Philophobia hội chứng sợ yêu Thứ Ba, 05/01/2021, 09:00
Sống ở thập kỷ mà “CƠM TRÓ”, món nhà nhà người người “phải” ăn mỗi ngày nào từ "tường nhà hàng xóm", đến từ những cặp đôi nổi tiếng công khai yêu nhau. Ai cũng suýt xoa, rồi ao ước, hay ganh tị và ra rả hỏi nhau biết bao giờ mới đến lượt mình “phát” món ăn đấy cho thiên hạ. Song, cùng lúc đó lại có một tộc người mắc hội chứng sợ yêu, sợ những điều lãng mạn, sợ bắt đầu những mối quan hệ tình ái, còn gọi là Philophobia, và tộc người này ngày ngày càng đông thành viên.
Philophobia là gì nhỉ?!
Cái tên này được bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp, trong đó “philia” là tình yêu, và “phobia” là nỗi sợ; Thế là ta có Philophobia, nỗi sợ khi Yêu một người hay phải Xác định mối quan hệ với người đó.
Nỗi sợ này xuất hiện khi ta đối mặt với các thể rối loạn cảm xúc liên quan đến tình yêu, hoặc có thể nó là ám ảnh kinh niên. Dù hiện tại, các chuyên gia vẫn chưa ghi nhận Philophobia vào Cẩm nang chẩn đoán và thống kê các rối loạn tâm lý (Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders), nhưng họ đều công nhận nỗi sợ này ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống của ta, nó khiến ta LUÔN CÔ ĐƠN.
Philophobia từ đâu ra?!
Nguyên nhân của nỗi sợ này tùy thuộc vào tính cách hay quá khứ của mỗi người mà sẽ có cách lý giải khác nhau. Nhưng ta có thể khoanh vùng những nguyên nhân thông thường sau đây:
- Biến cố hay Chấn thương tâm lý
Khi cuộc sống của bạn bị đảo lộn bởi một hay nhiều mối quan hệ độc hại trong quá khứ, bạn dần mất niềm tin về con người, về xã hội hay cả chính mình. Rối loạn lo âu trong bạn dần nghiêm trọng hơn, bạn sẽ có khuynh hướng ngăn bản thân bộc lộ những cảm xúc riêng tư hay không để mình dấn thân vào bất kỳ cuộc tình nghiêm túc nào. Bạn sợ trao đi những gì mình có, giúp người khác hiểu rõ mình, để rồi họ dễ làm mình tổn thương. Điều này dẫn đến những suy nghĩ tiêu cực và tạo tiền đề cho Hội chứng sợ yêu xuất hiện.
- Trải nghiệm từ thuở bé
Khi bạn được sinh ra trong một gia đình không hạnh phúc, bố mẹ hay người thân xung quanh bạn ly dị; Bạn chứng kiến những cuộc ẩu đả hay chính bạn lúc bé bị bạo hành trong gia đình. Những điều này sẽ liên kết các trải nghiệm của bạn từ quá khứ và hiện tại với nhau, và hình thành nên nhận định (tư duy) về tình yêu hay sự gắn kết trong bạn. Và có thể nói thẳng ra, nhận định về tình yêu này không hề tốt đẹp gì như nó vốn dĩ.
- Di truyền
Khi bạn được “thừa hưởng” sự nhạy cảm mãnh liệt từ gen của người thân trong gia đình. Sự nhạy cảm này khiến bạn suy nghĩ nhiều hơn (đa phần là tiêu cực), rồi bạn vẽ nhiều viễn cảnh hơn, dẫn đến bạn sợ nhiều thứ hơn. Chẳng hạn như sợ bị từ chối, sợ chia tay, sợ ly dị, sợ tiểu tam…sợ, sợ và sợ, dù rằng chưa có điều gì bắt đầu cả.
Hiện tại, các bác sĩ và các chuyên gia tâm lý vẫn còn bỏ ngỏ nguyên nhân chính xác gây nên Hội chứng sợ yêu không-mấy-đáng-yêu này.
Philophobia có triệu trứng không?!
Nỗi sợ nào cũng có những dấu hiệu để nhận diện cả, Sợ yêu cũng không ngoại lệ. Ta sẽ nhìn nhận trên hai phương diện cơ bản, Tâm lý và Thể chất.
* Tâm lý (Psychological Symptoms)
Có những người hoàn toàn không thể thiết lập bất kỳ mối liên kết yêu đương với bất kỳ ai. Họ sợ và sẽ cư xử như một con bạch tuộc, phun mực và thoát khỏi kẻ thù là tình yêu, ngay khi sự lãng mạn mới chớm nở.
