Giao diện tiếp cận

Nh?ng l? do đáng đ? m?c sai l? Thứ Năm, 10/01/2008, 08:32

Sai lầm, mặc dù chúng ta có những dư luận không tốt về nó, và chúng ta thường trốn chạy nó bằng mọi giá, thì mỗi sai lầm vẫn là những bài học đáng quý. Bốn giai đoạn sau đây sẽ giúp bạn học cách nhìn lại sai lầm theo một hướng mới.

Tại sao ai cũng mắc sai lầm?
 
Trước khi đọc bài báo này bạn thử nhớ lại xem, sai lầm gần đây nhất mà bạn mắc phải là gì? Lúc đó bạn đã cảm thấy như thế nào và bạn đã làm gì để vượt qua sai lầm đó? Hãy dành cho bản thân mình năm phút. Nhé!
 
“Tôi và mẹ đã xảy ra một cuộc cãi vã, lúc đó tôi cảm thấy mệt mỏi và nói ra những điều mà đến bây giờ tôi vẫn còn ân hận. Tôi nói rằng mẹ chẳng hiểu gì tôi và cũng đừng lo lắng quá về tôi…”.

Trong bài kiểm tra vừa rồi có ai đó quên đọc kĩ đề bài? Bạn chợt nhận thấy bạn yêu hội họa hơn chuyên ngành y học cổ truyền đang theo học? Bạn hối tiếc vì mình thi vào đó chỉ để làm hài lòng cha mẹ?...
Ai cũng có thể mắc sai lầm (nguồn ảnh: kiemviec.com)
 
Ai cũng có thể mắc sai lầm, và nó luôn để lại trong ta cái cảm giác cay đắng. Phải chăng bạn cảm thấy sai lầm nào cũng nghiêm trọng và nó không mang ý nghĩa gì cả? Có thể bạn tin không, nhưng nó chính là một giai đoạn tự nhiên trong những bước đi của chúng ta: Bản chất con người là sai lầm. Hãy coi sai lầm là một trong những hoạt động bản năng của chúng ta, và nó luôn có ích. Chúng ta mắc sai lầm khi dám đối mặt với những cái mới và điều đó cho phép ta tiến bộ.
 
Mỗi khi mắc sai lầm, dù do bất cứ nguyên nhân gì ta luôn có cảm giác tội lỗi và đôi khi tự dày vò bản thân. Tại sao lại như vậy? Bởi tất cả chúng ta đều sống trong một môi trường văn hóa - giáo dục mà ở đó mọi thứ quy chiếu về hai từ “tội lỗi”. Tội lỗi thường liên quan đến câu hỏi “Ai là thủ phạm?”, “Ai phải chịu trách nhiệm?”..., nó thường ẩn chứa trong đó ý nghĩ về sự bất lực và điều này thì khác với sai lầm!

Mắc sai lầm cũng giống như mình đi nhầm đường mà không hay biết (trong khi “tội lỗi” lại liên quan đến việc thiếu ý thức đạo đức, thiếu tinh thần trách nhiệm). Trong cuộc sống chính việc thường xuyên đánh đồng “Sai lầm” và “Tội lỗi” khiến ta luôn phải cảnh giác để tránh những bước đi sai. Không ít người cho rằng càng né tránh thì nguy cơ mắc sai lầm càng ít đi. Nhưng tại sao bạn không nghĩ rằng: Khi chúng ta từ bỏ những sai lầm là tự làm mất đi cơ hội tiến bộ của bản thân?

Làm sao để ý thức được mình đã mắc sai lầm?

“Khi phạm sai lầm tôi không dám nói với cha mẹ. Những lời phán xét của cha mẹ luôn làm tôi căng thẳng, tôi thường tìm lời khuyên từ bạn bè. Bên cạnh họ tôi thấy không có một khoảng cách gì cả, chỉ đơn giản là sự trao đổi và chính điều đó giúp tôi ý thức được lỗi sai của mình”.
 
Thực tế là nhìn về phía khác dễ hơn là nhìn thẳng vào lỗi sai của chính mình. Khi điểm môn tiếng Anh thấp, thay vì xem xét lại việc học tập của bản thân thì chúng ta hay oán trách “Chưa thấy thầy nào dạy dở như vậy”, “Sao mà chấm điểm chặt thế?”, “Đề khó thế này thì ai làm được”... Buộc tội cho người khác và đổ lỗi cho hoàn cảnh luôn là cách thức tốt nhất để bảo vệ bản thân, nhưng nó không phải là cách để giúp bạn trưởng thành. Chính khó khăn cảnh báo điều con người phải đối mặt, nó làm biến đổi khả năng tự đương đầu với cuộc sống và với chính bản thân của mỗi chúng ta. Hãy tự đặt câu hỏi: Điều gì khiến vấn đề xảy ra? Nói thì dễ hơn làm, nhất là khi chúng ta phải phân tích một tình huống mà nó làm xấu hình ảnh chúng ta đang có về bản thân hay nó làm gợi lại một kỉ niệm buồn.

Đôi khi chính người bạn thân thiết nhất lại mang đến cho chúng ta sự thất vọng, sự tổn thương nhưng... họ vẫn không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta. Cái nhìn khách quan của họ chính là sự trợ giúp quý báu. Đôi khi có những lời phê bình khiến bạn khó chịu, hãy lắng nghe tất cả! Từ đó bạn sẽ thấy được cái riêng của mình và học hỏi được cách nhìn mới. Tìm cách phủ nhận để quên đi lỗi sai… chính là sai lầm đầu tiên của việc ý thức về nó. Hãy nhìn đối mặt với những sai lầm của mình để trương thành hơn.

