Giao diện tiếp cận

Nguyễn Văn Hân: người sinh viên không đầu hàng số phận Thứ Năm, 08/12/2005, 11:41

Trong buổi lễ phát học bổng Phát triển nguồn nhân lực Việt Nam - Nhật Bản hôm ấy, khi cái tên Nguyễn Văn Hân được xướng lên, cử tọa đã phải chờ một lúc mới thấy Hân từ từ bước lên sân khấu, bên cạnh là một người bạn đang dìu em. Hân là một sinh viên khiếm thị!

Đây là lần thứ 4 cậu sinh viên Khoa Giáo dục học trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn ấy được nhận học bổng của một tổ chức phi chính phủ nước ngoài dành cho những sinh viên vượt khó học giỏi.

Đứng bên cạnh các bạn mình, những gương mặt đầy nghị lực và khát khao chinh phục tri thức, Hân nổi lên không chỉ vì em là một học sinh khiếm thị, mà còn bởi 4 năm liền em luôn là người sinh viên đứng đầu lớp. Còn các bạn em lại gọi Hân là "người nổi tiếng"!

Quả bom định mệnh

Những buổi chiều cùng lũ bạn thả bò ăn cỏ ven cánh đồng làng, í ới gọi nhau chơi bắn bi, đánh đáo, cùng rủ nhau đánh trận giả hay trèo cây hái trái là quãng thời thơ ấu ngọt ngào nhất của Hân. Tuổi thơ êm đềm và vô tư bỗng chốc vỡ tung cùng quả bom M79 ẩn sau bụi tre làng.

Hân và bè bạn nào ngờ, cái vật tròn tròn xám đen ấy lại ẩn chứa cả một tai họa; vì thế bọn trẻ ồ lên ngạc nhiên khi chuyền cho nhau xem; đến tay Hân thì bom phát nổ. Nỗi đau xé toang cơ thể nhỏ bé của cậu bé quê 10 tuổi. Đôi mắt hỏng hoàn toàn, ba ngón của bàn tay phải bị chém cụt, thương tích đầy mặt và cơ thể. Hân rơi xuống một vực sâu tối đen, không đáy!

Sợ hãi đến cùng cực, Hân không dám ở nhà một mình. Bên em lúc nào cũng phải có người thân. Hân sợ sẽ không có ai cứu em khỏi vực sâu của nỗi khiếp sợ, hoang mang và chông chếnh ấy. Mất cân bằng, khủng hoảng, tuyệt vọng là tâm trạng của cậu bé mới 10 tuổi và em cố níu kéo lấy một tia hy vọng để có thể thoát ra khỏi đám mây tăm tối đang bao phủ mình.

Hãy bước đi để không bao giờ gục ngã!

Tai nạn; trở thành kẻ khiếm thị; bỏ học và sẽ thành người tàn phế? Không, đó không phải là cuộc sống mà Hân cam chịu. Bỏ học một năm, vượt qua nỗi sợ hãi, buồn nản; cậu bé 11 tuổi lấy lại thăng bằng và nỗi khát khao được học tập, được sống chan hòa giữa mọi người lại trỗi dậy trong trái tim em. Hân xin cha mẹ cho mình vào Sài Gòn học chữ ở trường khiếm thị Nguyễn Đình Chiểu.

Quay lại từ đầu làm học sinh lớp Một; làm quen với chữ nổi, với môi trường xa lạ, không có người thân lại vấp váp liên tục khi không định hướng được trong dịch chuyển, sinh hoạt; Hân buồn, nhớ nhà và thấy bất an. Đã có lúc Hân khóc và nghĩ đến chuyện bỏ về, thôi không học nữa, không cố gắng mà làm gì nữa, đã tàn tật rồi còn ráng sức làm chi! “Ba mẹ ơi, mau tới đón con về nhà đi!”, đã nhiều lần Hân thầm kêu lên như thế.

