Quá nhạy cảm là gì? Liệu bạn có phải 1 người quá nhạy cảm? Thứ Sáu, 15/04/2022, 10:00
Bạn có thấy mình cảm nhận được những cảm giác mờ nhạt mà người khác lại không cảm nhận được không? Bạn có dễ bị giật mình không? Hay tâm trạng của bạn có dễ bị xao động bởi cảm xúc những người xung quanh? Nếu câu trả lời là có, bạn có thể thuộc tuýp người quá nhạy cảm.
Một người quá nhạy cảm được gọi là HSP (viết tắt của “highly sensitive person”), đặc điểm rõ nhất có thể là sự ngượng ngùng và hay xấu hổ, những biểu hiện thái quá khi xem cảnh máu me bạo lực hoặc thảm thương ai oán trên TV, họ có thể sẽ lấy tay che mặt không xem những hình ảnh này theo phản xạ.
Đối với một số HSP khác, độ nhạy cao hơn của họ có thể biểu hiện rõ ràng ở việc không chịu được mùi hương mạnh hoặc ánh sáng chói, hoặc cảm giác khó chịu khi ở một đám đông lớn. Nhìn chung là quá nhạy cảm với 1 điều gì đó.
Rất nhiều người nổi tiếng trên thế giới, bao gồm: Alanis Morissette, Kanye West, Nicole Kidman và Lorde - đã trở thành HSP trong vài năm qua. Thuật ngữ này ngày càng được sử dụng nhiều hơn trên các trang tạp chí phong cách sống và blog.
Độ nhạy cảm cao thường bị coi là yếu tố góp phần gây ra các chứng bệnh trầm cảm và kiệt sức. Giáo sư Corina Greven thuộc trung tâm y tế Đại học Radboud ở Hà Lan, cho biết: “Nhiều người vẫn nghĩ về nó dưới góc độ rủi ro và dễ bị tổn thương." Tuy nhiên, trên thực tế nó phức tạp hơn nhiều, cả độ nhạy cao và thấp đều có những ưu nhược điểm riêng, tất cả còn tùy thuộc vào hoàn cảnh.
Với một chút hiểu biết của bản thân về vị trí của mình trên thang mức độ này, tất cả chúng ta có thể học cách tìm ra các cơ chế đối phó phù hợp với cá tính của mình trong mọi tình huống.
Những ý tưởng về một người cực kỳ nhạy cảm dường như gợi cho chúng ta về những chẩn đoán ở thế kỷ 19 về chứng suy nhược thần kinh, chứng cuồng loạn, và “phương pháp chữa trị nghỉ ngơi” thường được kê cho những người bị kích thích quá mức. Tuy nhiên, mối quan tâm hiện đại đối với HSP bắt nguồn từ giữa những năm 1990, với nghiên cứu của các nhà tâm lý học người Mỹ, Elaine và Arthur Aron.
Mục đích của các nhà nghiên cứu là nắm bắt "độ nhạy xử lý giác quan" của ai đó, khả năng bị kích thích của khi đối mặt với những kích thích về thể chất, xã hội hoặc cảm xúc. Không quan trọng bản chất của sự phấn khích là tích cực (chẳng hạn như kích thích về thể chất, xã hội) hay cảm xúc tiêu cực (thông qua cảm giác căng thẳng cao độ). Mục đích cuối cùng là tìm hiểu cách hệ thống thần kinh trung ương phản ứng với kích thích mạnh mẽ như thế nào.
Để làm như vậy, các nhà nghiên cứu đã thiết kế một loạt các câu hỏi có thể được trả lời trên thang điểm 1 đến 7, chẳng hạn:
- Bạn có thấy mình cần tạm gác lại những ngày bận rộn, lên giường hoặc vào phòng tối, hoặc bất kỳ nơi nào mà bạn có thể có chút riêng tư để giảm bớt kích thích?
- Khi mọi người không thoải mái trong một môi trường vật chất, bạn có xu hướng biết những gì cần phải làm để làm cho nó thoải mái hơn (chẳng hạn như thay đổi ánh sáng hoặc chỗ ngồi)?
