Điều trị dự phòng trước phơi nhiễm theo tình huống Thứ Sáu, 12/06/2020, 09:48
Ảnh minh họa ( Internet)
Cho đến nay, điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV bằng thuốc kháng HIV (PrEP) đã được Tổ chức Y tế khuyến cáo và Việt Nam đã triển khai tại một số tỉnh thành phố. PrEP được khuyến cáo là uống thuốc ARV mỗi ngày. Tuy nhiên hiện nay còn có thể sử dụng PrEP theo tình huống. Khác với sử dụng PrEP hàng ngày, điều trị dự phòng trước phơi nhiễm theo tình huống là người có hành vi nguy cơ cao sử dụng PrEP mỗi khi có hành vi nguy cơ.
Ở Việt Nam tỷ lệ nhiễm HIV ở nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới (MSM) đang có xu hướng tăng trong những năm gần đây. Theo báo cáo giám sát trọng điểm của Bộ Y tế năm 2018 tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm nam qua hệ tình dục đồng giới là 12,19%, trong số đó có tới khoảng 30% các trường hợp mới nhiễm HIV trong 12 tháng vừa qua.
Để ứng phó với tình hình trên, Tổ chức Y tế Thế giới đã kịp thời đưa ra những khuyến cáo thiết thực, hiệu quả. Ngoài khuyến cáo về điều trị dự phòng trước phơi nhiễm bằng thuốc kháng HIV sử dụng hàng ngày, năm 2019, Tổ chức Y tế Thế giới đưa ra khuyến cáo mới là điều trị dự phòng trước phơi nhiễm theo tình huống (ED-PrEP) trong MSM.
Khác với sử dụng PrEP hàng ngày, điều trị dự phòng trước phơi nhiễm theo tình huống là người có hành vi nguy cơ cao sử dụng PrEP mỗi khi có hành vi nguy cơ.
Thuốc điều trị dự phòng trước phơi nhiễm theo tình huống về bản chất cũng là thuốc kháng vi rút có thành phần là TDF/FTC hoặc TDF/3TC như PrEP hàng ngày. Tuy nhiên uống liền 2 viên cho liều đầu tiên trong vòng từ 2-24h trước khi quan hệ tình dục và uống viên thứ 3 sau liều đầu 24h và uống viên thứ 4 sau liều đầu 48h. Những ngày tiếp theo nếu có quan hệ tình dục, người sử dụng ED-PrEP có thể tiếp tục uống 1 viên mỗi ngày và ngừng uống sau lần quan hệ tình dục cuối cùng 2 ngày.
Các nghiên cứu chỉ ra rằng, ED-PrEP là an toàn và hiệu quả cao trong giảm nhiễm HIV ở nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới (MSM), những người nam quan hệ tình dục đồng giới thấy ED-PrEP tiện lợi hơn PrEP. Đặc biệt ở những người có quan hệ tình dục không thường xuyên (ví dụ trung bình dưới 2 lần/tuần) và có khả năng đặt kế hoạch 2h trước khi có quan hệ tình dục hoặc có thể trì hoãn quan hệ tình dục ít nhất 2h.
Tổ chức Y tế thế giới không khuyến cáo sử dụng ED-PrEP cho các quần thể khác như phụ nữ mại dâm, người chuyển giới nữ và nam có quan hệ tình dục qua đường âm đạo hoặc hậu môn với phụ nữ vì chưa có đủ bằng chứng khoa học; Nghiên cứu về dược học của Tenofovir ở đường sinh dục nữ cho thấy ED-PrEP có thể không đủ để bảo vê vệ hoàn toàn cho phụ nữ; Có sự tương tác giữa PrEP và liệu pháp hooc môn nữ ở người chuyển giới nữ, do vậy phụ nữ chuyển giới nên thận trọng với ED-PrEP.
Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo các quốc gia nên cân nhắc đưa ED-PrEP vào hướng dẫn quốc gia. Bộ Y tế Việt Nam đã cập nhật khuyến cáo này vào Hướng dẫn quốc gia điều trị HIV/AIDS từ năm 2019 và hiện nay ED-PrEP đã được cung cấp tại các tỉnh thành, phố lớn của Việt Nam.
Như vậy sử dụng PrEP theo tình huống sẽ cung cấp một sự lựa chọn khác về dự phòng lây nhiễm HIV cho nhóm nam có quan hệ tình dục đồng giới. Một điều cần lưu ý, dù sử dụng PrEP liều hàng ngày hoặc ED-PrEP cũng chỉ dự phòng lây nhiễm HIV mà không dự phòng được các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác như Lậu, Giang mai, Viêm gan B, C v.v... Do vậy bên cạnh PrEP, Tổ chức Y tế Thế giới vẫn khuyến cáo mọi người nên dùng thêm bao cao su khi quan hệ tình dục ngay cả khi đã dùng PrEP.
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Xét nghiệm sớm HIV cho mẹ - Hướng tới loại trừ lây truyền HIV sang con Thứ Sáu, 26/01/2024, 13:00
- 7 dấu hiệu HIV ở nữ dễ nhầm lẫn với bệnh khác Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Cẩm nang những điều bạn cần biết về tình trạng trẻ bị nhiễm HIV Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Xác suất lây nhiễm HIV sau 1 lần quan hệ là bao nhiêu? Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Triệu chứng nhiễm HIV qua 3 giai đoạn Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- HIV có lây qua nước bọt không? Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Dấu hiệu nhiễm HIV sau 1 năm gồm triệu chứng gì? Có thể nhận biết nhanh? Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00
- Xét nghiệm HIV Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00
- Quan hệ với người nhiễm HIV bao lâu thì bị bệnh? Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00
- Dấu hiệu HIV ở nam: Phát hiện sớm tăng cơ hội điều trị Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00
Các tin khác
- Tìm thấy bộ gene HIV dài nhất, cổ nhất từng được biết đến Thứ Sáu, 29/05/2020, 10:00
- Cơn bão Covid-19 'nhấn chìm' người nhiễm HIV Thứ Sáu, 15/05/2020, 09:00
- Giải đáp thắc mắc về HIV và COVID-19 (về nhận thuốc ARV và PrEP) Thứ Sáu, 17/04/2020, 10:23
- Chạy đua tìm 'thần dược' - Kỳ 5: Hai lão tướng chống AIDS trên mặt trận COVID-19 Thứ Sáu, 10/04/2020, 10:30
- Loài người đã vượt qua đại dịch HIV/AIDS như thế nào? Thứ Sáu, 03/04/2020, 11:32
- Dự án phá bỏ định kiến về HIV thu hút cộng đồng mạng Thứ Sáu, 27/03/2020, 10:30
- Thuốc kháng HIV Kaletra không có tác dụng chữa COVID-19 Thứ Sáu, 20/03/2020, 09:56
- Người thứ 2 được chữa khỏi HIV công khai danh tính Thứ Sáu, 13/03/2020, 09:21
- Nhật Bản thử dùng thuốc HIV trị virus Corona mới Thứ Sáu, 06/03/2020, 10:11
- Thuốc dự phòng trước phơi nhiễm HIV - PrEP sẽ có mặt tại 15 tỉnh thành mới Thứ Sáu, 28/02/2020, 10:24
- SCMP: Phát hiện SARS-COV-2 có đột biến gen giống HIV và Ebola, hứa hẹn tìm ra cách chữa trị hiệu quả Thứ Sáu, 28/02/2020, 10:08
- Nguy cơ thiếu thuốc cho bệnh nhân HIV vì dịch Covid-19 Thứ Sáu, 21/02/2020, 09:43