Đánh giá ban đầu trong điều trị dự phòng nhiễm trùng cơ hội Thứ Ba, 05/08/2014, 00:00
Ngay lần thăm khám đầu tiên hoặc sau khi có xét nghiệm xác định có HIV, người nhiễm cần được xác định giai đoạn suy giảm miễn dịch thông qua tìm hiểu bệnh sử, biểu hiện lâm sàng và các kết quả xét nghiêm cận lâm sàng, đồng thời cũng cần được sàng lọc nhiễm trùng cơ hội.
1. Xác định mức độ suy giảm miễn dịch:
a. Tìm hiểu bệnh sử của người nhiễm:
Bác sĩ sẽ cân nhắc người nhiễm có được dùng thuốc kháng vi rút HIV hay không dựa trên sự xác định về tiền sử dùng thuốc, một số hoàn cảnh bệnh lý, sức khoẻ khác như lao, mang thai, bệnh lý tâm thần nặng hay đang điều trị bằng thuốc đông y…, đặc biệt những trường hợp đã từng bị lao hoặc một số bệnh cơ hội khác.
Một số câu hỏi bác sĩ thường đặt ra khi trao đổi với người nhiễm HIV là:
- Bạn đã hoặc có đang điều trị nhiễm trùng cơ hội hay điều trị dự phòng nhiễm trùng cơ hội không?
- Bạn có cần cân nhắc dùng thuốc kháng vi rút ARV không?
- Bạn đã sẵn sàng điều trị thuốc kháng vi rút ARV chưa?
- Bạn có cần hỗ trợ thêm dịch vụ nào khác không? (ví dụ tư vấn, các nhóm đồng đẳng)
- Bạn đã từng cần chăm sóc y tế khẩn cấp trước đây chưa? (Nếu có, bác sĩ sẽ hỏi thêm các thông tin để làm rõ).
- Bạn có đang dùng thuốc gì, bao nhiêu lâu dùng một lần? (Qua đó, bác sĩ sẽ đánh giá mức độ tuân thủ điều trị).
- Bạn có gặp vấn đề gì khi sử dụng thuốc, dùng thuốc không? Vấn đề đó như thế nào?
- Bạn có đang dùng thuốc khác không? (điều trị thuốc đông y, lao, kháng vi rút ARV, ma tuý…)?
- Mọi việc khác của bạn trong gia đình như thế nào?
b. Khám lâm sàng:
- Khi khám bệnh, bác sĩ sẽ tìm hiểu lần lượt những biểu hiện triệu chứng có thể xuất hiện ở bệnh nhân như:
+ Đau đầu, sốt, ra mồ hôi đêm
+ Ho
+ Mất cảm giác ngon miệng
+ Đau miệng
+ Tiêu chảy
+ Mẩn da
+ Buồn nôn, nôn
+ Biểu hiện nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục
+ Bạn có vấn đề về tình dục không? Ví dụ: Ngứa, tê cóng hoặc đau chân/ đau cẳng chân?
+ Bạn có thấy đau chỗ nào khác không? Nếu có, ở đâu?
Và người nhiễm sẽ được bác sĩ kiểm tra lần lượt từng vấn đề:
- Kiểm tra mức độ thiếu máu. Nếu thiếu máu, bác sĩ tiếp tục kiểm tra nồng độ haemoglobin
- Kiểm tra củng mạc mắt có vàng không
- Kiểm tra tính kháng nấm
- Kiểm tra cân nặng, tính số lượng tăng lên hay giảm đi.
- Đếm số lượng viên thuốc còn lại để ước tính mức độ tuân thủ điều trị.
- Nếu người nhiễm buồn bã hay không tỏ ra quan tâm, bác sĩ sẽ đánh giá mức độ trầm cảm.
- Kiểm tra trí nhớ
Đặc biệt, trong trường hợp thấy xuất hiện nấm họng do Candida, bác sĩ sẽ tìm các tổn thương do nấm vì đây là dấu hiệu chỉ điểm suy giảm miễn dịch rất quan trọng, và thông qua đó người nhiễm sẽ được điều trị dự phòng với thuốc kháng nấm một cách thường xuyên.
Đối với phụ nữ, kiểm tra thêm các trường hợp Candida âm đạo, nhất là khi không đáp ứng với các điều trị thông thường vì đây là bằng chứng cho việc điều trị dự phòng sau này.
Những trường hợp giảm cân mà không rõ căn nguyên, nhất là khi đã mất hơn 10% trọng lượng cơ thể thì các bác sĩ sẽ khuyến cáo dự phòng đặc hiệu bằng kháng sinh và kháng nấm càng sớm càng tốt.
c. Khám cận lâm sàng:
- Xét nghiệm CD4: là xét nghiệm chỉ điểm nhạy cảm của suy giảm miễn dịch có thể thực hiện được ở Việt Nam, nhưng không phải là phổ biến. Số CD4< 200/mm3 có ý nghĩa suy giảm miễn dịch nặng và cần thiết lập dự phòng thường quy.
- Trong trường hợp ở những nơi không thể thực hiện được xét nghiệm CD4, có thể dựa trên tổng số tế bào Lympho (Total Lymphocyte count-TLC) để đánh giá sơ bộ:
TLC = (Tổng số bạch cầu) x (tỷ lệ % lymphocyte)
Các thông số này có thể tìm thấy trong xét nghiệm công thức máu toàn phần. Khi TLC < 1200/mm3 là chỉ điểm cho suy giảm miễn dịch nặng.