Những người khác lại có thể bắt đầu cuộc chơi, nhưng cuối cùng họ sẽ trở nên quá chiếm hữu hoặc quá ghen tuông. Để rồi nếu cuộc tình ái có bắt đầu thì nỗi lo cần-kiểm-soát-người-yêu không để họ tiếp xúc với các vệ tinh xung quanh, hay việc “bảo vệ” mối quan hệ không kết thúc bằng mọi giá sẽ ảnh hưởng đến cách cư xử của họ. Và điều tưởng chừng là giúp giữ gìn hạnh phúc này sẽ khiến cho những cuộc tình chóng tàn vội tan.
* Thể chất (Physical Symptoms)
Về mặt thể chất, phụ thuộc vào tính cách cũng như nhận định của mỗi người về tình yêu, hay mức độ nghiêm trọng của nỗi sợ này mà cơ thể ta sẽ biểu lộ các triệu chứng khác nhau, như là:
- Thở gấp, Đau ngực, Tim đập nhanh, Hoa mắt
- Hoảng loạng, Lo lắng tột cùng, Sợ hãi phi lý
- Toát mồ hôi, Buồn nôn, Tê người (Chết đứng .^^.)
- Khóc
Nên là, các chuyên gia hiện vẫn chưa có những triệu chứng đặc trưng riêng để miêu tả Philophobia, và họ luôn cần thêm thông tin từ người bệnh để đưa ra các phương thức điều trị thích hợp.
Tuy nhiên, ta có thể làm một cuộc khảo sát nhanh để xem mình có là thành viên của tộc người Philophobia không, qua 7 dấu hiệu phổ biến sau đây:
- Ta không thể quên chuyện cũ
- Ta sợ những tổn thương
- Ta khó mở lòng mình
- Ta khó trao đi niềm tin
- Ta quá quen với cuộc sống một mình
- Ta cảm thấy gò bó khi trong một mối quan hệ
- Ta chỉ thích chương “tình dục” trong câu chuyện Tình yêu
Còn muốn biết rõ hơn, hãy làm bài trắc nghiệm “Fear of Relationship Commitment Test” (FRCT) này và so sánh với bản thân xem như nào. Thử nhé!
Philophobia cần điều trị như nào?!
Với những nỗi sợ khác, các bác sĩ thường điều trị bằng cách cho người bệnh tiếp xúc dần dần với đồ vật, địa điểm hay cảm giác gây cho họ nỗi sợ đó. Đây gọi là liệu pháp Tự phơi nhiễm. Với Philophobia cũng tương tự. Đôi khi, bác sĩ tâm lý sẽ chỉ định một số loại thuốc để ta dùng song song trong quá trình điều trị, như thuốc an thần hay thuốc chống trầm cảm.
Đối với những trường hợp nghiêm trọng, các bác sĩ sẽ cần nhiều thời gian hơn để tìm hiểu, tư vấn hay bổ sung những liệu pháp tâm lý khác. Tuy nhiên, Cognitive Behavioral Therapy (CBT) vẫn được xem là liệu pháp hiệu quả nhất để ta chống lại Philophobia, hay nhiều hội chứng khác. CBT tập trung tìm hiểu nguyên nhân hình thành nỗi sợ Yêu của mỗi người và chuyển đổi suy nghĩ ấy trở nên tích cực hơn. Từ đó, những lo âu mỗi khi sự lãng mạn xuất hiện sẽ được giảm xuống và niềm hạnh phúc, cũng như mong muốn gắn kết trong ta sẽ lên ngôi.
Nhanh chóng thôi, nỗi sợ vô cớ sẽ hóa thành sự thấu hiểu và sự thấu hiểu này cho phép ta thay đổi nhận định về tình yêu.
Philophobia, chợt nhận ra ta gần đây mới thế thì sao?!
Nếu sau khi làm bài trắc nghiệm FRCT ở trên, và nhìn nhận lại bản thân gần đây, rồi chợt nhận ra mình thực sự mắc Hội chứng sợ yêu này thì làm sao?!
