Người đầu tiên trên thế giới khỏi HIV không cần điều trị Thứ Năm, 27/08/2020, 16:39
Ảnh minh họa (Internet)
Loreen Willenberg, nữ, 66 tuổi, nhiễm HIV năm 1992, là trường hợp đầu tiên trên thế giới tự khỏi bệnh mà không cần dùng thuốc hoặc ghép tủy xương.
Trường hợp này được báo cáo trên Tạp chí Nature ngày 26/8. Các nhà nghiên cứu đã tiến hành kiểm tra các tế bào máu của bệnh nhân theo phương pháp "chưa từng có trước đây". Sau khi phân tích 1,5 tỷ tế bào, họ không tìm thấy bất cứ dấu hiệu nào của virus HIV. Kết quả cho thấy virus trong cơ thể người phụ nữ này bị "giam giữ" tại một vùng gene, nơi chúng không thể tự nhân lên.
Các nhà khoa học sử dụng thuật ngữ "điều trị khỏi chức năng" (functional cure), tức là người bệnh hồi phục một cách tự nhiên, để mô tả hiện tượng này.
Tình trạng trên cũng được phát hiện ở 63 người khác. Nghiên cứu mới chỉ ra rằng một số bệnh nhân đang điều trị bằng thuốc kháng virus có thể đạt được hiệu quả tương tự, dù đã ngừng sử dụng một thời gian.
Steve Deeks, giáo sư y khoa tại Đại học California, San Francisco, đồng tác giả của công trình nghiên cứu, nhận định: "Điều này cho thấy quá trình điều trị bằng thuốc thực sự có thể chữa khỏi HIV. Lập luận này đi ngược với lý thuyết y khoa trước đây".
Đến nay, thế giới chỉ ghi nhận ba người hoàn toàn khỏi HIV. Trong đó, hai bệnh nhân từ Đức và Anh được chữa bệnh bằng phương pháp cấy ghép tủy xương và tế bào gốc. Một số chuyên gia cho rằng mặc dù kết quả hứa hẹn, nó không đại diện cho một liệu pháp chữa trị tiềm năng với mọi bệnh nhân. Ca cấy ghép tủy xương và tế bào gốc tốn rất nhiều chi phí, cũng như phải tìm được người hiến phù hợp.
Người thứ ba, ở Brazil, thoát khỏi căn bệnh thế kỷ bằng hỗn hợp thuốc kháng virus. Thông tin về bệnh nhân được công bố trong Hội nghị AIDS Toàn cầu, diễn ra trực tuyến vào tháng trước.
Theo số liệu của Liên Hợp Quốc, thế giới ghi nhận 1,7 triệu người nhiễm "H" trong năm ngoái. Tổng cộng 40 triệu người đang sống chung với căn bệnh này.
Thục Linh_ VnExpress
(Theo NY Times)
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Xét nghiệm sớm HIV cho mẹ - Hướng tới loại trừ lây truyền HIV sang con Thứ Sáu, 26/01/2024, 13:00
- 7 dấu hiệu HIV ở nữ dễ nhầm lẫn với bệnh khác Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Cẩm nang những điều bạn cần biết về tình trạng trẻ bị nhiễm HIV Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Xác suất lây nhiễm HIV sau 1 lần quan hệ là bao nhiêu? Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Triệu chứng nhiễm HIV qua 3 giai đoạn Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- HIV có lây qua nước bọt không? Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Dấu hiệu nhiễm HIV sau 1 năm gồm triệu chứng gì? Có thể nhận biết nhanh? Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00
- Xét nghiệm HIV Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00
- Quan hệ với người nhiễm HIV bao lâu thì bị bệnh? Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00
- Dấu hiệu HIV ở nam: Phát hiện sớm tăng cơ hội điều trị Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00
Các tin khác
- AIDS từng bị gọi là 'ung thư đồng tính nam' Thứ Sáu, 14/08/2020, 11:33
- Mải lo chống COVID-19, nửa triệu bệnh nhân AIDS châu Phi có thể tử vong Thứ Hai, 10/08/2020, 11:31
- Lọc tinh trùng để sinh con cho người có HIV Thứ Ba, 04/08/2020, 09:31
- Người đầu tiên chữa khỏi HIV mà không cần ghép tủy xương Thứ Sáu, 10/07/2020, 11:00
- Ghi nhận 71 trường hợp nhiễm HIV mới trong tháng 6 Thứ Sáu, 26/06/2020, 11:38
- Một viên thuốc hàng ngày ngăn được HIV Thứ Sáu, 26/06/2020, 10:56
- Thuốc điều trị HIV cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ Thứ Sáu, 19/06/2020, 10:49
- Điều trị dự phòng trước phơi nhiễm theo tình huống Thứ Sáu, 12/06/2020, 09:48
- Tìm thấy bộ gene HIV dài nhất, cổ nhất từng được biết đến Thứ Sáu, 29/05/2020, 10:00
- Cơn bão Covid-19 'nhấn chìm' người nhiễm HIV Thứ Sáu, 15/05/2020, 09:00
- Giải đáp thắc mắc về HIV và COVID-19 (về nhận thuốc ARV và PrEP) Thứ Sáu, 17/04/2020, 10:23
- Chạy đua tìm 'thần dược' - Kỳ 5: Hai lão tướng chống AIDS trên mặt trận COVID-19 Thứ Sáu, 10/04/2020, 10:30