Tại sao tôi lại mắc phải sai lầm đó?

“Mỗi khi mắc lỗi, tôi luôn cảm thấy mình vô dụng dù hiểu rằng: Tôi không thể đoán trước được mọi điều sẽ xảy ra và tôi khó có thể thành công ngay từ lần đầu tiên”.

Đã bao giờ bạn giải một bài toán mà không hiểu được đề bài của nó? Với sai lầm cũng vậy, nếu chúng ta không hiểu sai lầm đó đến từ đâu thì chúng ta sẽ lặp lại sai lầm đó. Nhưng thường thì, trước khi có thể phân biệt được vấn đề một cách rõ rằng, thì ta luôn cảm thấy giận dữ, suy sụp và có cảm giác vô dụng. Để hiểu được sai lầm thì trước hết hãy tha lỗi cho chính bản thân mình. Đừng chìm đắm trong cảm giác hối hận mà quên mất rằng sai lầm giúp chúng ta trưởng thành!

Phạm sai lầm không có nghĩa bạn là một kẻ sai lầm, nhưng trước khi miễn tội cho bản thân hãy xem xét lại điều mình đã làm, xem xét lại sự kiện đã xảy ra và phân tích cách mà bạn đã cư xử; vì mọi sai lầm xảy ra không giống nhau. Việc phân tích tốt cho phép đánh giá đúng mức trách nhiệm bản thân và hiểu được tại sao vấn đề lại xảy ra như vậy. Hãy thử phán xét lương tâm bé nhỏ của mình đi nhé!
Trong hệ thống pháp luật, các nhà chức trách cố giúp cho phạm nhân tìm lại cảm giác tội lỗi về hành động nhỏ của mình từ đó ý thức được tội lỗi mà họ đã gây lên. Đối với các bạn, chỉ cần hiểu được vì sao sai lầm xảy ra, là đủ rồi!

Làm thế nào để “sai lầm là mẹ của thành công”?

Không có một chuẩn mực nào về sai lầm và cũng không có những lời ca tụng về nó, nhưng, chúng ta có quyền sai lầm và cũng nên làm điều đó để trưởng thành! Từ những sai lầm mà ta học được nhiều điều mới mẻ về chính mình, về người thân và về cuộc sống! Khi bạn mắc sai lầm chính là khi bạn đang tham gia vào một khóa học và khóa học nào cũng phải đóng học phí. Học phí bạn đã đóng rồi..., việc ứng dụng kết quả ấy, rất tiếc, chỉ có bạn mới có thể hiểu và làm được.
 
Trong cuộc sống chính những người biết băn khoăn về các đáp án, biết lắng nghe nhận xét từ bên ngoài là người biết nắm bắt cơ hội để tận dụng sai lầm. Tùy trường hợp, bạn sẽ học được cách chú ý hơn đến người khác hay độc lập hơn hoặc ít bốc đồng hơn… và cũng khoan dung hơn với bản thân. Một kinh nghiệm về sự thất bại không thể ngăn cản việc xảy ra nguy cơ mới, điều quan trọng là tránh lặp lại những lỗi lầm đó và… hãy tìm đến những lỗi lầm mới để tự hoàn thiện bản thân mình!

Phương (Theo Phosphore)

Lượt xem: 1487

Nhận xét(0 Nhận xét)

Chưa có nhận xét nào

Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét  của bạn.

Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *




Các tin mới hơn


Các tin khác


Đăng ký nhận bản tin

Nhận qua email bản tin thông báo về ấn phẩm, chương trình và sự kiện của Tâm sự 360.

Đối tác

IPPF
Logo-Rockefeller
Save-Child
CORDAID

Liên kết website

CCIHP
Lao động xa nhà

Đóng góp - Tài trợ

Thanh niên Việt Nam cần sự chung tay của bạn để có một cuộc sống lành mạnh, an toàn, thỏa mãn và tương lai bền vững.



Thống kê truy cập

Số người đang online: 2
Lượt truy cập: 34683723

bandar togel terbaik slot online gampang maxwin 10 Daftar Bandar Togel Terbaik Togel Terbaik Dan Terbesar Min Bett 100 Perak 5Daftar Situs Bandar Togel Terpercaya Situs togel Resmi dan Terpercaya Aplikasi bandartogel terbaik dan terbesar di indonesia 5 Rekomendasi Situs Bandar Togel terbaik Rekomendasi Situs Bandar Togel Terbaik SLOT GACOR : Slot Online Gacor Terbaik SLOT DEMO : Slot Demo Gacor Terlengkap 5 Daftar Situs Bo Bandar Togel Terbaik 10 Daftar Bandar Togel Terbesar Dan Terbaik Daftar Bo Bandar Togel Terbaik 10 Daftar Bandar Togel Terbaik 10 Daftar Bandar Togel Terbaik Rekomendasi Slot Demo Anti Lag Slot Demo Gacor Situs Bandar Togel Resmi Rekomendasi Slot Demo Anti Lag TOTO ONLINE Akun Slot Demo Gacor Terlengkap 10 Daftar Bandar Togel Terbaik