Thì chả sao cả! Ta cần hiểu rõ một điều quan trọng là những điều ta trải qua không đánh giá ta như nào, mà là những điều ta làm. Nỗi sợ tình yêu chỉ là một tác dụng phụ sau một hay nhiều lần đổ vỡ, giống như cơn đau đầu sau khi thức dậy của một tối quá chén vậy. Hội chứng này là một nhận định nhất thời của bản thân, nó hoàn toàn có thể biến mất hoặc có thể chữa lành. Những gì ta cần làm là đón nhận nó, dành thời gian tìm hiểu về nó, giữ bản thân thư giãn, và giữ tâm lý thoải mái. Dù là sợ yêu hay sợ điều gì, nhớ đừng trách bản thân vì sao lại để mình trải qua cảm giác đó. Mọi thứ rồi sẽ dần ổn, hãy cho bản thân cơ hội đón chào sự ấm áp của tình yêu thương.
Kết luận
Những hiểu biết của chúng ta về Hội chứng sợ yêu - Philophobia còn giới hạn, và nhiều người mắc hội chứng này chọn không nói về nỗi sợ của họ. Nhưng không có nghĩa là Philophobia không tồn tại và không gây ảnh hưởng xấu đến cuộc sống của ta. Vì để có một cuộc sống an nhiên và vui vầy hơn, đừng ngần ngại để nói ra cảm xúc của bản thân hay để bản thân được tư vấn bởi chuyên gia tâm lý. Suy cho cùng, ai cũng có mưu cầu hạnh phúc, dù là những người sợ Tình yêu đi nữa.
Nguyễn Uyên - Triết học tuổi trẻ
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Hiệu ứng Zeigarnik và trí nhớ Thứ Sáu, 28/06/2024, 00:00
- Mối quan hệ toxic là gì? 5 dấu hiệu "tình yêu" độc hại Thứ Sáu, 17/05/2024, 14:00
- Mối quan hệ độc hại, vì sao lại khó buông bỏ? Thứ Sáu, 17/05/2024, 13:00
- 3 Đặc điểm nhận dạng một “ma cà rồng” cảm xúc? Thứ Năm, 16/05/2024, 14:00
- Liệu nỗi sợ và chấn thương tâm lý có thể giúp bạn sống tốt hơn? Thứ Sáu, 10/05/2024, 12:00
- Khi yêu thương đủ lớn mọi giới hạn điều được xóa nhòa Thứ Năm, 11/04/2024, 14:00
- MỐI QUAN HỆ LÀNH MẠNH Thứ Tư, 03/04/2024, 00:00
- Ngày Thế giới nhận thức về tự kỷ (2-4): Yêu thương, thấu hiểu, đồng hành cùng trẻ tự kỷ Thứ Ba, 02/04/2024, 00:00
- 3 điều không nên kiểm soát trong cuộc sống hôn nhân Thứ Sáu, 22/03/2024, 12:00
- Những hệ luỵ khi chồng nhận xét quá thẳng thắn về bạn đời Thứ Năm, 21/03/2024, 15:00
Các tin khác
- Làm thế nào để học cách tha thứ cho bản thân? Thứ Hai, 04/01/2021, 20:00
- Tự ti - Hội chứng tâm lý tuổi teen Thứ Sáu, 01/01/2021, 09:00
- Phụ nữ 40 tuổi chấp chới giữa dừng hay đi bước nữa Thứ Ba, 29/12/2020, 21:00
- 20 điều bạn cần rũ bỏ để có được hạnh phúc trong năm mới Thứ Hai, 28/12/2020, 20:00
- Tránh xa thực phẩm gây dậy thì sớm Thứ Sáu, 18/12/2020, 08:13
- Tuổi trẻ hãy yêu người mình muốn dù có phải chia ly Thứ Năm, 17/12/2020, 15:35
- Bấy lâu chúng ta đã nhận định sai lầm và dưới đây chính là bằng chứng cho chân lý "Càng cô đơn, phụ nữ càng hạnh phúc" Thứ Ba, 15/12/2020, 16:37
- Mẹ nhất định phải dạy con gái 24 điều này Thứ Hai, 14/12/2020, 19:00
- Hoàn cảnh tréo nghoe của một single nom Thứ Ba, 08/12/2020, 18:00
- Trong cuộc yêu, nếu đàn ông sẵn sàng vì bạn mà "bán đứng bản thân" như thế này chứng tỏ chàng đã si mê tới "quên lối về" Thứ Ba, 08/12/2020, 17:00
- Sức mạnh kỳ diệu của vòng tay ôm Thứ Hai, 07/12/2020, 19:00
- Chúng ta rồi sẽ gặp được người phù hợp với mình Thứ Năm, 03/12/2020, 14:00