Nếu tuân thủ điều trị thuốc kháng HIV tốt, người nhiễm HIV sẽ không lây truyền qua đường tình dục Thứ Ba, 06/12/2022, 00:00
GiadinhNet - Các nghiên cứu khoa học cho thấy, nếu được phát hiện nhiễm HIV, điều trị ARV sớm, đúng phác đồ và tuân thủ điều trị tốt, người nhiễm H vẫn có thể có cuộc sống tình dục lành mạnh mà không làm lây truyền HIV cho bạn tình.
Ngày 1/8, TS Lã Thị Lan, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Hà Nội cho biết, tính đến hết năm 2018, Hà Nội có hơn 21.000 người nhiễm HIV còn sống (chiếm 10% tổng số người nhiễm trên toàn quốc).
Riêng trong năm 2018, Hà Nội phát hiện mới khoảng 1.290 trường hợp nhiễm HIV. Đáng chú ý, đường lây truyền HIV đang có sự thay đổi.
Truyền thông, tư vấn bệnh HIV cho người dân. Ảnh: TL
Cụ thể, theo TS Lan, nếu năm 2015, số người nhiễm HIV qua đường tình dục chiếm hơn 30% trong số người nhiễm HIV mới được phát hiện thì năm 2018 con số này đã tăng lên hơn 60%.
"Việc giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm HIV qua đường tình dục đặc biệt có ý nghĩa trong công cuộc phòng chống HIV/AIDS" - TS Lan cho hay.
Lĩnh vực điều trị HIV/AIDS hiện nay đã đạt được nhiều thành tựu và tiến bộ to lớn. Thuốc kháng HIV (còn được gọi là ARV) đã được phổ biến rộng rãi ở Việt Nam cũng như các nước trên thế giới. Các phác đồ điều trị ARV gồm 3 - 4 thuốc phối hợp, giúp ức chế virus HIV sinh sản, qua đó phục hồi hệ thống miễn dịch của cơ thể, tránh được các bệnh nhiễm trùng cơ hội.
Các chuyên gia khẳng định việc tuân thủ điều trị ARV không chỉ giúp người nhiễm HIV cải thiện đáng kể sức khỏe, chất lượng cuộc sống và sống lâu, mà khi tải lượng virus ở mức "không phát hiện" (dưới 200 bản sao/ml máu) thì người đó có thể sống chung với HIV mà không lo lây truyền HIV cho bạn tình qua quan hệ tình dục.
"Không phát hiện = Không lây truyền" (K=K) đã được công nhận bởi hơn 700 tổ chức y tế và cộng đồng từ 95 quốc gia trên thế giới. Thông điệp K=K có vai trò quan trọng, giúp thay đổi cuộc sống của những người sống chung với HIV trên toàn thế giới.
Tuy nhiên, K=K chỉ đạt được khi người có HIV duy trì uống thuốc ARV hàng ngày theo chỉ định và định kỳ theo dõi tải lượng virus của mình. K=K chỉ áp dụng cho lây truyền qua đường tình dục, không áp dụng cho lây truyền qua đường máu và từ mẹ sang con.
Hà Nội là một trong những tỉnh, thành phố đầu tiên của Việt Nam triển khai chiến dịch truyền thông về K=K. Cùng với những hoạt động hiệu quả trong dự phòng, K=K chính là bước tiến quan trọng để Việt Nam cùng hướng đến mục tiêu kết thúc dịch HIV/AIDS vào năm 2030, theo Nghị quyết số 20-NQ/TW Hội nghị lần thứ Sáu của Ban chấp hành Trung ương Khóa XII.
Theo Giadinh.suckhoedoisong.vn
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Tại sao quan hệ tình dục đồng tính nam có nguy cơ lây nhiễm HIV cao? Thứ Ba, 30/04/2024, 00:00
- Một số thông tin cần biết về bệnh lao đồng nhiễm HIV Chủ Nhật, 24/03/2024, 00:00
- Sau khi quan hệ với người nhiễm HIV, bao lâu sẽ phát bệnh? Thứ Tư, 07/12/2022, 00:00
- Tổng quan về nguy cơ lây nhiễm HIV Thứ Tư, 07/12/2022, 00:00
- Nguy cơ nhiễm HIV ở người mắc các bệnh lây qua đường dục (STDs) Thứ Tư, 07/12/2022, 00:00
Các tin khác
- [HIV] Thời kỳ cửa sổ thường kéo dài trong bao lâu? Thứ Ba, 06/09/2022, 00:00
- Các đường lây truyền HIV Thứ Sáu, 15/08/2014, 07:00
- Chế độ dinh dưỡng dành cho người có HIV Thứ Năm, 07/08/2014, 00:00
- Điều trị dự phòng nhiễm trùng cơ hội Thứ Tư, 06/08/2014, 00:00
- Đánh giá ban đầu trong điều trị dự phòng nhiễm trùng cơ hội Thứ Ba, 05/08/2014, 00:00
- Hai em bé lây HIV từ bố Thứ Hai, 04/08/2014, 00:00
- HIV là gì? Chủ Nhật, 03/08/2014, 00:00
- Đưa những điểm mới vào luật phòng, chống HIV/AIDS Thứ Năm, 31/07/2014, 00:00
- Khi nào người có HIV nên điều trị kháng retrovirus (ARV)? Chủ Nhật, 27/07/2014, 00:00
- Biểu hiện lâm sàng và nhiễm trùng cơ hội hay gặp ở trẻ bị nhiễm HIV từ mẹ Thứ Bẩy, 26/07/2014, 00:00
- Bạn gái và HIV - Những điều cần biết Thứ Sáu, 25/07/2014, 00:00
- Thống kê và đặc điểm HIV/AIDS theo từng khu vực - Năm 2003 và 2005 Thứ Năm, 24/07/2014, 00:00