Phụ nữ sinh muộn có ảnh hưởng đến sự phát triển của đứa trẻ sau này không? Thứ Sáu, 13/11/2020, 07:50
Em chào chương trình ,chương trình cho em hỏi giả sử một người đẻ muộn thì đứa trẻ sinh có phát triển bình thường không ạ?
Nam, 1996
Chào bạn,
Tâm sự bạn trẻ 360 cảm ơn bạn đã tin tưởng và chia sẻ những băn khoăn của bạn cho chúng tôi. Qua những dòng chia sẻ của bạn chúng tôi phân nào hiểu được bạn đang băn khoăn về việc nếu sinh con muộn thì có ảnh hưởng đến sức khỏe của em bé không? Chung ta cùng trao đổi vấn đề này bạn nhé!
Bạn thân mến, trong lá thư bạn có chia sẻ thì là giả sử việc sinh muộn thì có ảnh hưởng đến sức khỏe của em bé không, nếu bạn đã tìm hiểu những thông tin về vấn đề trên thì hãy chia sẻ cho chúng tôi những thông tin bạn đã được biết và bạn còn cảm thấy băn khoăn bạn nhé?
Như chúng ta đã biết thì thời kì sinh nở tốt nhất của phụ nữ là ở độ tuổi 20 – 24, phụ nữ dễ thụ thai nhất. Sau đó, khả năng thụ thai giảm dần, ở mốc 35 tuổi trở đi bắt đầu giảm mạnh. Đến khi bước sang tuổi 45, rất ít phụ nữ có thể thụ thai một cách tự nhiên. Dẫu vậy tuổi tác chỉ là một khía cạnh của khả năng sinh sản và việc mang thai ở độ tuổi nào và được làm mẹ thì điều đó cũng hết sức thiêng liêng và tuyệt vời. Tuy nhiên nếu như mang thai ở độ tuổi quá lớn thì có một vài vấn đề bạn có thể chú ý. Việc mang thai ở độ tuổi cao khiến thì số lượng trứng suy giảm có nhiều phụ nữ đã lựa chọn các biện pháp can thiệp để điều trị sinh sản, trong qua trình mang thai thì người mẹ có nguy cơ mắc các bệnh tiểu đường hay cao huyết áp gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé. Việc mang thai ở phụ nữ có độ tuổi cao sẽ dễ khiến em bé sinh ra có nguy cơ mắc một số dị tật bẩm sinh như Down, bại não, sứt môi, khuyết tật trí tuệ...ngoài ra, nguy cơ sinh non gây giảm hệ miễn dịch của bé, phụ nữ lớn tuổi cũng có nhiều khả năng sinh con nhẹ cân hơn những phụ nữ trẻ.
Để giảm những nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé thì phụ nữ cần thực hiện một số xét nghiệm trước khi sinh theo chỉ dẫn của bác sĩ để xem em bé có nguy cơ mắc những chứng bệnh dị tật bẩm sinh hay có ảnh hưởng đến sức khỏe của bé không. Chẳng hạn:
- Siêu âm: Đây là việc làm bắt buộc trong thai kỳ, nên siêu âm ít nhất một lần để xác định tim thai, số lượng thai,, tính ngày dự sinh, theo dõi sự phát triển của thai nhi, tìm kiếm các dấu hiệu dị tật thai nhi…
- Sàng lọc 3 tháng đầu thai kỳ (tuần 11 đến tuần 14): siêu âm đo độ mờ da gáy và xét nghiệm máu
- Sàng lọc bốn dấu ấn ( tuần 15 – tuần 20): đây là một xét nghiệm máu để định lượng một số yếu tố trong máu để phát hiện dị tật não tủy sống và các rối loạn di truyền của thai nhi
- Chọc dịch ối: dùng để kiểm tra trực tiếp nhiễm sắc thể thai nhi cùng các rối loạn di truyền.
- Sinh thiết nhau thai: nhằm phát hiện dị tật thai nhi trong giai đoạn đầu thai kỳ.
- Các xét nghiệm trước sinh không xâm lấn (tuần 10 đến tuần tuần 22): xác định tỷ lệ mang thai bị rối loạn di truyền
Trên đây là một số những chia sẻ của chúng tôi, hy vọng đã phần nào giải đáp được thắc mắc của bạn. Tuy nhiên, để đảm bảo cho sức khỏe của mẹ và bé thì nếu bạn ở trong trường hợp mà bạn đã nêu ra thì bạn nên đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám, kiểm tra và tư vấn kịp thời bạn nhé!
Chúc bạn sức khỏe!
Tâm sự bạn trẻ 360
Chào bạn,
Tâm sự bạn trẻ 360 cảm ơn bạn đã tin tưởng và chia sẻ những băn khoăn của bạn cho chúng tôi. Qua những dòng chia sẻ của bạn chúng tôi phân nào hiểu được bạn đang băn khoăn về việc nếu sinh con muộn thì có ảnh hưởng đến sức khỏe của em bé không? Chung ta cùng trao đổi vấn đề này bạn nhé!
Bạn thân mến, trong lá thư bạn có chia sẻ thì là giả sử việc sinh muộn thì có ảnh hưởng đến sức khỏe của em bé không, nếu bạn đã tìm hiểu những thông tin về vấn đề trên thì hãy chia sẻ cho chúng tôi những thông tin bạn đã được biết và bạn còn cảm thấy băn khoăn bạn nhé?