- Bạn có thấy khó chịu khi có nhiều thứ diễn ra cùng một lúc không?
- Có phải rất đói sẽ tạo ra phản ứng mạnh mẽ trong bạn, làm gián đoạn sự tập trung hoặc tâm trạng của bạn không?
- Bạn có bị cảm động sâu sắc bởi nghệ thuật hoặc âm nhạc không?
Những người được báo cáo là HSP đều nhạy bén hơn trên nhiều lĩnh vực khác nhau.
Bảng câu hỏi được gọi là thang điểm HSP và 20% hàng đầu được coi là HSP. Nghiên cứu sau đó cũng cho thấy điểm số của mọi người có tương quan với các thước đo về sự hướng nội, nhưng sự khác biệt đủ lớn để hai đặc điểm có thể được coi là khác biệt. Tiến sĩ tâm lý học Charlotte Booth, một nhà nghiên cứu tại Đại học College London, cho biết: “Không phải ai nhạy cảm cao cũng sẽ hướng nội."
Nhìn chung, những người được báo cáo là HSP đều nhạy bén hơn trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Chẳng hạn, họ có thể phát hiện dễ dàng hơn những âm thanh mờ nhạt mà nhiều người khác lại không nghe thấy. Một người tham gia nghiên cứu gần đây đã nói rằng: "Tôi chỉ cần nhìn quanh nhóm và phát hiện ngay ai đang cảm thấy khỏe và ai đang đánh nhau như một cặp vợ chồng, hoặc nơi nào có căng thẳng." Độ nhạy xử lý giác quan còn thể hiện ở các phong cách tư duy khác nhau. Greven nói: “Nó cũng liên quan đến việc mất nhiều thời gian hơn để đưa ra quyết định, suy ngẫm nhiều hơn và tận hưởng những cuộc trò chuyện sâu sắc bằng tất cả những cuộc nói chuyện nhỏ."
Eva Pama-van t Zand, một nhà tâm lý học ở Hà Lan, mô tả cảm giác đó giống như một chiếc thuyền nhỏ trên hồ được bao quanh bởi những con tàu lớn hơn. Trong khi những người khác vẫn ổn định, thì bạn bị rung chuyển bởi những con sóng dù chỉ nhỏ nhất. Ở mức tốt nhất, sự quá nhạy cảm của một người có khi chỉ là một nụ cười từ một người lạ. Kinh nghiệm của họ về thế giới thực sự phong phú hơn. Tuy nhiên, trong những giai đoạn bận rộn, cường độ cảm xúc của họ có thể khiến họ "phát sốt".
Mặc dù vẫn có ít nhiều hoài nghi về bất kỳ đặc điểm nào được đo lường thông qua tự báo cáo, điểm số của mọi người trên thang điểm HSP dường như phản ánh sự khác biệt khách quan trong phản ứng của não đối với môi trường. Những người nhạy cảm hơn dường như cho thấy khả năng phản ứng mạnh hơn ở các vùng cảm giác liên quan đến quá trình xử lý tri giác, các vùng như đường vân và hạch hạnh nhân có liên quan đến cảm xúc. Quan trọng hơn, chúng cũng cho thấy những hoạt động tăng cao ở vỏ não phần trán và các khu vực khác liên quan đến những nhiệm vụ nhận thức như lập kế hoạch, tư duy trừu tượng.
Những phát hiện này kết hợp lại với nhau dường như ủng hộ cho tuyên bố rằng, những người nhạy cảm đang cảm nhận thế giới theo cách mãnh liệt hơn. Theo một bài báo gần đây, họ thậm chí có nhiều khả năng gặp phải "phản ứng kinh mạch về cảm giác tự chủ" - cảm giác ngứa ran khi phản ứng với giọng nói thì thầm hoặc âm thanh chải tóc.
