Màu sắc kinh nguyệt Thứ Sáu, 15/09/2023, 11:17
Kinh nguyệt là một phần tự nhiên của cơ thể nữ giới khỏe mạnh. Chu kỳ kinh nguyệt lặp lại hàng tháng, với số ngày trong chu kỳ dao động trong khoảng 28 – 32 ngày. Một chu kỳ bình thường là dấu hiệu của một cơ thể khỏe mạnh và hoạt động bình thường
Kinh nguyệt là gì?
Kinh nguyệt là tình trạng chảy máu âm đạo bình thường và là một phần tự nhiên của chu kỳ hàng tháng của một người phụ nữ khỏe mạnh. Hàng tháng, lớp niêm mạc tử cung dày lên khi một quả trứng phát triển và được giải phóng khỏi buồng trứng của người phụ nữ để chuẩn bị cho quá trình thụ thai.
Nếu việc thụ thai không xảy ra, nồng độ estrogen và progesterone sẽ giảm xuống và đạt đến mức độ cụ thể để cơ thể bắt đầu chu kỳ kinh nguyệt. Trong thời kỳ kinh nguyệt, tử cung bị bong ra, kết hợp với một lượng máu nhỏ, chất nhầy và đi ra khỏi âm đạo, để tạo thành kinh nguyệt. Thông thường, phụ nữ mất khoảng 5 – 12 muỗng cà phê cho mỗi chu kỳ kinh nguyệt bình thường.
Kinh nguyệt đánh dấu một giai đoạn quan trọng của các bạn gái
Khi nào chu kỳ kinh nguyệt bắt đầu?
Chu kỳ kinh nguyệt đánh dấu khả năng sinh sản ở một người phụ nữ. Chu kỳ thường bắt đầu trong độ tuổi từ 12 – 14 tuổi, tuy nhiên một số người có thể bắt đầu trong độ tuổi từ 8 – 16.
Khoảng 6 tháng trước chu kỳ kinh nguyệt đầu tiên, một cô gái có thể phát hiện dịch tiết âm đạo rõ ràng hơn. Điều này là hoàn toàn bình thường, trừ khi dịch tiết âm đạo có mùi hôi hoặc gây ngứa. Các chu kỳ sẽ xuất hiện đều đặn mỗi tháng cho đến khu người phụ nữ mãn kinh.
Kinh nguyệt là giai đoạn quan trọng trong tuổi dậy thì ở một cô gái, đánh dấu một cô gái đang bắt đầu trở thành phụ nữ. Từ khi bắt đầu chu kỳ kinh nguyệt đầu tiên, một cô gái có thể mang thai. Chu kỳ kinh nguyệt có thể kết thúc khi mãn kinh, thường ở độ tuổi 45 – 55 tuổi.
Đặc điểm bình thường của máu kinh
Thể tích trung bình của máu kinh nguyệt là khoảng 35 ml, tuy nhiên lưu lượng máu bình thường khoảng 10 – 80 ml. Nếu lượng máu không nằm trong mức độ bình thường, bạn nên đến bệnh viện hoặc tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên môn.
Máu kinh có một độ nhớt nhất định tương tự như máu chảy từ vết thương ở ngón tay. Tuy nhiên, đôi khi máu kinh có thể loãng và chứa nhiều nước hơn bình thường.
Về mùi, máu kinh thường không có mùi hôi hoặc gây khó chịu. Nếu máu có mùi hôi, điều này có thể là dấu hiệu nhiễm trùng bộ phận sinh dục. Tuy nhiên, đôi khi máu kinh có thể có mùi khó chịu nếu được tích trữ trong một thời gian dài, đặc biệt là hơn 6 – 8 giờ. Do đó, giữ vệ sinh, thay băng vệ sinh thường xuyên (sau 3 – 4 giờ) là cách tốt nhất để bảo vệ hệ thống sinh dục và ngăn các mùi khó chịu trong chu kỳ.
Hầu hết các màu sắc máu được xem là bình thường, tuy nhiên đôi khi màu sắc và tính chất máu kinh có thể là dấu hiệu của các điều kiện y tế cần điều trị phù hợp.
Máu kinh nguyệt đa dạng từ màu nâu, đen, đỏ tươi hay đỏ sậm
Cụ thể, các vấn đề ở màu sắc của máu kinh thường bao gồm:
- Máu màu đen: Máu kinh màu đen hoặc nâu thường là máu cũ được tích trữ từ chu kỳ trước và cần nhiều thời gian hơn để rời khỏi tử cung. Điều này hoàn toàn bình thường và bạn không cần lo lắng.