Như chúng ta đã biết thì thời kì sinh nở tốt nhất của phụ nữ là ở độ tuổi 20 – 24, phụ nữ dễ thụ thai nhất. Sau đó, khả năng thụ thai giảm dần, ở mốc 35 tuổi trở đi bắt đầu giảm mạnh. Đến khi bước sang tuổi 45, rất ít phụ nữ có thể thụ thai một cách tự nhiên. Dẫu vậy tuổi tác chỉ là một khía cạnh của khả năng sinh sản và việc mang thai ở độ tuổi nào và được làm mẹ thì điều đó cũng hết sức thiêng liêng và tuyệt vời. Tuy nhiên nếu như mang thai ở độ tuổi quá lớn thì có một vài vấn đề bạn có thể chú ý. Việc mang thai ở độ tuổi cao khiến thì số lượng trứng suy giảm có nhiều phụ nữ đã lựa chọn các biện pháp can thiệp để điều trị sinh sản, trong qua trình mang thai thì người mẹ có nguy cơ mắc các bệnh tiểu đường hay cao huyết áp gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé. Việc mang thai ở phụ nữ có độ tuổi cao sẽ dễ khiến em bé sinh ra có nguy cơ mắc một số dị tật bẩm sinh như Down, bại não, sứt môi, khuyết tật trí tuệ...ngoài ra, nguy cơ sinh non gây giảm hệ miễn dịch của bé, phụ nữ lớn tuổi cũng có nhiều khả năng sinh con nhẹ cân hơn những phụ nữ trẻ.
Để giảm những nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé thì phụ nữ cần thực hiện một số xét nghiệm trước khi sinh theo chỉ dẫn của bác sĩ để xem em bé có nguy cơ mắc những chứng bệnh dị tật bẩm sinh hay có ảnh hưởng đến sức khỏe của bé không. Chẳng hạn:
- Siêu âm: Đây là việc làm bắt buộc trong thai kỳ, nên siêu âm ít nhất một lần để xác định tim thai, số lượng thai,, tính ngày dự sinh, theo dõi sự phát triển của thai nhi, tìm kiếm các dấu hiệu dị tật thai nhi…
- Sàng lọc 3 tháng đầu thai kỳ (tuần 11 đến tuần 14): siêu âm đo độ mờ da gáy và xét nghiệm máu
- Sàng lọc bốn dấu ấn ( tuần 15 – tuần 20): đây là một xét nghiệm máu để định lượng một số yếu tố trong máu để phát hiện dị tật não tủy sống và các rối loạn di truyền của thai nhi
- Chọc dịch ối: dùng để kiểm tra trực tiếp nhiễm sắc thể thai nhi cùng các rối loạn di truyền.
- Sinh thiết nhau thai: nhằm phát hiện dị tật thai nhi trong giai đoạn đầu thai kỳ.
- Các xét nghiệm trước sinh không xâm lấn (tuần 10 đến tuần tuần 22): xác định tỷ lệ mang thai bị rối loạn di truyền
Trên đây là một số những chia sẻ của chúng tôi, hy vọng đã phần nào giải đáp được thắc mắc của bạn. Tuy nhiên, để đảm bảo cho sức khỏe của mẹ và bé thì nếu bạn ở trong trường hợp mà bạn đã nêu ra thì bạn nên đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám, kiểm tra và tư vấn kịp thời bạn nhé!
Chúc bạn sức khỏe!
Tâm sự bạn trẻ 360
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Ra dịch nâu sau khi quan hệ có sao không? Thứ Ba, 05/03/2024, 00:00
- Khả năng lây nhiễm bệnh tình dục Thứ Sáu, 16/02/2024, 00:00
- Ngực phát triển không đều? Thứ Ba, 30/01/2024, 00:00
- Tự ti về bản thân Thứ Hai, 22/01/2024, 00:00
- Liệu mình có thai hay đó là sự thay đổi của cơ thể khi sắp đến chu kỳ kinh nguyệt Thứ Hai, 15/01/2024, 00:00
- Cảm thấy chán nản, mệt mỏi nhưng không hiểu vì sao Thứ Hai, 08/01/2024, 00:00
- Em có phải đồng tính hay không? Thứ Hai, 01/01/2024, 00:00
- Có bình thường không khi bản thân nghĩ nhiều về sex Thứ Hai, 25/12/2023, 00:00
- Vợ chồng ít gần gũi Thứ Hai, 18/12/2023, 00:00
- Lo sợ chuyện mình thích 1 người sẽ bị bạn cùng lớp tiết lộ ra ngoài Thứ Hai, 04/12/2023, 00:00
Các tin khác
- Xem phim đen từ khi còn nhỏ thì ảnh hưởng đến sức khỏe tình dục khi trưởng thành không? Thứ Sáu, 06/11/2020, 09:19
- Bị bố bắt cặp bồ với gay Thứ Sáu, 30/10/2020, 09:02
- Nhưng em không phải là gay Thứ Sáu, 23/10/2020, 09:00
- Em muốn mình không nghiện nhắn tin nữa Thứ Sáu, 16/10/2020, 09:32
- Cấy que tránh thai vào thời gian nào? Thứ Sáu, 25/09/2020, 11:12
- Cho em hỏi tần suất quan hệ bao nhiêu là tốt ạ? Thứ Sáu, 17/07/2020, 10:00
- Kinh nguyệt ra nhiều và đau bụng dữ dội có bị sao không ạ? Thứ Sáu, 03/07/2020, 10:00
- Có phải hướng nội là một sự bất hạnh? Thứ Sáu, 26/06/2020, 10:16
- Nên hay không nên có thói quen viết nhật ký? Thứ Sáu, 19/06/2020, 10:22
- Liệu em có vấn đề gì về tâm lý không ạ? Thứ Sáu, 12/06/2020, 10:57
- Cách để bình tĩnh kiên nhẫn chờ đợi? Thứ Sáu, 08/05/2020, 11:00
- Có nên yêu lại từ đầu Thứ Sáu, 24/04/2020, 10:00