Nghiên cứu mới: Không phải nhóm máu, đây mới là lý do vì sao muỗi chọn người mà đốt Thứ Sáu, 07/09/2018, 16:00
Đáng ngạc nhiên là chỉ hơn 3.000 loài muỗi thực sự chuyên cắn người, còn lại chúng có thể lấy thức ăn từ nhiều nguồn khác nhau. Nhưng một câu hỏi lớn là tại sao một số người lại thường xuyên bị muỗi đốt hơn người còn lại dù cùng chung một môi trường sống? Đây là lý do tại sao!
Muỗi vằn (Aedes aegypti) và muỗi Anopheles (Anopheles gambiae) được biết đến nhiều hơn cả vì chúng hút máu người và là mắt xích truyền bệnh ở người. Muỗi vằn (Ae. Aegypti) có liên quan đến dịch virus zika và sốt xuất huyết dengue, trong khi muỗi Anopheles (An. Gambiae) mang ký sinh trùng gây bệnh sốt rét.
Không chỉ một số loài muỗi cho thấy “sở thích” rất mạnh mẽ với máu người, chúng còn “chán cá chọn canh” người này hay người kia sẽ là “bữa ăn” tiếp theo. Một người ở ghép phòng chia sẻ: “Cá nhân tôi may mắn - tôi không bị muỗi đốt nhiều trong khi người ở cùng luôn “điên đầu” vì hàng tá vết muỗi đốt trong khi tôi chỉ bị một hoặc hai vết”. Vậy tại sao trong cùng một môi trường sống mà một người lại ít bị muỗi đốt hơn người còn lại? Vậy có một yếu tố nào khác ảnh hưởng đến việc này sao?
(Anh:Internet)
Muỗi vằn - tác nhân quan trọng của dịch zika và sốt dengue.
Một số người nghĩ rằng nhóm máu, da trắng hay màu nhợt nhạt, mồ hôi và thậm chí khi ăn thức ăn có giấm tỏi hoặc táo có thể ảnh hưởng đến tỷ lệ cắn theo cách này hay cách khác. Có rất nhiều lý do và phần lớn chúng dường như không có ảnh hưởng gì nhiều khi được thử qua các thí nghiệm khoa học. Rất nhiều nỗ lực nghiên cứu được dành cho việc tìm hiểu tỷ lệ bị muỗi đốt, hy vọng có thể mô phỏng được hành vi của chúng để kiểm soát bệnh dịch ở người.
Tất cả các loài muỗi đều sử dụng carbon dioxide như một cảm biến tầm xa cho thấy vật chủ ở gần đó. Tuy nhiên, CO₂ có mặt ở khắp mọi nơi, cung cấp ít thông tin giúp muỗi định mục tiêu ưa thích của nó. Axít lactic đã được chứng minh là một chất hấp dẫn cùng với CO₂ và phổ biến hơn nhiều trong mùi của con người so với các động vật khác. Các hợp chất khác như amoniac, một số axit như cacboxylic, acetone và sulcatone cũng giúp thu hút muỗi.
Tất nhiên, điều này không cho chúng ta biết tại sao những người bạn cùng phòng trên thường bị đốt nhiều hơn, nó chỉ giải thích tại sao con người lại trở thành đối tượng của muỗi chứ không phải chim, bò hay thằn lằn. Bằng chứng rõ ràng nhất cho sự lựa chọn của muỗi giữa những người khác nhau là sự biến đổi hệ vi sinh vật trên da của chúng ta.
Hệ vi sinh của da người
Hệ vi sinh vật này chủ yếu là vi khuẩn không gây bệnh và nấm sống trên da của chúng ta và trong các lỗ chân lông cũng như nang lông. Sự kết hợp mùi mà chúng phát ra dưới dạng các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi là nhân tố quan trọng trong việc cho muỗi biết chúng ta “ngon” đến mức nào.
Vi sinh vật da của chúng ta không dễ dàng truyền qua lại giữa mỗi người thông qua tiếp xúc. Ước tính có khoảng 1 triệu vi khuẩn trên mỗi cm vuông da, thường bao gồm hàng trăm loài. Điều này có nghĩa là những con muỗi chọn giữa những người khác nhau không ngẫu nhiên mà đúng hơn là dựa trên thành phần của các vi sinh vật sống trên da của chúng ta.
Do sự biến đổi và đa dạng của vi khuẩn trong vi sinh vật của da, nhưng không ngạc nhiên gì khi cơ quan cảm nhận mùi và vị giác cực kỳ nhạy cảm của muỗi cái (chỉ muỗi cái mới hút máu) có thể phát hiện những khác biệt này dễ dàng. Chúng ta xem xét hành vi muỗi cái ở đây chỉ khi chúng đốt, và chỉ khi chúng đẻ trứng.
Vi khuẩn trên da dưới ống kính hiển vi.
Thành phần của vi sinh vật da chủ yếu phụ thuộc vào môi trường sống của chúng ta - chúng ta ăn gì và chúng ta sống ở đâu. Mọi thứ chúng ta chạm vào, ăn, uống và tắm rửa đều có khả năng sản sinh ra vi khuẩn mới, nhưng có bằng chứng cho thấy di truyền của một người cũng có thể ảnh hưởng đến vi sinh vật trên da nhưng ở mức độ thấp hơn.