- Test Mantoux: Nên thực hiện khi người nhiễm được chẩn đoán. Test tuberculin bằng 5 UI tuberculine. Đọc kết quả sau 48-72 giờ. Tình trạng không phản ứng hoặc ngược lại dương tính mạnh cần được thăm khám chuyên sâu hơn nhằm loại trừ bệnh lao diễn tiến. Phải lưu ý đến hoàn cảnh dịch tễ học của Lao tại Việt Nam khi đọc và xác định kết quả test Mantoux.
2. Sàng lọc nhiễm trùng cơ hội :
- Lịch thăm khám định kỳ được khuyến cáo mỗi 03 hoặc 06 tháng một lần để giúp ích trong việc phát hiện sớm các bệnh cơ hội trên người nhiễm.
- Trong trường hợp tình trạng miễn dịch của người nhiễm chuyển biến theo chiều hướng xấu, các bác sĩ sẽ lặp lại các xét nghiệm sau 01 tháng.
- Người nhiễm bị lao được sàng lọc lao theo hướng dẫn chương trình phòng chống lao quốc gia.
- Soi đáy mắt được chỉ định khi CD4 < 50/mm3
- Đối với phụ nữ, sàng lọc các bệnh lý phụ khoa được thực hiện hàng năm.
Có thể nói, sự thành công và thất bại của chăm sóc và điều trị cho người nhiễm phụ thuộc rất nhiều vào công tác dự phòng bắt đầu từ khi người bệnh có chẩn đoán nhiễm vi rút HIV. Đây chính là một bước quan trọng trong điều trị lâm sàng, bởi từ những đánh giá ban đầu, người nhiễm sẽ được xác định tình trạng miễn dịch của mình và được thiết lập một kế hoạch theo dõi điều trị phù hợp, từ đó có thể cải thiện được chất lượng cuộc sống của mình một cách tốt nhất.
Tâm sự bạn trẻ (tổng hợp)
Tài liệu tham khảo:
- Hướng dẫn thực hiện chăm sóc và điều trị HIV/AIDS (NXB Y học)
- http://mail.pasteur-hcm.org.vn/anpham/duphong_nhiemtrungcohoi_hiv_aids.htm
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Nhu cầu về năng lượng và chất dinh dưỡng cho người nhiễm HIV Chủ Nhật, 01/12/2024, 00:00
- Tại sao quan hệ tình dục đồng tính nam có nguy cơ lây nhiễm HIV cao? Thứ Ba, 30/04/2024, 00:00
- Một số thông tin cần biết về bệnh lao đồng nhiễm HIV Chủ Nhật, 24/03/2024, 00:00
- Sau khi quan hệ với người nhiễm HIV, bao lâu sẽ phát bệnh? Thứ Tư, 07/12/2022, 00:00
- Tổng quan về nguy cơ lây nhiễm HIV Thứ Tư, 07/12/2022, 00:00
- Nguy cơ nhiễm HIV ở người mắc các bệnh lây qua đường dục (STDs) Thứ Tư, 07/12/2022, 00:00
- Quan hệ với người nhiễm HIV sao cho an toàn? Thứ Ba, 06/12/2022, 00:00
- Dùng thuốc PEP điều trị dự phòng phơi nhiễm HIV thế nào cho đúng? Thứ Ba, 06/12/2022, 00:00
- Nếu tuân thủ điều trị thuốc kháng HIV tốt, người nhiễm HIV sẽ không lây truyền qua đường tình dục Thứ Ba, 06/12/2022, 00:00
- [HIV] Thời kỳ cửa sổ thường kéo dài trong bao lâu? Thứ Ba, 06/09/2022, 00:00
Các tin khác
- Hai em bé lây HIV từ bố Thứ Hai, 04/08/2014, 00:00
- HIV là gì? Chủ Nhật, 03/08/2014, 00:00
- Đưa những điểm mới vào luật phòng, chống HIV/AIDS Thứ Năm, 31/07/2014, 00:00
- Khi nào người có HIV nên điều trị kháng retrovirus (ARV)? Chủ Nhật, 27/07/2014, 00:00
- Biểu hiện lâm sàng và nhiễm trùng cơ hội hay gặp ở trẻ bị nhiễm HIV từ mẹ Thứ Bẩy, 26/07/2014, 00:00
- Bạn gái và HIV - Những điều cần biết Thứ Sáu, 25/07/2014, 00:00
- Thống kê và đặc điểm HIV/AIDS theo từng khu vực - Năm 2003 và 2005 Thứ Năm, 24/07/2014, 00:00
- Tóm tắt tình hình dịch AIDS toàn cầu Thứ Tư, 23/07/2014, 00:00
- Địa chỉ tư vấn, xét nghiệm HIV tại Bắc Ninh Thứ Tư, 16/07/2014, 00:00
- Địa chỉ tư vấn, xét nghiệm HIV tại Hải Phòng Thứ Hai, 14/07/2014, 00:00
- Địa chỉ tư vấn, xét nghiệm HIV tại Quảng Nam Chủ Nhật, 13/07/2014, 00:00
- Địa chỉ tư vấn, xét nghiệm HIV tại Đà Nẵng Thứ Bẩy, 12/07/2014, 00:00