Giao diện chuẩn

Những đứa trẻ bị cha mẹ 'khoán trắng' cho smartphone Thứ Ba, 29/09/2020, 20:00

Những đứa trẻ bị cha mẹ 'khoán trắng' cho smartphone

Ảnh minh hoạ

Những đứa trẻ bị cha mẹ khoán trắng cho smartphone


 

Đi làm về, thấy hai con nằm bất tỉnh, anh Hùng (Thái Nguyên) hoảng hốt gọi taxi đưa đi bệnh viện. Nghe đến bác sĩ, cậu bé 11 tuổi lồm cồm ngồi dậy, nhưng cậu 6 tuổi vẫn "ngất".

 

Vào đến viện, khi bác sĩ lấy ven để cắm kim truyền, cấu véo... đứa trẻ mắt vẫn nhắm nghiền. Đến khi nhân viên y tế soi đồng tử kiểm tra phản xạ ánh sáng thì phát hiện cậu bé cố tình nhắm mắt chứ sức khỏe chẳng vấn đề gì.

Dọa dẫm các kiểu, lay không được, nhân viên y tế buộc phải xốc cậu bé dậy. Hai chân đứng thẳng, nhưng mắt cậu vẫn nhắm nghiền. Bất lực, bác sĩ quyết định đưa cả hai đứa trẻ vào một phòng riêng để tự giải quyết. Một lúc sau, người lớn mở cửa thì thấy cậu em đang mở mắt nói chuyện với cậu anh. Nhìn thấy hơn chục người họ hàng nhốn nháo ngoài phòng bệnh, cậu chỉ cười. Nguyên nhân của vụ "ngất" này được cậu anh khai là để "trả đũa" bố mẹ không cho mượn điện thoại.

Anh Hùng cho biết, đây không phải lần đầu các con bày trò. Đã nhiều lần hai bé vờ đi ngủ sớm, đợi bố mẹ ngủ say thì lén lấy điện thoại, trùm chăn chơi game, xem phim. Thậm chí, các con còn tắt nguồn máy của mẹ, nói dối là hết pin để mang đi sạc giúp, nhưng thực chất là ôm vào phòng xem phim... Lần này, sau khi tét vào mông con vài cái và quát mắng, vợ anh Hùng lấy điện thoại đi làm mà không biết hai đứa ở nhà bàn kế hoạch dọa bố mẹ.

Tình trạng trẻ nhỏ lạm dụng, thậm chí là "nghiện" các thiết bị công nghệ như điện thoại, iPad.. đã trở nên đáng báo động ở cả nông thôn và thành thị, đặc biệt ở các thành phố lớn. Theo một khảo sát nhanh do Viện Nghiên cứu Đời sống xã hội (SocialLife) thực hiện từ tháng 12/2017 đến 4/2018 với 1.000 học sinh từ lớp 4 đến lớp 9, thiết bị công nghệ chiếm ưu thế trong các hình thức giải trí của trẻ với tỷ lệ nghe nhạc hơn 70%, xem phim hoạt hình 66,8%, chơi game 60,4%, lên mạng gần 53%.

Đặc biệt, cả ngày thường lẫn ngày nghỉ chúng đều dành thời gian giải trí trên thiết bị công nghệ nhiều hơn kết nối với gia đình, bạn bè. Trung bình, hơn 75 phút trong ngày thường và 145 phút trong ngày nghỉ. Thời gian sinh hoạt chung cùng gia đình, bạn bè chỉ khoảng 54 phút mỗi ngày.

Những đứa trẻ bị cha mẹ khoán trắng cho smartphone - Ảnh 2.

Trẻ nghiện điện thoại sẽ dẫn đến những ảnh hưởng tiêu cực về thể chất lẫn tinh thần. Ảnh: Shutterstock.

Tuy nhiên, bác sĩ Trần Thị Hải Vân, trưởng khoa Tâm thần trẻ em, bệnh viện Tâm thần TP Đà Nẵng cho rằng, tình trạng "nghiện" điện thoại, thiết bị công nghệ không nên được định nghĩa hoàn toàn bằng thời gian dùng nhiều hay ít, mà dựa vào ảnh hưởng của nó với đời sống hàng ngày. Sử dụng thiết bị công nghệ không phù hợp sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần của trẻ. Điều đáng báo động là hầu hết các bậc phụ huynh không có khả năng phát hiện sớm hoặc coi thường các triệu chứng rối loạn tâm thần của trẻ. Hầu hết trẻ phải đến điều trị khi đã có những biểu hiện nặng như rối loạn giấc ngủ, kích động, khó kiểm soát cảm xúc, có biểu hiện trầm cảm và hành vi lệch chuẩn như nói dối, trốn, bỏ học...

Nhưng khó có thể đổ lỗi cho trẻ em. Khi xem xét thói quen sinh hoạt và tìm hiểu hoàn cảnh gia đình của một số bệnh nhi, các chuyên gia nhận ra một điểm chung: Cha mẹ đã phó thác gần như hoàn toàn con cái cho những thiết bị điện tử để mình rảnh tay làm việc khác.

Suốt ba tháng liền bé Kiên, 11 tuổi, con trai chị Nguyễn Hồng Hạnh, 38 tuổi, ở Nam Từ Liêm, Hà Nội phải ở nhà học online vì dịch bệnh. Chị sắm cho con một chiếc iPad và giao phó trách nhiệm theo dõi, báo cáo tình hình cho người giúp việc. Mãi đến đầu tháng 8, khi cậu bé 11 tuổi sắp bước vào kỳ thi chuyển cấp, chị Hạnh gần như sụp đổ khi chị phát hiện ra con chỉ ôm iPad để chơi điện tử và xem phim. Người giúp việc hơn 50 tuổi thấy đứa trẻ chăm chú nhìn màn hình, đeo tai nghe, cứ tưởng vẫn học bài.