Biến đổi di truyền được cho là ảnh hưởng đến cách mà làn da tác động đến các loài vi khuẩn sống trên đó. Có thể thông qua việc sản xuất protein kiểm soát di truyền trong da, hoạt động như rào cản và ngăn chặn vi khuẩn hình thành và phát triển trên da, hoặc thông qua các cơ chế bình thường như khuynh hướng đổ mồ hôi hoặc da tiết dầu (da dầu).
Điều đáng ghi nhớ là, vì mồ hôi nguyên chất không có mùi rõ ràng, chỉ riêng mồ hôi không thể thu hút muỗi. Thay vào đó, sự thay đổi trong thành phần hóa học của mồ hôi, và tỷ lệ tiết mồ hôi giữa con người, có tạo nên các điều kiện có lợi cho một số vi khuẩn có khả năng thu hút muỗi.
Mặc dù chúng ta đã khá chắc chắn rằng loài muỗi chọn vật chủ dựa trên vi khuẩn sống trên da, nhưng tại sao chúng lại thích mùi của vi khuẩn trên da của người này hơn người khác. Nếu chúng ta có thể tìm hiểu bí mật này, chúng ta có thể thay đổi thành phần vi khuẩn của da để hạn chế được tỷ lệ muỗi đốt từ đó có thể giảm và kiểm soát được các dịch bệnh trên người gây ra bởi loài muỗi.
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH TÊN GỌI TEENAGER (TRẺ VỊ THÀNH NIÊN) Ở MỸ Thứ Sáu, 22/11/2024, 00:00
- Tìm hiểu về Ngày Lễ Độc thân? Thứ Hai, 11/11/2024, 00:00
- Thế hệ Alpha có khiến mọi người lo lắng? Thứ Tư, 10/07/2024, 00:00
- Sách giáo dục giới tính của Thụy Điển tại Hàn Quốc bị cấm rồi lại được dỡ bỏ Chủ Nhật, 07/07/2024, 00:00
- Nhà từ thiện tỷ phú Melinda French Gates: vượt ra ngoài cuộc hôn nhân trước đây của bà với Bill Gates Thứ Hai, 01/07/2024, 00:00
- Giáo sĩ người Mỹ gốc Hàn gợi ý văn hóa Shabbat giải quyết tỷ lệ sinh thấp ở Hàn Quốc Thứ Bẩy, 29/06/2024, 00:00
- Ngày gia đình Việt Nam 2024 Thứ Bẩy, 22/06/2024, 00:00
- Robot tình dục thế hệ tiếp theo được hỗ trợ bởi AI của Trung Quốc sẽ lên kệ Thứ Sáu, 21/06/2024, 00:00
- Chính phủ Tokyo đang tung ra ứng dụng hẹn hò để cải thiện tỷ lệ sinh Thứ Tư, 19/06/2024, 00:00
- Thái Lan: Hạ viện thông qua luật hôn nhân đồng giới Thứ Ba, 18/06/2024, 23:00
Các tin khác
- Những sự thật thú vị về giấc ngủ và phương pháp sở hữu ‘giấc ngủ thông minh’ Thứ Năm, 06/09/2018, 20:34
- Nghệ thuật “yêu” Thứ Năm, 06/09/2018, 20:03
- Vì sao cần quan tâm khi trẻ ngủ ngáy? Thứ Năm, 06/09/2018, 19:47
- 6 sai lầm không phải ai cũng biết khi sử dụng sữa chua Thứ Năm, 06/09/2018, 16:31
- 95% trẻ sơ sinh tử vong nếu mắc bệnh này, mẹ bầu cần chú ý Thứ Tư, 05/09/2018, 10:30
- Nỗi Buồn Của Bậc Sinh Thành: Bỏ Việc Thì Không Có Tiền Nuôi Con, Đi Làm Thì Không Có Thời Gian Để Dạy Con Thứ Ba, 04/09/2018, 14:36
- MẸ GIÀ RỒI HÃY BAO DUNG MẸ HƠN Thứ Hai, 03/09/2018, 16:36
- Cách để cảm thấy thoải mái trong "ngày đèn đỏ" Chủ Nhật, 02/09/2018, 08:08
- Tưởng vô hại nhưng đây chính là thói quen thường gặp của dân văn phòng gây điếc tai từ khi còn trẻ Thứ Sáu, 31/08/2018, 14:28
- Tiêm chất làm đầy khiến nhiều người gặp họa: Chuyên gia chỉ ra nguyên nhân hàng đầu khiến ai cũng hoảng hốt Thứ Năm, 23/08/2018, 11:00
- Nữ doanh nhân kiện công ty dịch vụ hẹn hò vì thiếu đàn ông giàu Thứ Hai, 20/08/2018, 11:14
- Bà mẹ rỗng túi thành tỷ phú chỉ sau 6 năm làm việc ở nhà Thứ Hai, 20/08/2018, 11:10