Dụng cụ mới ngừa HIV hiệu quả hơn bao cao su Thứ Năm, 24/09/2020, 14:18
Thiết bị được cấy ghép trong âm đạo ngừa HIV cho phụ nữ. Ảnh: Times Now News
Các nhà khoa học Canada thử nghiệm thiết bị cấy vào âm đạo, giúp giảm số lượng tế bào bị HIV tấn công.
Giáo sư Emmanuel Ho, trường Đại học Waterloo (Canada), trưởng nhóm nghiên cứu thiết bị, cho biết vài năm trước nhóm phát hiện một số gái mại dâm ở Kenya không bị nhiễm HIV, kể cả khi quan hệ với bạn tình dương tính với HIV. Họ nhận ra những phụ nữ này sở hữu tế bào T-lymphocyte được miễn dịch tự nhiên và vẫn ở trạng thái tĩnh khi virus HIV tấn công.
Ông Ho giải thích, virus HIV khi vào cơ thể sẽ tấn công các tế bào miễn dịch T. Các tế bào này được hệ miễn dịch huy động khi có virus xâm nhập.
"Nếu tế bào T vẫn ở trạng thái nghỉ ngơi và không cố gắng chống lại virus, chúng sẽ không bị nhiễm bệnh. Từ đó ngăn chặn được giai đoạn đầu chu kỳ sống của virus HIV".
Các nhà khoa học đưa ra khái niệm "miễn dịch nghỉ ngơi" và tiến hành nghiên cứu thiết bị có chứa thuốc giúp ngừng hoạt động tế bào T ở đường sinh dục nữ.
Thiết bị gồm một ống xốp rỗng có cặp vòm mềm dẻo giữ cố định trong âm đạo. Trong khoang ống chứa thuốc hydroxychloroquine (HCQ) có tác dụng giảm phản ứng miễn dịch. Thuốc sẽ dần đi qua lỗ nhỏ li ti trong ống và tác động lên các mô xung quanh âm đạo.
"Đây sẽ là biện pháp hiệu quả hơn so phương pháp phòng ngừa HIV thông thường là bao cao su", ông Ho nói.
Nhóm nghiên cứu đã thử nghiệm thiết bị cấy ghép mới này trên thỏ cái và đạt kết quả tốt. Họ cho biết cần thêm nhiều nghiên cứu tiến hành trên người để khẳng định chắc chắn tính hiệu quả và an toàn của thiết bị này.
"Trước khi sản phẩm có mặt trên thị trường, mọi người vẫn phải trung thành với các biện pháp phòng ngừa truyền thống như sử dụng bao cao su và thuốc kháng virus HIV đối với người có nguy cơ nhiễm cao khi quan hệ tình dục", ông Ho khuyến cáo.
Cẩm Anh (Theo Healtheuropa)
Theo Vnexpress
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Xét nghiệm sớm HIV cho mẹ - Hướng tới loại trừ lây truyền HIV sang con Thứ Sáu, 26/01/2024, 13:00
- 7 dấu hiệu HIV ở nữ dễ nhầm lẫn với bệnh khác Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Cẩm nang những điều bạn cần biết về tình trạng trẻ bị nhiễm HIV Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Xác suất lây nhiễm HIV sau 1 lần quan hệ là bao nhiêu? Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Triệu chứng nhiễm HIV qua 3 giai đoạn Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- HIV có lây qua nước bọt không? Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Dấu hiệu nhiễm HIV sau 1 năm gồm triệu chứng gì? Có thể nhận biết nhanh? Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00
- Xét nghiệm HIV Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00
- Quan hệ với người nhiễm HIV bao lâu thì bị bệnh? Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00
- Dấu hiệu HIV ở nam: Phát hiện sớm tăng cơ hội điều trị Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00
Các tin khác
- Truy nã phạm nhân nhiễm HIV trốn khỏi bệnh viện Thứ Sáu, 11/09/2020, 10:05
- Cậu bé 12 tuổi từng là biểu tượng chống AIDS Thứ Sáu, 04/09/2020, 11:00
- Việt Nam có cơ hội chấm dứt dịch HIV/AIDS vào năm 2030 Thứ Năm, 03/09/2020, 15:12
- Những người tự 'giam giữ' virus HIV Thứ Sáu, 28/08/2020, 17:28
- Người đầu tiên trên thế giới khỏi HIV không cần điều trị Thứ Năm, 27/08/2020, 16:39
- AIDS từng bị gọi là 'ung thư đồng tính nam' Thứ Sáu, 14/08/2020, 11:33
- Mải lo chống COVID-19, nửa triệu bệnh nhân AIDS châu Phi có thể tử vong Thứ Hai, 10/08/2020, 11:31
- Lọc tinh trùng để sinh con cho người có HIV Thứ Ba, 04/08/2020, 09:31
- Người đầu tiên chữa khỏi HIV mà không cần ghép tủy xương Thứ Sáu, 10/07/2020, 11:00
- Ghi nhận 71 trường hợp nhiễm HIV mới trong tháng 6 Thứ Sáu, 26/06/2020, 11:38
- Một viên thuốc hàng ngày ngăn được HIV Thứ Sáu, 26/06/2020, 10:56
- Thuốc điều trị HIV cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ Thứ Sáu, 19/06/2020, 10:49