Thỉnh thoảng, đang đêm khuya, vợ chồng chị nghe tiếng hét từ phòng con trai. Hoảng hốt, họ chạy sang thì thấy con đang ngủ nhưng khua tay, múa chân như đánh nhau. Bị gọi dậy, thằng bé bảo đang "chiến đấu với quái vật" trong game. Người mẹ cũng thường xuyên giật mình khi con cầm thước, bút giả làm kiếm lao về phía mình.

Không chỉ trẻ bậc tiểu học mới mê điện thoại, đầu năm học này, lớp nhà trẻ từ 2-3 tuổi một trường mầm non công lập thuộc quận Cầu Giấy, Hà Nội do chị Bích Hà chủ nhiệm có hơn 40 học sinh, thì có 1/4 phụ huynh "dặn trước" là con mình sẽ không uống sữa, không ăn nếu không được xem điện thoại hoặc TV. Trao đổi thêm, các phụ huynh thừa nhận nhà neo người, quá bận bịu mà con "đòi chơi suốt ngày" nên nhờ điện thoại giải vây, lâu dần bé hình thành thói quen "có điện thoại mới ăn".

Anh Nguyễn Văn Hùng ở Thái Nguyên cũng thừa nhận, hai vợ chồng anh đều là thợ xây dựng nên đi làm cả ngày. Công việc vất vả nên buổi tối chỉ muốn nghỉ ngơi. Ban đầu, anh chị đưa điện thoại cho con vì chỉ muốn bé đỡ nghịch phá, đòi bố mẹ chơi chung, lâu dần, hai đứa "chỉ cần điện thoại". "Đánh mắng mà con vẫn không cai được. Đến giờ nó vờ ngất để dọa bố mẹ thì tôi không biết phải làm cách nào để trị nữa", anh Hùng tỏ ra bất lực.

Nhiều phụ huynh khác cũng chọn hình phạt tinh thần để "cai nghiện" cho con. Năm ngoái, trên mạng xã hội xuất hiện hình ảnh một bé gái bị bố mẹ bôi đen quanh mắt trong lúc ngủ rồi dọa cho bé sợ đó là hậu quả của "nghiện" điện thoại, TV. Rất nhiều người đã gắn tên người thân trong bình luận dưới bài đăng để hướng dẫn họ áp dụng cách này với con, cháu mình.

Những đứa trẻ bị cha mẹ khoán trắng cho smartphone - Ảnh 3.

Cha mẹ nên tạo không gian vui chơi mới cho con để kéo trẻ khỏi thú vui dùng điện thoại. Ảnh: Phạm Nga

 

Chuyên gia tâm lý Lê Khanh - phòng Tư vấn tâm lý Gia đình và Trẻ em (TP HCM) cho rằng, nhiều cha mẹ vì muốn nhàn rỗi hoặc ảo tưởng có thể khuyến khích con học tiếng Anh qua các ứng dụng hay trò chơi giáo dục nên giao điện thoại cho trẻ. Đến khi con lệ thuộc, họ mới lo sợ và áp dụng nhiều biện pháp quá cực đoan, có thể gây tổn thương tâm lý hay "bôi đen mắt dọa dẫm" sẽ khiến trẻ niềm tin, thậm chí mất sự tôn trọng với người lớn.

Tốt hơn hết, theo chuyên gia này, ngay từ đầu, cha mẹ không nên giao điện thoại cho con khi chưa cho trẻ một thú vui lành mạnh, hấp dẫn khác.

Theo Phạm Nga

VnExpxress

Lượt xem: 972

Nhận xét(0 Nhận xét)

Chưa có nhận xét nào

Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét  của bạn.

Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *




Các tin mới hơn


Các tin khác


Đăng ký nhận bản tin

Nhận qua email bản tin thông báo về ấn phẩm, chương trình và sự kiện của Tâm sự 360.

Đối tác

IPPF
Logo-Rockefeller
Save-Child
CORDAID

Liên kết website

CCIHP
Lao động xa nhà

Đóng góp - Tài trợ

Thanh niên Việt Nam cần sự chung tay của bạn để có một cuộc sống lành mạnh, an toàn, thỏa mãn và tương lai bền vững.



Thống kê truy cập

Số người đang online: 8
Lượt truy cập: 34712748

bandar togel terbaik slot online gampang maxwin 10 Daftar Bandar Togel Terbaik Togel Terbaik Dan Terbesar Min Bett 100 Perak 5Daftar Situs Bandar Togel Terpercaya Situs togel Resmi dan Terpercaya Aplikasi bandartogel terbaik dan terbesar di indonesia 5 Rekomendasi Situs Bandar Togel terbaik Rekomendasi Situs Bandar Togel Terbaik SLOT GACOR : Slot Online Gacor Terbaik SLOT DEMO : Slot Demo Gacor Terlengkap 5 Daftar Situs Bo Bandar Togel Terbaik 10 Daftar Bandar Togel Terbesar Dan Terbaik Daftar Bo Bandar Togel Terbaik 10 Daftar Bandar Togel Terbaik 10 Daftar Bandar Togel Terbaik Rekomendasi Slot Demo Anti Lag Slot Demo Gacor Situs Bandar Togel Resmi Rekomendasi Slot Demo Anti Lag TOTO ONLINE Akun Slot Demo Gacor Terlengkap 10 Daftar Bandar Togel Terbaik