Phát hiện chất bảo quản thực phẩm quý trong nem chua của Việt Nam Thứ Ba, 08/06/2021, 15:40
Các nhà khoa học phát hiện trong nem chua của Việt Nam có hợp chất tiềm năng tiêu diệt loài vi khuẩn gây ngộ độc cho người.
Phát hiện này được nhóm nghiên cứu của Đại học RMIT Australia thông báo ngày 7/6.
Từng đến Việt Nam năm 2015, thấy người dân ăn món nem chua làm từ thịt sống lên men mà không bị ngộ độc dù khí hậu Việt Nam nóng ẩm, nhóm nghiên cứu đã tìm hiểu và phát hiện một hợp chất diệt, kháng khuẩn hiệu quả có tên Plantacyclin B21AG. Chúng giúp thực phẩm giữ được hương vị trong thời gian dài. Nhóm nhận định hợp chất có tiềm năng trở thành chất bảo quản thực phẩm nguồn gốc tự nhiên và an toàn trong tương lai.
Nhóm đã tách chiết và phân lập thành công Plantacyclin B21AG. Hợp chất này có đặc điểm không màu, không mùi, không vị, bền vững, thuộc nhóm bacteriocin, được tạo ra từ vi khuẩn để tiêu diệt các chủng vi khuẩn cạnh tranh khác. Chúng có khối lượng siêu nhẹ, chỉ khoảng 5,6 kilodalton (đơn vị khối lượng nguyên tử).
Hợp chất Plantacyclin B21AG được phân lập từ nem chua có khả năng tiêu diệt vi khuẩn có hại. (Ảnh: Minh Ngọc).
Giáo sư Oliver Jones, Phó khoa Khoa học Sinh học và Công nghệ thực phẩm, đồng chủ nhiệm nghiên cứu cho biết, nhóm Bacteriocin có khả năng tạo ra các lỗ nhỏ trên màng tế bào của vi khuẩn mục tiêu, khiến các chất bên trong tế bào bị rò rỉ, từ đó vi khuẩn có hại bị tiêu diệt.
Sau công đoạn phân lập và tìm hiểu đặc tính, nhóm tiếp tục nghiên cứu để xác định cấu trúc của hợp chất kháng khuẩn này. "Đây là phần thử thách bởi việc tìm hiểu và biểu thị cấu trúc vi khuẩn mới đòi hỏi nhiều phương pháp, kỹ thuật khác nhau", GS Oliver Jones nói.
Bằng phương pháp sắc ký lỏng, các nhà khoa học phát hiện Plantacyclin B21AG có cấu trúc protein tuần hoàn, nên bền và khó bị phá vỡ. Vì vậy, chúng có thể chịu mức đun nóng tới 90 độ C trong 20 phút và cả môi trường đông lạnh lên tới -80 độ C, tồn tại trong môi trường có độ pH cao thấp khác nhau (5,5-7,5).
Hợp chất này có thể tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh thường có trong thực phẩm gồm Listeria (vi khuẩn có khả năng gây chết người tồn tại trong tủ lạnh) và Clostridium perfringens (vi khuẩn trong thịt gia cầm sống, gây ngộ độc).
Cấu trúc protein của hợp chất này bền, khó bị phá vỡ. (Ảnh: Nhóm nghiên cứu).
"Sử dụng bacteriocin làm chất bảo quản thực phẩm về cơ bản là phương pháp dùng chính vũ khí độc hại của vi khuẩn để chống lại chúng. Đây là giải pháp thông minh của thiên nhiên để đối phó với những thách thức lớn hiện nay. Trong tương lai, những hợp chất này có thể được sử dụng làm chất kháng sinh dành cho con người", Tiến sĩ Elvina Parlindungan, đồng chủ nhiệm nhóm nghiên cứu nói.
Hiện nhóm xác định được điều kiện sinh trưởng phù hợp để nuôi cấy vi khuẩn này với số lượng lớn GS Oliver Jones cho biết, nhóm đã bắt đầu thử nghiệm những phương pháp tinh chế kỹ hơn nữa và có kế hoạch đưa hợp chất vào các sản phẩm thực phẩm thử nghiệm.
"Cần có một cách để làm sạch Plantacyclin B21AG ở quy mô lớn hơn phòng thí nghiệm, sau đó, đưa hợp chất này vào các sản phẩm thực phẩm biết chắc chắn về thời hạn sử dụng", ông nói và cho biết công việc sau này cần sự hợp tác với các cơ quan an toàn thực phẩm có liên quan.
Theo VnExpress
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH TÊN GỌI TEENAGER (TRẺ VỊ THÀNH NIÊN) Ở MỸ Thứ Sáu, 22/11/2024, 00:00
- Tìm hiểu về Ngày Lễ Độc thân? Thứ Hai, 11/11/2024, 00:00
- Thế hệ Alpha có khiến mọi người lo lắng? Thứ Tư, 10/07/2024, 00:00
- Sách giáo dục giới tính của Thụy Điển tại Hàn Quốc bị cấm rồi lại được dỡ bỏ Chủ Nhật, 07/07/2024, 00:00
- Nhà từ thiện tỷ phú Melinda French Gates: vượt ra ngoài cuộc hôn nhân trước đây của bà với Bill Gates Thứ Hai, 01/07/2024, 00:00
- Giáo sĩ người Mỹ gốc Hàn gợi ý văn hóa Shabbat giải quyết tỷ lệ sinh thấp ở Hàn Quốc Thứ Bẩy, 29/06/2024, 00:00
- Ngày gia đình Việt Nam 2024 Thứ Bẩy, 22/06/2024, 00:00
- Robot tình dục thế hệ tiếp theo được hỗ trợ bởi AI của Trung Quốc sẽ lên kệ Thứ Sáu, 21/06/2024, 00:00
- Chính phủ Tokyo đang tung ra ứng dụng hẹn hò để cải thiện tỷ lệ sinh Thứ Tư, 19/06/2024, 00:00
- Thái Lan: Hạ viện thông qua luật hôn nhân đồng giới Thứ Ba, 18/06/2024, 23:00
Các tin khác
- Hướng dẫn chế tạo máy phun sương làm mát cực kỳ đơn giản Thứ Ba, 01/06/2021, 16:00
- GS Harvard: Quá bận rộn hay quá nghèo trong thời gian dài làm người ta thiển cận Thứ Tư, 19/05/2021, 15:35
- Phẫu thuật nứt đốt sống cho thai nhi trong bụng mẹ Thứ Ba, 11/05/2021, 21:27
- Cách nào phòng ngừa Herpes sinh dục tái phát? Thứ Năm, 29/04/2021, 00:00
- Chớ chủ quan với đau buốt khi xuất tinh Thứ Năm, 29/04/2021, 00:00
- Đừng chủ quan khi em gái dậy thì bị rong kinh Thứ Năm, 22/04/2021, 00:00
- Tác hại khôn lưòng của đồ chơi tình dục Thứ Năm, 22/04/2021, 00:00
- Phụ nữ U50 và các bệnh "bỗng từ đâu đến" Thứ Năm, 22/04/2021, 00:00
- Đổ mồ hôi để thải độc tố: Sự thật sẽ khiến bạn… ngã ngửa! Thứ Tư, 14/04/2021, 15:24
- Có hay không thuốc tăng kích thước "cậu nhỏ" ? Thứ Năm, 08/04/2021, 00:00
- Đi tìm nguyên nhân gây đồng tính Thứ Năm, 08/04/2021, 00:00
- Việt Nam xuất hiện siêu vi khuẩn kháng tất cả kháng sinh Thứ Tư, 31/03/2021, 14:00