Ở ngôi trường khiếm thị Nguyễn Đình Chiểu TP.HCM có một nếp sống thật dễ thương và đáng quý: tựa vào nhau để tiến bước về phía trước. Cậu bé 11 tuổi quê tận Hàm Tân, Bình Thuận xa cha mẹ, người thân vào Sài Gòn kiếm tìm cơ hội cho cuộc đời mình đã dần không cảm thấy cô đơn, buồn tủi nữa; Hân đã có bạn bè là những người khiếm thị như mình.

Giảng đường đại học và người bạn tri kỷ

“Vào đại học để trang bị cho mình một vốn kiến thức nhất định, có một bằng cấp trong tay để dễ dàng tìm kiếm một công việc sau này, để trở thành người có ích” - ước mơ ấy của Hân, một người khiếm thị, có phải quá xa vời, viển vông? Sẽ là thế với một người tự an phận, tự thu mình vào nỗi bất hạnh. Hân không phải là người như thế! Sao lại không ước mơ và vươn lên nắm lấy mơ ước của mình!

Nuôi 7 đứa con ăn học bằng nghề làm ruộng, làm nương ở miền quê nắng cháy Bình Thuận không phải là việc dễ dàng với cha mẹ Hân. Vậy mà nghe Hân bày tỏ mong muốn được vào Đại học của mình, ông bà lại đồng tình ủng hộ con.

Ngày Hân bị tai nạn, cha mẹ đã luôn bên em, nay để em vào đại học cha mẹ lại tiếp tục hy sinh, lại chịu khó, chịu khổ để nuôi em ăn học. Ơn đức của cha mẹ làm sao Hân trả nổi nếu em không đạt được mơ ước của mình để cha mẹ rạng mày nở mặt và yên tâm về mình. Nhưng khó khăn vẫn tiếp nối khó khăn.

Tài liệu để luyện thi đại học thì nhiều, nhưng đâu ai in tài liệu ấy bằng chữ nổi. Nhưng khó khăn nhất là đến khi Hân nộp đơn xin thi vào Đại học Sư phạm thì em bị từ chối; từ trước đến nay không ai nhận một sinh viên khiếm thị vào học ngành sư phạm.

Họ bảo em lên xin Sở Giáo dục Đào tạo. Sở cũng băn khoăn không dám nhận, Hân bị trả lại hồ sơ. Nhưng ước mơ được vào đại học, được sống như bao người bình thường khác ngày càng lớn lên trong Hân; và em sẽ nói sao với cha mẹ khi mọi người đang cố gắng vì em? Hân lại tiếp tục đi tìm "ngôi sao mơ ước" của mình.

Em khẩn khoản với hiệu trưởng trường Đại học Khoa học Xã hội Nhân văn: "hãy cho em thi, nếu rớt thì thôi, còn nếu đậu xin thầy cho em được làm sinh viên của trường". Và con số 18,5 điểm là chiếc cầu vồng ónh ánh muôn màu đưa Hân đi đến ước mơ của mình: em trở thành sinh viên khoa Giáo dục học, một khoa mới lúc ấy của trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM và rất phù hợp với một người khiếm thị như Hân.

Diệu kể rằng, thông thường những sinh viên khác hay để bài lại chứ không học ngay, Hân lại ham học, hay hỏi. Hân nhờ bạn bè đọc cho nghe sách báo, tài liệu để có thêm kiến thức. Hân và Diệu có cùng thú vui là đi nhà sách. Đôi bạn có thể ở đó hàng tiếng đồng hồ để cùng đọc sách cho nhau nghe.

Có lần vì mê Tam quốc diễn nghĩa, đôi bạn đã chạy dọc ngang các nhà sách, bất chấp trời mưa ướt như chuột lột để tìm mua bằng được. “Chính vì ham mê học hỏi, tìm hiểu, tích lũy kiến thức chuyên ngành cũng như xã hội mà Hân có một sự hiểu biết và nhận định về tình hình xã hội nhạy bén hơn tụi em rất nhiều.