Cũng giống những đặc điểm tính cách khác, sự nhạy cảm trong xử lý giác quan dường như là sản phẩm của tự nhiên và nuôi dưỡng. Vào năm 2020, Giáo sư Michael Pluess của Đại học Queen Mary London đã yêu cầu 2.868 cặp song sinh thực hiện một phiên bản của thang điểm HSP, được thiết kế cho thanh thiếu niên. Thông qua việc so sánh điểm số của những người chia sẻ cùng một bản thiết kế gene và những người không, ông nhận thấy khoảng một nửa phương sai giữa các cá nhân có thể được giải thích bằng gene của họ.
Tuy nhiên, các nhà khoa học cho đến nay vẫn chưa xác định được loại gene tác động này. Họ đề cử một ứng cử viên tiềm năng là gene vận chuyển serotonin (thường được gọi là 5-HTTLPR), điều chỉnh mức độ dẫn truyền thần kinh xung quanh khớp thần kinh của chúng ta. Serotonin có tác dụng điều chỉnh tâm trạng và sự chú ý. Các biến thể khác nhau của gene này dường như thúc đẩy quá trình xử lý serotonin hiệu quả hơn hoặc kém hơn những gene khác. Điều này có ý nghĩa ngay lập tức đối với phản ứng của một người nào đó với môi trường của họ.
Mặc dù có những sự tò mò và hứng thú ban đầu, mối liên hệ giữa gene và độ nhạy xử lý cảm xúc dường như tương đối yếu, tầm quan trọng của nó có thể đã bị phóng đại. "Rất có thể, có hàng nghìn biến thể trên toàn bộ hệ gene cùng giải thích một đặc điểm chung về độ nhạy cảm - thay vì một gene đơn lẻ."
Từ khi bắt đầu nghiên cứu về độ nhạy cảm của quá trình xử lý giác quan, các nhà tâm lý học đã cố gắng theo dõi những hậu quả lớn và lâu dài hơn của đặc điểm này đối với sức khỏe của chúng ta. Pluess nói: “Trong số những người có vấn đề về sức khỏe tâm thần, số lượng những người có độ nhạy cảm cao hơn một cách tương xứng."
Những nghiên cứu sau đó cũng chỉ ra, ảnh hưởng của độ nhạy xử lý cảm xúc thường phụ thuộc vào hoàn cảnh của một ai đó, nó không phải là một yếu tố rủi ro phổ biến. Một nghiên cứu từ Đại học Mary Washington ở Mỹ đã kiểm tra mối quan hệ của mọi người với cha mẹ cùng sức khỏe tâm thần hiện tại của họ. Nghiên cứu cho thấy độ nhạy cảm cao sẽ làm tăng đáng kể nguy cơ mắc các bệnh trầm cảm ở con cái - những cá thể lớn lên trong sự chăm sóc không tốt của các bậc cha mẹ. Tuy nhiên, đối với những người trong gia đình hạnh phúc và được yêu thương, tính cách nhạy cảm của họ không ảnh hưởng gì cả.
Những người nhạy cảm đang cảm nhận thế giới theo cách mãnh liệt hơn.
Mô hình tương tự được thấy với mẫu nghiên cứu gồm 185 người lớn từ Vương quốc Anh. Những HSP từng trải qua thời thơ ấu thiếu thốn tình cảm cho thấy, mức độ hài lòng về cuộc sống sau này thấp hơn nhiều so với những người ít nhạy cảm hơn. "Họ bị ảnh hưởng tồi tệ hơn nhiều bởi môi trường tiêu cực."
Điều đáng chú ý nữa là các HSP cũng phản ứng nhanh hơn với các can thiệp điều trị. Một nghiên cứu của Pluess vào năm 2015 để tìm hiểu tác động của một chương trình phòng ngừa, dựa trên liệu pháp hành vi nhận thức, được tiến hành cho những học sinh có nguy cơ trầm cảm trong hơn một năm, cho thấy chương trình này có hiệu quả nhất trong việc giảm trầm cảm ở những trẻ quá nhạy cảm. Trong khi nó có ít sự khác biệt đối với trẻ ít nhạy cảm. Khả năng nhận thức được cải thiện dường như đang giúp họ tiếp thu các bài học về rèn luyện khả năng phục hồi.
