Nấm - Chỉ là chuyện nhỏ? Thứ Hai, 30/11/-0001, 00:00
Nên làm gì khi nhiễm nấm âm đạo?
Hầu hết phụ nữ đều bị nhiễm nấm âm đạo ít nhất 1 lần trong đời. Bị nấm âm đạo không có nghĩa là bạn là người không “đứng đắn”, hay đó là bệnh “đáng xấu hổ” khiến bạn phải cúi gằm mặt khi đi khám phụ khoa, bởi đôi khi bị nấm chỉ đơn thuần là do… bạn quá sạch sẽ.
Chính là nấm Candida Albicans, ký sinh ở một số nơi trên da và bên trong âm đạo, là một phần hệ vi sinh vật bình thường trong miệng, ruột và âm đạo. Bình thường, môi trường acid trong âm đạo giữ cho nấm không bùng phát. Nhưng vì một lý do nào đó khiến môi trường âm đạo bị kiềm hóa, nấm Candida Albicans phát triển mạnh sẽ gây ra chứng nhiễm nấm âm đạo
Nguyên nhân nào làm môi trường âm đạo thay đổi?
Thời gian có kinh nguyệt; khi mang thai; dùng kháng sinh, thuốc ngừa thai qua đường uống và các thuốc chứa steroid; mắc bệnh tiểu đường; rửa âm đạo thường xuyên bằng xà phòng; ứ dịch âm đạo… sẽ làm môi trường acid âm đạo thay đổi.
Ngứa và ra nhiều huyết trắng là biểu hiện của nhiễm nấm?
Quan hệ lúc đang bị nấm liệu có lây bệnh cho đối tác không?
Rất có thể, vì nấm sinh sôi rất nhanh trong môi trường ẩm ướt, trong môi trường giàu kiềm và khi hệ miễn dịch suy giảm. Vì thế, nếu một người bị nấm, rất có thể người kia cũng bị nên việc điều trị cần tiến hành trên cả hai người ở cùng một thời điểm.
Điều trị nấm như thế nào?
Nấm thường được điều trị bằng thuốc đặt âm đạo có tác dụng diệt nấm tại chỗ. Ngoài ra, bệnh nhân có thể được dùng thêm thuốc ở dạng kem có thể bôi để giảm ngứa hoặc dùng thuốc uống chữa trị nấm.
Tại sao bị tái nhiễm nấm dù đã được điều trị khỏi?
Ngoài nguyên nhân do rối loạn môi trường âm đạo, nhiều người bị tái nhiễm nấm sau khi điều trị bệnh là do dùng thuốc không phù hợp, dùng thuốc không theo chỉ định của bác sĩ, dẫn đến rối loạn vi khuẩn bảo vệ, hậu quả là bị viêm nhiễm tái đi tái lại.
Phòng nhiễm nấm âm đạo có khó không?
Là chuyện nhỏ nếu bạn thực hiện tốt những hướng dẫn sau:
Không mặc đồ lót quá chật hoặc đồ lót có chất liệu từ sợi tổng hợp, nên mặc quần lót bằng cotton. Giữ khô ráo vùng kín sau khi tắm và trước khi mặc đồ. Sau mỗi lần đi vệ sinh, dùng giấy vệ sinh mềm lau theo hướng từ trước ra sau hậu môn. Không nên rửa bộ phận sinh dục nhiều lần trong ngày, đặc biệt không được thụt rửa bên trong, không dùng các sản phẩm vệ sinh phụ nữ dưới dạng xịt phun, không dùng các sản phẩm có chất khử mùi khi vệ sinh.
Khi bị nấm phải đi khám phụ khoa. Không tự ý dùng thuốc, dùng theo đơn của người khác, dùng không theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Trong quá trình điều trị, hạn chế quan hệ tình dục. Nếu có quan hệ phải dùng bao cao su để giúp giảm nhanh viêm nhiễm âm đạo. Một ngày 2 lần rửa bên ngoài vùng kín bằng dung dịch bicarbonat natri một gói pha với một lít nước sạch.
BS.Thu Dung
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Cách để người phụ nữ vượt qua nỗi sợ hãi khi mang thai và sinh con Thứ Sáu, 15/03/2024, 12:00
- 10 loại thực phẩm nhiều sắt - phụ nữ nên ăn sau ngày 'đèn đỏ' Thứ Ba, 20/02/2024, 00:00
- Quan hệ tình dục trong ngày 'đèn đỏ' có lợi ích và rủi ro gì? Thứ Ba, 20/02/2024, 00:00
- Ra máu bất thường có phải là dấu hiệu ung thư buồng trứng? Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- 6 loại thực phẩm bà bầu cần tránh khi mang thai Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- Có nên đi bộ, tập thể dục trong ngày 'đèn đỏ'? Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- Rượu bia ngày Tết có ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản? Thứ Bẩy, 10/02/2024, 00:00
- Vì sao phải khám sàng lọc trước khi mang thai? Thứ Tư, 07/02/2024, 10:45
- Phòng tránh các bệnh lây truyền từ mẹ sang con Thứ Tư, 07/02/2024, 00:00
- 5 dấu hiệu cảnh báo u xơ tử cung - nhận biết sớm để can thiệp hiệu quả Thứ Tư, 07/02/2024, 00:00