Phẫu thuật cắt bỏ buồng trứng hai bên có thể làm tăng nguy cơ bị chứng sa sút trí tuệ Thứ Tư, 23/02/2022, 15:48
Theo một nghiên cứu được công bố trực tuyến ngày 31 tháng Một trên Menopause, phẫu thuật cắt bỏ buồng trứng hai bên, chứ không phải là một bên, có liên quan đến gia tăng tỷ lệ sa sút trí tuệ sau này.
Cecilie S. Uldbjerg từ Đại học Copenhagen ở Đan Mạch và các đồng nghiệp đã sử dụng dữ liệu từ 24.851 phụ nữ tham gia đoàn hệ Y tá Đan Mạch để xem xét mối liên quan giữa phẫu thuật cắt bỏ buồng trứng và biến cố sa sút trí tuệ.
Các nhà nghiên cứu đã quan sát thấy tỷ lệ sa sút trí tuệ cao hơn sau khi phẫu thuật cắt bỏ buồng trứng hai bên (tỷ số của tỷ suất được điều chỉnh là 1,18; khoảng tin cậy 95 phần trăm từ 0,89 đến 1,56) và tỷ lệ thấp hơn sau khi phẫu thuật cắt bỏ buồng trứng một bên (tỷ số của tỷ suất được điều chỉnh là 0,87; khoảng tin cậy 95 phần trăm từ 0,59 đến 1,23) so với những y tá giữ lại hai buồng trứng của họ. Khi phân tầng theo độ tuổi tại thời điểm phẫu thuật cắt bỏ buồng trứng, kết quả tương tự cũng đã được quan sát thấy. Phẫu thuật cắt bỏ tử cung hoặc liệu pháp hoóc-môn không làm thay đổi đáng kể các tác dụng này.
“Những kết quả này phù hợp với những phát hiện của các nghiên cứu trước đây cho thấy mối liên hệ giữa phẫu thuật cắt bỏ vòi trứng và chứng sa sút trí tuệ. Năng lực thống kê của nghiên cứu còn hạn chế, điều này có thể giải thích sự thiếu tác động của tuổi tác hoặc việc sử dụng liệu pháp hoóc-môn đối với mối liên quan này”, Bác sĩ Stephanie Faubion, giám đốc y tế của North American Menopause Society, cho biết trong một bài phát biểu. “Với cơ sở đầy đủ bằng chứng cho thấy những tác dụng bất lợi lâu dài có khả năng xảy ra liên quan đến việc phẫu thuật cắt bỏ vòi trứng trước tuổi mãn kinh trung bình, cần phải hạn chế việc phẫu thuật cắt bỏ vòi trứng nhằm làm giảm nguy cơ cho những phụ nữ có nguy cơ bẩm sinh cao bị bệnh ung thư.”
Theo msdmanuals.com
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH TÊN GỌI TEENAGER (TRẺ VỊ THÀNH NIÊN) Ở MỸ Thứ Sáu, 22/11/2024, 00:00
- Tìm hiểu về Ngày Lễ Độc thân? Thứ Hai, 11/11/2024, 00:00
- Thế hệ Alpha có khiến mọi người lo lắng? Thứ Tư, 10/07/2024, 00:00
- Sách giáo dục giới tính của Thụy Điển tại Hàn Quốc bị cấm rồi lại được dỡ bỏ Chủ Nhật, 07/07/2024, 00:00
- Nhà từ thiện tỷ phú Melinda French Gates: vượt ra ngoài cuộc hôn nhân trước đây của bà với Bill Gates Thứ Hai, 01/07/2024, 00:00
- Giáo sĩ người Mỹ gốc Hàn gợi ý văn hóa Shabbat giải quyết tỷ lệ sinh thấp ở Hàn Quốc Thứ Bẩy, 29/06/2024, 00:00
- Ngày gia đình Việt Nam 2024 Thứ Bẩy, 22/06/2024, 00:00
- Robot tình dục thế hệ tiếp theo được hỗ trợ bởi AI của Trung Quốc sẽ lên kệ Thứ Sáu, 21/06/2024, 00:00
- Chính phủ Tokyo đang tung ra ứng dụng hẹn hò để cải thiện tỷ lệ sinh Thứ Tư, 19/06/2024, 00:00
- Thái Lan: Hạ viện thông qua luật hôn nhân đồng giới Thứ Ba, 18/06/2024, 23:00
Các tin khác
- Tại sao ánh sáng xanh từ màn hình có thể gây lão hóa sớm? Thứ Tư, 16/02/2022, 16:00
- Vì sao bạn có cảm giác bị theo dõi? Thứ Tư, 09/02/2022, 15:00
- Gia đình bất hòa, vì sao trẻ lớn lên khó xây dựng mối quan hệ lành mạnh? Thứ Ba, 08/02/2022, 16:00
- Để mặc bé khóc tự nín không khiến trẻ ngoan hơn mà còn gây ra tác dụng ngược như này Thứ Ba, 25/01/2022, 15:00
- Caffeine - Lợi và hại như thế nào? Thứ Năm, 20/01/2022, 16:00
- Loại protein từ nấm có thể thay thế lòng trắng trứng Thứ Tư, 05/01/2022, 14:00
- Nghiên cứu khoa học mới cho thấy: Toàn bộ cách giải bia rượu trên thế giới đến nay đều không hiệu quả Thứ Tư, 05/01/2022, 00:00
- Tại sao kí ức càng đau buồn càng nhớ lâu? Thứ Tư, 29/12/2021, 15:00
- Herpes dễ nhầm lẫn với 4 bệnh ở đường sinh dục Thứ Sáu, 24/12/2021, 11:00
- Erotomania - Hội chứng hoang tưởng người khác cũng yêu mình Thứ Tư, 22/12/2021, 14:00
- Tại sao chúng ta thường gắn kết kỉ niệm với các mùi hương? Thứ Tư, 15/12/2021, 15:00
- Có nên dùng hộp nhựa đựng thức ăn không? Thứ Tư, 15/12/2021, 14:00