Những phát hiện như vậy cũng khiến một số nhà nghiên cứu so sánh những người nhạy cảm cao với loài hoa lan. Loài hoa chỉ có thể phát triển tốt khi chúng được nuôi dưỡng và chăm sóc tích cực. Cũng theo lý thuyết này, người ít nhạy cảm hơn sẽ giống với hoa bồ công anh - loài ít phụ thuộc vào sự hỗ trợ từ bên ngoài. Còn những người trung gian ở giữa đôi khi cũng được gọi là hoa tulip.
Độ nhạy cảm cao được phát huy rõ rệt nhất ở nơi họ làm việc. Trong những môi trường độc hại, những người nhạy cảm cao có thể dễ bị kiệt quệ cả về thể chất lẫn tinh thần. Ngay cả khi bản thân không bị tác động hay bắt nạt, cảm xúc của họ vẫn dễ bị lung lay bởi những rung cảm tiêu cực xung quanh. "Họ có thể sẽ nhận ra nhiều hơn sự căng thẳng xung quanh và cảm thấy nó không thoải mái."
Tuy nhiên, trong môi trường được nuôi dưỡng, độ nhạy cảm cao hơn có thể là một lợi thế thực sự. Nhiều bằng chứng HSP có khả năng tiếp thu tốt hơn các mô hình tiềm ẩn để thoát khỏi nhận thức của người khác. Điều này có thể giúp họ tiếp cận những vấn đề mới mà không cần bất cứ sự giải thích từ người nào. Họ cũng có thể tỏ ra là những người biết lắng nghe và biết điều hòa khi tham gia nhóm, vì họ biết cân nhắc nhu cầu của đồng nghiệp.
Pama-van t Zand nói: “Các nhà quản lý nên nhận thức được những ưu và khuyết điểm của đặc điểm này trong quá trình tuyển dụng. Điều này có thể giúp họ chọn được những ứng viên tốt hơn".
Sau hơn 2 thập kỷ khi Arons phát minh ra thang đo HSP, sự tồn tại của đặc điểm này giờ đây không còn nghi ngờ gì nữa. Greven khẳng định “Chúng tôi biết rằng có sự khác biệt giữa các cá nhân về mức độ nhạy cảm với môi trường." Nhưng cô ấy lập luận rằng chúng ta vẫn cần nghiên cứu mạnh mẽ hơn để xem xét các cơ chế thần kinh đằng sau, mô tả cẩn thận hậu quả của nó.
Độ nhạy cảm cao
Cùng với thời gian và những nỗ lực từ các nghiên cứu trong tương lai, chúng ta có thể xác định được cách thức các biện pháp can thiệp tâm lý có thể được điều chỉnh để phục vụ cho những người ở các mức độ khác nhau trên thang đo này. Pluess nói: “Chúng tôi có thể có một cách tiếp cận được cá nhân hóa. Điều đó có thể bao gồm các phương pháp điều trị đặc biệt giải quyết những khó khăn về độ nhạy cảm cao - chẳng hạn như xu hướng cảm thấy căng thẳng. Một điều quan trọng không kém nữa là chúng ta có thể cần những cách tiếp cận mới để giúp những người có độ nhạy cảm thấp, những người dường như phản ứng kém hơn với các can thiệp tâm lý truyền thống và những người có thể cần nhiều sự kết hợp của các hình thức hỗ trợ."
