Màng trinh giả: Kết quả thử nghiệm của bác sĩ Thứ Hai, 30/11/-0001, 00:00
Nhiều cô gái coi màng trinh giả là cứu cánh cho hôn nhân
Nguy cơ viêm nhiễm cao
Màng trinh giả vốn được xem là giải pháp tiện dụng và rẻ, thay thế phương pháp phẫu thuật tái tạo màng trinh tốn kém và phức tạp, đang được nhiều người lựa chọn sử dụng. Ở Hà Nội sản phẩm này được bán nhiều ở phố Hàng Chiếu và shop online chuyên cung cấp đồ chơi người lớn.
Màng trinh nhân tạo là tấm màn kín màu đỏ giống như ni lông được sử dụng để đặt vào âm đạo. Tới khi giao hợp, nó sẽ tiết ra một chất dịch nhỏ màu đỏ sẫm giống như hiện tượng chảy máu ở những cô gái còn trinh tiết.
Chất hóa học giả dối của màng trinh giả có thể gây hại cho sức khỏe.
Theo bác sĩ Dung, chất dịch đó được gọi là Albumin, vốn là protein hình cầu, tính hòa tan cao và có chức năng tạo ra 70-80% áp suất keo của huyết tương. Vì vậy, nó đóng vai trò rất quan trọng trong việc điều hòa áp suất thẩm thấu của huyết tương.
Theo quảng cáo của các cửa hàng bán màng trinh nhân tạo thì màng trinh giả được làm từ Albumin tự nhiên, không tác dụng phụ, không dị ứng, không đau.
Tuy nhiên, trên thực tế, các Albmin thì tương tự như huyết tương của người, cũng được coi là chất đạm, tương tự như thịt, cá… nên không thể để lâu.
Nếu quá hạn, Albumin sẽ bị biến chất. Còn nếu được bảo quản, đương nhiên sẽ có những chất giữ cho Albumin không bị hỏng. Những chất bảo quản này cũng rất nguy hiểm cho cơ thể.
Hơn nữa, các hóa chất để làm nên lớp màng mỏng này chưa được cơ sở y tế nào kiểm duyệt, vì thế chúng ẩn chứa nguy cơ gây bệnh viêm gan B, nhiễm trùng đường tiết niệu, tử cung, buồng trứng rất cao.
Hoàn toàn vô nghĩa
Trao đổi với Bác sỹ Lê Thị Kim Dung, bác sỹ sản khoa của Trung tâm Y khoa 178 Thái Hà (Hà Nội) về vấn đề này, bác sĩ Dung cho biết: "Theo quảng cáo, khi sử dụng màng trinh nhân tạo này, cho vào âm đạo, màng trinh sẽ rách và tiết ra chất dịch màu đỏ giống máu. Tuy nhiên cái màng này hoàn toàn vô nghĩa.
Thứ nhất xét về mặt xã hội, việc sử dụng sản phẩm này là một sự lừa đảo.
Thứ hai không thể khẳng định đây là một sản phẩm an toàn. Sản phẩm này không có trong danh mục được phép sử dụng của Bộ y tế vì vậy sự an toàn của sản phẩm không có gì bảo đảm.
Bất cứ một sản phẩm nào đưa vào trong cơ thể con người cũng cần phải qua các hoạt động nghiên cứu, kiểm duyệt của Bộ y tế để chứng minh không gây nguy hiểm cho con người.
Các sản phẩm này không có nguồn gốc xuất xứ, không hướng dẫn sử dụng, lại không được Bộ y tế cho phép sử dụng có nghĩa là không an toàn.
Nhiều loại màng trinh giả được rao bán tràn lan trên mạng và thị trường.
Hơn nữa sản phẩm này thật sự không có tác dụng và vô nghĩa vì độ giãn âm đạo của người phụ nữ mới là yếu tố để người đàn ông xác định người phụ nữ còn trinh tiết hay không. Người đàn ông ít khi xác nhận trinh tiết bằng máu, mà xác nhận bằng độ rộng hẹp của âm đạo. Một khi đã quan hệ rồi âm đạo sẽ rất rộng.
Việc sử dụng màng trinh giả cho vào âm đạo có thể nó sẽ tan đi và tiết ra chất dịch màu đỏ nhưng rất khó có thể lừa được người đàn ông.
Theo bác sĩ Dung nếu chỉ để ra máu thì nên dùng "Nước vỏ lựu máu mào gà, Mượn màu chiêu tập lại là còn nguyên" như cụ Nguyễn Du đã dậy trong truyện Kiều.
Nước vỏ lựu, máu mào gà rẻ hơn rất nhiều, lại đảm an toàn. Hoặc đến gặp bác sĩ sản, kê mấy viên thuốc uống, ra kinh đúng ngày giao hợp cũng là một biện pháp an toàn hơn rất nhiều.
Với việc vá màng trinh người ta phải cắt đi một miếng thịt, khâu hẹp âm đạo lại, thậm chí còn chật hơn âm đạo cũ vì vậy mới có tác dụng. Còn màng trinh nhân tạo chỉ là một miếng màng mỏng manh là hoàn toàn vô nghĩa và hầu như không có tác dụng".
Bác sĩ Dung khẳng định lại một lần nữa: "Bất cứ một sản phẩm nào đưa vào trong cơ thể đều cần có sự kiểm duyệt của bộ y tế, nếu không có sự kiểm duyệt, thì có nghĩa là sản phẩm không đảm bảo, và không nên sử dụng.
Lượt xem: 2338
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chưa có nhận xét nào
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Cách để người phụ nữ vượt qua nỗi sợ hãi khi mang thai và sinh con Thứ Sáu, 15/03/2024, 12:00
- 10 loại thực phẩm nhiều sắt - phụ nữ nên ăn sau ngày 'đèn đỏ' Thứ Ba, 20/02/2024, 00:00
- Quan hệ tình dục trong ngày 'đèn đỏ' có lợi ích và rủi ro gì? Thứ Ba, 20/02/2024, 00:00
- Ra máu bất thường có phải là dấu hiệu ung thư buồng trứng? Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- 6 loại thực phẩm bà bầu cần tránh khi mang thai Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- Có nên đi bộ, tập thể dục trong ngày 'đèn đỏ'? Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- Rượu bia ngày Tết có ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản? Thứ Bẩy, 10/02/2024, 00:00
- Vì sao phải khám sàng lọc trước khi mang thai? Thứ Tư, 07/02/2024, 10:45
- Phòng tránh các bệnh lây truyền từ mẹ sang con Thứ Tư, 07/02/2024, 00:00
- 5 dấu hiệu cảnh báo u xơ tử cung - nhận biết sớm để can thiệp hiệu quả Thứ Tư, 07/02/2024, 00:00