- Máu màu nâu: Các chất dịch màu nâu là sắc thái bình thường của máu cũ, đã bị thời gian oxy hóa. Máu màu nâu thường xuất hiện ở đầu hoặc cuối chu kỳ kinh nguyệt. Ngoài ra, trong một số trường hợp máu kinh màu nâu có thể là dấu hiệu thụ thai, do đó bạn nên đến bệnh viện để kiểm tra phù hợp.
- Máu màu đỏ sẫm: Máu màu đỏ sẫm là máu đã nằm trong tử cung một thời gian nhưng không đủ lâu để bị oxy hóa thành màu nâu hoặc đen. Máu đỏ sẫm có thể là dấu hiệu kết thúc chu kỳ, đặc biệt là khi dòng chảy bắt đầu chậm lại.
- Máu màu đỏ tươi: Chu kỳ kinh nguyệt có thể bắt đầu bằng máu màu đỏ tươi, điều này có nghĩa là máu chảy nhanh và không bị đọng lại ở tử cung. Máu đỏ tươi có thể xuất hiện trong toàn bộ thời gian chu kỳ và chậm lại khi gần kết thúc chu kỳ. Tuy nhiên, đôi khi máu đỏ tươi có thể là dấu hiệu nhiễm trùng (như chlamydia và lậu), polyp hoặc u xơ. Do đó, nếu cảm thấy lo lắng, bạn nên đến bệnh viện để chẩn đoán và điều trị theo phác đồ của bác sĩ.
- Máu màu hồng: Máu màu hồng thường xuất hiện ở đầu và cuối chu kỳ kinh nguyệt. Điều này có thể là dấu hiệu máu đã bị trộn lẫn với một số chất có trong tử cung. Máu hồng có thể là do nồng độ Estrogen thấp hoặc là dấu hiệu của tình trạng sẩy thai sớm.
- Máu màu cam: Khi trộn lẫn với dịch cổ tử cung, máu kinh cũng có thể có màu cam. Máu màu cam có thể là dấu hiệu nhiễm trùng vi khuẩn hoặc các bệnh qua đường tình dục. Ngoài ra, máu cam cũng có thể xuất hiện trong quá trình tạo phôi thai, do đó bạn nên áp dụng các phương pháp thử thai hoặc đến bệnh viện để kiểm tra.
- Máu kinh màu xám: Máu kinh màu xám hoặc trắng nhạt là một tình trạng bất thường và cần đến bệnh viện để xác định các nguyên nhân. Đây có thể là dấu hiệu nhiễm trùng như viêm âm đạo do vi khuẩn hoặc sẩy thai sớm.
Theo Hellobacsi
Phan Hà
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Mãn kinh – những điều cần biết Thứ Tư, 13/03/2024, 00:00
- SINH LÝ CHU KỲ KINH NGUYỆT Chủ Nhật, 10/03/2024, 00:00
- Sau khi phá thai bao lâu thì có kinh trở lại? Thứ Năm, 15/02/2024, 12:00
- Bài tập thể dục phù hợp trong những ngày “đèn đỏ” Chủ Nhật, 21/01/2024, 00:00
- Phụ nữ khi “đến tháng” có nên tập thể dục không? Thứ Năm, 18/01/2024, 00:00
Các tin khác
- Cốc nguyệt san - trợ thủ kỳ dâu cho nàng Thứ Ba, 12/09/2023, 09:53
- Hướng dẫn dùng dung dịch vệ sinh phụ nữ đúng cách cho bạn gái Thứ Năm, 01/09/2022, 16:00
- Cách giảm đau bụng kinh đơn giản mà cực hiệu quả Thứ Sáu, 22/07/2022, 17:00
- Hội chứng căng thẳng trước kỳ kinh Chủ Nhật, 15/06/2014, 00:00
- Cường kinh và thiểu kinh Thứ Bẩy, 19/04/2014, 00:00
- Thống kinh Thứ Sáu, 18/04/2014, 00:00
- Rong kinh, rong huyết Thứ Năm, 17/04/2014, 00:00
- Hiện tượng vô kinh Thứ Tư, 16/04/2014, 00:00
- Rối loạn kinh nguyệt Thứ Ba, 15/04/2014, 00:00
- Kinh thưa Chủ Nhật, 13/04/2014, 00:00
- Đấm lưng trong thời kỳ kinh nguyệt, nên hay không? Thứ Bẩy, 12/04/2014, 00:00
- Hiện tượng kinh nguyệt (Tiếp theo) Thứ Sáu, 11/04/2014, 00:00