Chuyên gia Booth nói nói "Nếu theo quan điểm cá nhân, chúng tôi thấy rằng kiến thức đơn thuần về độ nhạy của quá trình xử lý giác quan, và những ảnh hưởng của nó đối với cuộc sống của chúng ta, đã mang tính hướng dẫn rất lớn. Bây giờ tôi cũng đã rõ hơn vì sao tôi lại tập trung hơn vào sự nghiệp viết lách, nơi tôi có thể vui vẻ cống hiến hết mình cho những công việc yêu thích. Trở thành một HSP cũng giúp giải thích lý do tại sao tôi thường dễ bị phân tâm bởi những cử chỉ nhỏ trong tương tác xã hội, đơn giản chỉ là một giọng nói của ai đó hoặc sự thay đổi nhỏ trên nét mặt của họ. Và nếu nhìn từ bên ngoài, điều đó có nghĩa là tôi không cần phải cảm thấy xấu hổ vì những ác cảm với phim kinh di nữa"
Luôn có chỗ cho tất cả các loại tính cách trên thế giới này. Cho dù bạn là bồ công anh, tulip hay phong lan, bạn đều có thể tìm thấy môi trường sống, sở trường và những người bạn của mình.
Theo VnReview
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Tầm quan trọng của sự nhất quán khi dạy con Thứ Sáu, 01/03/2024, 14:00
- KỸ NĂNG SỐNG LIÊN QUAN ĐẾN SỨC KHỎE SINH SẢN/SỨC KHỎE TÌNH DỤC CỦA VỊ THÀNH NIÊN VÀ THANH NIÊN Thứ Sáu, 12/01/2024, 00:00
- Vì sao người ta theo đuổi “đa sự nghiệp”? Thứ Ba, 21/03/2023, 00:00
- Vì sao bạn muốn nghỉ việc nhưng lại chần chừ? Thứ Ba, 21/03/2023, 00:00
- Hiring freeze - Khi tạm dừng là việc cần làm để tồn tại Thứ Ba, 21/03/2023, 00:00
- Mình đứng lên từ cú sốc bị xem thường vì làm nhiều nghề Thứ Ba, 21/03/2023, 00:00
- Cần lời khuyên về sự nghiệp? Hãy thử tìm đến những career influencer Thứ Tư, 08/03/2023, 00:00
- Overeducated: Khi bằng cấp bị “rớt giá” Thứ Tư, 08/03/2023, 00:00
- Hãy cư xử như một senior nếu muốn trở thành một senior Thứ Sáu, 24/02/2023, 14:07
- Beyoncé: Cần cù bù vào tài năng Thứ Ba, 24/01/2023, 00:00
Các tin khác
- Tình yêu của những người trưởng thành thật khó Thứ Tư, 13/04/2022, 00:00
- Trầm cảm, suy nghĩ tự tử phổ biến ở học sinh trung học trong thời kỳ đại dịch Thứ Sáu, 08/04/2022, 09:00
- Chống lại căng thẳng, lo âu và trầm cảm- một cách tự nhiên Thứ Tư, 06/04/2022, 00:00
- Cách để cha mẹ kết nối với con tuổi vị thành niên Thứ Tư, 23/03/2022, 00:00
- 4 điều bạn nên tránh khi bắt đầu một tình yêu mới Thứ Tư, 23/03/2022, 00:00
- Chỉ cần em yêu anh là được Thứ Tư, 16/03/2022, 00:00
- HÃY GIỮ LẠI LÒNG TỰ TRỌNG TRƯỚC MỘT NGƯỜI KHÔNG THÍCH BẠN Thứ Tư, 16/03/2022, 00:00
- Cụ bà 77 tuổi chỉ học hết lớp 3 nhưng nói được 11 ngoại ngữ Thứ Ba, 08/03/2022, 15:00
- Tại sao đôi khi chúng ta vẫn cứ tiếp tục làm, dù biết việc đó không đem lại kết quả như mong đợi? Thứ Sáu, 04/03/2022, 10:00
- Kiếm tiền từ nghề âu yếm người lạ Thứ Tư, 09/02/2022, 16:00
- 9 cách chống lại thủ phạm gây hôi miệng Thứ Tư, 09/02/2022, 15:00
- Giáo dục sức khỏe sinh sản tuổi dậy thì: Những điều cần lưu ý Thứ Tư, 12/01/2022, 16:00