Người nhiễm HIV có tải lượng vi rút dưới ngưỡng phát hiện không làm lây truyền HIV cho bạn tình Thứ Ba, 17/11/2020, 16:00
Không phát hiện = Không lây truyền (được viết tắt K=K ) là Khi một người nhiễm HIV được điều trị ARV mà đạt đến mức ức chế vi rút nghĩa là tải lượng vi rút dưới 200 bản sao/ml máu (hay còn gọi là dưới ngưỡng phát hiện), sẽ ngăn ngừa được lây truyền HIV qua đường tình dục.
Các nghiên cứu khoa học đã khẳng định phát hiện trên
- Các nghiên cứu khoa học trong những năm gần đây được thực hiện trên các châu lục khác nhau trên thế giới với các chủng tộc khác nhau trên hàng ngàn người chưa nhiễm HIV với tổng số hàng trăm ngàn lần quan hệ tình dục với người nhiễm HIV đang điều trị ARV và có tải lượng vi rút dưới 200 bản sao/1ml máu (không phát hiện) cho thấy họ không bị nhiễm HIV (không lây truyền). Những người chưa nhiễm HIV trong các nghiên cứu trên bao gồm cả những người quan hệ tình dục đồng giới; quan hệ tình dục khác giới nhưng không sử dụng bao cao su hay thuốc dự phòng trước phơi nhiễm HIV.
Truyền thông về K=K tại Bình Dương
- Các bằng chứng khoa học trên đã được công bố tại các Hội nghị khoa học Thế giới về HIV/AIDS năm 2017 tại Paris và 2018 tại Hà Lan.
- Cho đến nay hàng trăm tổ chức quốc tế bao gồm cả các tổ chức có uy tín như Chương trình phối hợp của Liên hợp quốc về HIV/AIDS (UNAIDS) và Trung tâm Kiểm soát bệnh dịch Hoa Kỳ (US.CDC) cũng đã xác nhận phát hiện này.
Tư vấn về K=K tại cơ sở y tế
Tải lượng vi rút dưới 200 bản sao/ml máu được cho là ngưỡng không phát hiện được HIV
- Hiện nay, tất cả các xét nghiệm tải lượng vi rút trên thế giới đều thực hiện dựa trên các máy xét nghiệm đếm tự động. Các máy khác nhau của các hãng sản xuất khác nhau đưa ra các “ngưỡng phát hiện” khác nhau. Hầu hết các máy xét nghiệm đều có thể phát hiện được có vi rút HIV trong máu khi số lượng từ 200 bản sao/1ml máu. Một số máy có thể phát hiện với số lượng vi rút thấp hơn như 50 bản sao/1ml máu.
- Do vậy, thế giới cần thống nhất một ngưỡng chung. Ngưỡng chung quy định trong các nghiên cứu này là 200 bản sao/1ml máu. Dưới 200 bản sao được coi là không phát hiện.
“Không phát hiện = Không lây truyền” chỉ ngăn ngữa lây nhiễm HIVqua đường tình dục
- Cần khẳng định rằng khi một người nhiễm HIV được điều trị ARV mà đạt đến mức ức chế vi rút nghĩa là tải lượng vi rút dưới 200 bản sao/ml máu sẽ chỉ ngăn ngừa được lây truyền HIV qua đường tình dục tức là ngay cả khi duy trì được tải lượng HIV dưới ngưỡng phát hiện cũng chỉ không làm lây truyền HIV sang bạn tình qua quan hệ tình dục.
- “Không phát hiện = Không lây truyền” không áp dụng được cho lây truyền từ mẹ sang con vì đến nay chưa có nghiên cứu khoa học nào khẳng định khi tải lượng vi rút dưới 200 bản sao/ml máu sẽ ngăn ngừa được lây truyền HIV từ mẹ sang con. Tuy nhiên, nếu một phụ nữ nhiễm HIV được điều trị ARV mà đạt được và duy trì được tải lượng HIV dưới ngưỡng phát hiện mà người phụ nữ đó mang thai sẽ làm giảm đáng kể nguy cơ lây truyền HIV từ mẹ sang con trong khi mang, khi sinh hoặc khi cho con bú bằng sữa mẹ.
Tập huấn cho truyền thông viên về K=K
- Không phát hiện = Không lây truyền không áp dụng để phòng lây nhiễm HIV qua đường máu mặc dù khi tải lượng vi rút trong máu khi điều trị ARV có thể ở mức thấp. Do vậy không sử dụng chung bơm kim tiêm khi tiêm chích, sử dụng các biện pháp an toàn khi tiếp xúc với máu để tránh bị lây nhiễm HIV.
- Không phát hiện = Không lây truyền cũng không áp dụng cho các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác: Ngay cả khi đạt tải lượng vi rút dưới 200 bản sao/1ml máu cũng không phòng được các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác như lậu, giang mai, sùi mào gà…Do vậy người có tải lượn vi rút dưới ngưỡng phát hiện vẫn cần sử dụng bao cao su đúng cách mỗi lần quan hệ tình dục để dự phòng lây truyền các bệnh lây truyền qua đường tình dục và mang thai ngoài ý muốn.
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Xét nghiệm sớm HIV cho mẹ - Hướng tới loại trừ lây truyền HIV sang con Thứ Sáu, 26/01/2024, 13:00
- 7 dấu hiệu HIV ở nữ dễ nhầm lẫn với bệnh khác Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Cẩm nang những điều bạn cần biết về tình trạng trẻ bị nhiễm HIV Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Xác suất lây nhiễm HIV sau 1 lần quan hệ là bao nhiêu? Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Triệu chứng nhiễm HIV qua 3 giai đoạn Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- HIV có lây qua nước bọt không? Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Dấu hiệu nhiễm HIV sau 1 năm gồm triệu chứng gì? Có thể nhận biết nhanh? Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00
- Xét nghiệm HIV Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00
- Quan hệ với người nhiễm HIV bao lâu thì bị bệnh? Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00
- Dấu hiệu HIV ở nam: Phát hiện sớm tăng cơ hội điều trị Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00
Các tin khác
- Phát hiện mới về thuốc phòng ngừa HIV Thứ Năm, 12/11/2020, 16:28
- Viên thuốc uống mỗi ngày ngăn ngừa HIV Thứ Ba, 10/11/2020, 15:00
- Quyền Bộ trưởng Y tế: Việt Nam là 1 trong 4 quốc gia điều trị HIV/AIDS tốt nhất Thứ Năm, 22/10/2020, 15:15
- Loại bỏ hoàn toàn virus HIV ở chuột Thứ Năm, 15/10/2020, 16:34
- Người thứ ba trên thế giới khỏi hoàn toàn HIV Thứ Năm, 08/10/2020, 15:00
- Phát hiện HIV từ triệu chứng chảy máu hậu môn Thứ Sáu, 02/10/2020, 11:00
- Tìm ra tác dụng mới của thuốc kháng virus HIV Thứ Ba, 29/09/2020, 16:16
- Dụng cụ mới ngừa HIV hiệu quả hơn bao cao su Thứ Năm, 24/09/2020, 14:18
- Truy nã phạm nhân nhiễm HIV trốn khỏi bệnh viện Thứ Sáu, 11/09/2020, 10:05
- Cậu bé 12 tuổi từng là biểu tượng chống AIDS Thứ Sáu, 04/09/2020, 11:00
- Việt Nam có cơ hội chấm dứt dịch HIV/AIDS vào năm 2030 Thứ Năm, 03/09/2020, 15:12
- Những người tự 'giam giữ' virus HIV Thứ Sáu, 28/08/2020, 17:28