Thế nhưng Hân lại rất khiêm tốn. Hân thường bảo “có nhiều người cũng làm được như thế”. "Em rất cảm phục và mến Hân vì ý chí nỗ lực của bạn ấy. Bốn năm qua Hân luôn là sinh viên đứng đầu lớp ” - Võ Thanh Diệu, người mà Hân gọi là “bạn tri kỷ”, luôn miệng nói về bạn mình như thế.

Không chỉ có Diệu, người ở cùng Hân và một bạn nữa trong căn nhà trọ hơn 10m2, cùng nấu ăn, học tập, chia sẻ; còn có rất nhiều người bạn đã cùng đưa Hân đến trường, giúp đỡ Hân trong học tập.

Họ đọc tài liệu để giúp Hân ghi chép lại bằng chữ nổi, họ cùng vui đùa và chia sẻ với Hân những niềm vui, nỗi buồn, bởi vì như Hân tâm sự: “Các bạn luôn sẵn sàng giúp đỡ em trong mọi việc, vì thế em đã vượt qua khó khăn, vượt qua cả sự nản chí, buồn chán mà đôi khi em không tránh khỏi khi gặp khó khăn”.

Có gì ấm áp và trong sáng hơn tình người dành cho nhau, nhất là với Hân, một người kém may mắn về thể chất nhưng đã đựơc rất nhiều từ những tấm lòng bè bạn ấy. Sẽ không có gì ngạc nhiên nữa khi Hân luôn nỗ lực, luôn vượt lên hoàn cảnh của mình, vì bên cạnh em có cha mẹ, nay đã gần 70 tuổi, vẫn miệt mài làm lụng ở quê, để mỗi tháng gửi cho Hân 500.000 đồng trang trải chuyện ăn học; có bạn bè làm đôi mắt, đôi tay cho em tựa vào.

Hân luôn tâm niệm: “nếu cố gắng và có đam mê thì sẽ đạt được niềm mơ ước”!
Lượt xem: 2210

Nhận xét(0 Nhận xét)

Chưa có nhận xét nào

Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét  của bạn.

Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *




Các tin mới hơn


Các tin khác


Đăng ký nhận bản tin

Nhận qua email bản tin thông báo về ấn phẩm, chương trình và sự kiện của Tâm sự 360.

Đối tác

IPPF
Logo-Rockefeller
Save-Child
CORDAID

Liên kết website

CCIHP
Lao động xa nhà

Đóng góp - Tài trợ

Thanh niên Việt Nam cần sự chung tay của bạn để có một cuộc sống lành mạnh, an toàn, thỏa mãn và tương lai bền vững.



Thống kê truy cập

Số người đang online: 8
Lượt truy cập: 34710744

bandar togel terbaik slot online gampang maxwin 10 Daftar Bandar Togel Terbaik Togel Terbaik Dan Terbesar Min Bett 100 Perak 5Daftar Situs Bandar Togel Terpercaya Situs togel Resmi dan Terpercaya Aplikasi bandartogel terbaik dan terbesar di indonesia 5 Rekomendasi Situs Bandar Togel terbaik Rekomendasi Situs Bandar Togel Terbaik SLOT GACOR : Slot Online Gacor Terbaik SLOT DEMO : Slot Demo Gacor Terlengkap 5 Daftar Situs Bo Bandar Togel Terbaik 10 Daftar Bandar Togel Terbesar Dan Terbaik Daftar Bo Bandar Togel Terbaik 10 Daftar Bandar Togel Terbaik 10 Daftar Bandar Togel Terbaik Rekomendasi Slot Demo Anti Lag Slot Demo Gacor Situs Bandar Togel Resmi Rekomendasi Slot Demo Anti Lag TOTO ONLINE Akun Slot Demo Gacor Terlengkap 10 Daftar Bandar Togel Terbaik