sức khỏe của bản thân.
- Quan hệ tình dục an toàn: khi quan hệ tình dục qua đường miệng hãy sử dụng dụng cụ bảo vệ (như tấm chắn miệng). Đồ chơi tình dục cần được làm sạch với nước xà phòng nóng sau mỗi lần sử dụng, hoặc khi sử dụng nên bọc chúng với một bao cao su mới. Khi thực hiện hoạt động tình dục bằng tay (tiếp xúc tay - âm đạo, tay - hậu môn) nên đeo găng tay.
- Chung thủy: chung thủy với một bạn tình không mắc bệnh là cách hiệu quả để tránh mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục.
- Hạn chế uống rượu, không sử dụng chất kích thích: trạng thái không tỉnh táo dễ dẫn tới hành vi tình dục không an toàn. Nếu có sử dụng chất kích thích qua đường tiêm chích, đừng sử dụng chung bơm kim tiêm.
- Tiêm chủng: tiêm chủng có thể giúp phòng tránh một số bệnh (như viêm gan virus A và B), bên cạnh đó phụ nữ từ 26 tuổi trở xuống có thể tiêm vắc xin ngừa HPV.
3. Tìm kiếm sự giúp đỡ khi lạm dụng chất kích thích
Những người nữ có xu hướng tình dục đặc biệt có tỉ lệ nghiện thuốc lá cũng như phụ thuộc rượu và chất kích thích cao hơn.
Nếu đang trong tình trạng lạm dụng chất kích thích, hãy nhớ tìm sự giúp đỡ. Các tổ chức giới tính, các trung tâm chăm sóc sức khỏe tâm thần, các trung tâm cộng đồng sẵn sàng hỗ trợ bất cứ ai đang có vấn đề cần giúp đỡ.
4. Nạn bạo hành
Nạn bạo hành ảnh hưởng tới tất cả các đối tượng trong một mối quan hệ. Những người nữ có xu hướng tình dục đặc biệt thường giấu kín vấn đề bị bạo hành bởi:
- Sự đe dọa sẽ tiết lộ khuynh hướng tình dục khác thường của nạn nhân với những người khác (người yêu, bạn bè, bạn học, người thân,...) từ kẻ bạo hành.
- Nỗi sợ hãi bị kỳ thị, phân biệt đối xử.
Bị bạo hành sẽ dẫn tới rối loạn lo âu, trầm cảm và tuyệt vọng. Nếu không công khai tình huống gặp phải cũng như tình trạng bản thân, việc tìm kiếm sự giúp đỡ sẽ khó khăn hơn.
Cách duy nhất để thoát khỏi vòng xoáy bạo lực là hãy hành động càng sớm càng tốt. Nếu đang bị bạo hành, hãy chia sẻ ngay với người khác, đó có thể là một người bạn, là người yêu, là chuyên gia tư vấn hoặc bất kì người nào có thể tin tưởng.
Bên cạnh đó, liên hệ tới đường dây nóng chuyên hỗ trợ về bạo hành là một giải pháp tốt, và hãy cân nhắc kế hoạch rời xa kẻ bạo hành.
5. Đưa chăm sóc sức khỏe định kỳ thành mục tiêu ưu tiên
Những người nữ có xu hướng tình dục đặc biệt có thể cảm thấy khó khăn khi tìm kiếm sự trợ giúp từ bác sĩ cũng như tìm được ai đó đủ tin tưởng để chia sẻ những vấn đề của bản thân.
Hãy tham vấn với một bác sĩ hoặc chuyên gia có thể tôn trọng, sẻ chia, thấu hiểu. Hãy chia sẻ xu hướng tình dục với bác sĩ hoặc chuyên gia để biết về những khám sức khỏe định kì theo lứa tuổi (ví dụ: huyết áp, nồng độ cholesterol, sàng lọc ung thư vú, ung thư cổ tử cung,...).
Nếu không phải là người chung thủy, hãy tầm soát thường xuyên những căn bệnh lây truyền qua đường tình dục. Hãy tham vấn với bác sĩ các vấn đề gặp phải, để luôn mạnh khỏe và hạnh phúc.
Nguồn tham khảo: Mayoclinic
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Rối loạn lo âu về cơ thể: Sự không hoàn hảo của cơ thể không phải là lỗi của bạn! Thứ Hai, 18/11/2024, 00:00
- TẬP HUẤN SỨC KHỎE KINH NGUYỆT CHO CỘNG ĐỒNG KHIẾM THỊ TÌM NGƯỜI HỌC Thứ Sáu, 06/09/2024, 01:56
- ADHD - Bộ não chạy marathon trong khi cơ thể ngồi yên Thứ Hai, 15/07/2024, 00:00
- Tâm thần phân liệt - Một số thông tin cần biết Chủ Nhật, 14/07/2024, 00:00
- Hiệu ứng thông tin sai lệch: Tại sao bạn không nên luôn tin tưởng vào trí nhớ của mình? Thứ Bẩy, 13/07/2024, 00:00
- Để những đứa trẻ khác cha/mẹ cùng nhau lớn lên trong hòa thuận Thứ Sáu, 12/07/2024, 00:00
- Cách đơn giản nhìn thấu một người Thứ Bẩy, 06/07/2024, 00:00
- Khoa học về giấc ngủ: Tiết lộ sự hữu ích đằng sau thời gian "không làm gì" - Phần 3 Thứ Năm, 04/07/2024, 00:00
- Khoa học về giấc ngủ: Tiết lộ sự hữu ích đằng sau thời gian "không làm gì" – Phần 2 Thứ Tư, 03/07/2024, 00:00
- Khoa học về giấc ngủ: Tiết lộ sự hữu ích đằng sau thời gian "không làm gì" – Phần 1 Thứ Ba, 02/07/2024, 00:00
Các tin khác
- Pride month là gì? Những điểu mà về pride month không thể bỏ qua Thứ Hai, 19/06/2023, 15:00
- 5 'điểm nhấn' tạo nên khí chất của phụ nữ bản lĩnh Thứ Hai, 19/06/2023, 14:00
- 11 triệu chứng cơ thể khi lo âu Thứ Hai, 19/06/2023, 13:00
- 6 biểu hiện cho thấy dù là tình bạn hay tình yêu cũng nên dừng lại Thứ Hai, 19/06/2023, 11:00
- Sản phụ ăn nhau thai của mình có bổ? Thứ Năm, 15/06/2023, 14:00
- TỔNG HỢP 10 NGUYÊN NHÂN ÍT SỮA SAU SINH MẸ CẦN BIẾT Thứ Năm, 15/06/2023, 14:00
- Theo dõi và xử trí tai biến liên quan đến nhau thai sau khi sinh Thứ Năm, 15/06/2023, 14:00
- Hỏi : Trẻ sơ sinh bị nhiễm khuẩn phổi do vỡ ối non có chữa được không? Thứ Năm, 15/06/2023, 13:00
- CÁC LOẠI KHÁNG SINH AN TOÀN CHO PHỤ NỮ CÓ THAI Thứ Hai, 12/06/2023, 16:00
- Con yêu đồng giới, cha mẹ ứng xử ra sao? Thứ Hai, 12/06/2023, 15:00
- Vỡ nước ối bao lâu thì sinh? Tìm hiểu để có sự chuẩn bị tốt nhất Thứ Hai, 12/06/2023, 15:00
- Thừa nhận tình trạng học sinh yêu đồng giới hầu như ở trường nào cũng có nhưng ứng xử ra sao thì các thầy cô còn bối rối... Thứ Hai, 12/06/2023, 13:00