Cường kinh và thiểu kinh Thứ Bẩy, 19/04/2014, 00:00
Kinh nguyệt của bạn gái có thể rất khác nhau. Có bạn, mỗi tháng chỉ bị ra máu hai đến ba ngày, song lại có bạn kéo dài tới bảy, tám ngày. Có bạn mỗi ngày hành kinh chỉ phải thay băng vệ sinh vài ba lần, song có bạn thay liên tục mà vẫn lo ngay ngáy. Và các bạn thường tự hỏi không biết thời gian hành kinh và số lượng máu kinh của mình có phải là bình thường không hay là hiện tượng bất thường. Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin quan trọng về vấn đề này.
Bình thường, thời gian hành kinh kéo dài từ ba đến năm ngày và lượng máu kinh có thể dao động trong khoảng 38,13 ± 24,76 (ml). Nếu thời gian hành kinh và lượng máu kinh quá nhiều hoặc quá ít đều được coi là bất thường.
Thật khó có thể đo đạc lượng máu kinh một cách chính xác, vì vậy, bạn có thể ước luợng một cách tương đối như sau: Bình thường, trong hai hoặc ba ngày đầu của kỳ hành kinh, máu kinh có thể thấm ướt khoảng ba hoặc bốn miếng băng vệ sinh, và lượng máu kinh sẽ giảm dần trong
những ngày tiếp theo cho đến khi sạch hẳn. Nếu bạn phải thay băng vệ sinh liên tục mà vẫn luôn ướt đẫm kèm theo số ngày hành kinh kéo dài thì cần nghĩ đến hiện tượng cường kinh và ngược lại, nếu bạn thay băng vệ sinh mà thấy lượng máu kinh chỉ thấm có chút ít và dưới hai ngày đã sạch kinh rồi thì cần nghĩ đến hiện tượng thiểu kinh.
Nguyên nhân của hiện tượng cường kinh và hướng xử trí
- Nguyên nhân
Phần lớn là do có tổn thương thực thể ở tử cung như u xơ tử cung, polyp trong buồng tử cung, lạc nội mạc tử cung tại cơ tử cung làm tử cung không co bóp được tốt và chậm cầm máu. Cũng có thể do tử cung đổ sau khiến ứ trệ tuần hoàn tĩnh mạch nên gây chảy máu nhiều.
Một số bệnh như tăng huyết áp, rối loạn đông máu, bệnh thận.... cũng có thể gây cường kinh.
Cũng như rong kinh, rong huyết, cường kinh gây ảnh hưởng đến sức khoẻ cho người phụ nữ vì gây mất máu nhiều. Vì vậy khi bị cường kinh thì cần tới cơ sở y tế để được thăm khám phát hiện nguyên nhân cũng như có biện pháp điều trị kịp thời.
- Một số hướng xử trí
Lượng kinh nguyệt ít có thể do bệnh ở tử cung như tử cung nhi tính, dính buồng tử cung sau nạo hút thai, sau đẻ hoặc do bệnh ở buồng trứng như suy sớm buồng trứng, ung thư buồng trứng, hoặc một số bệnh khác như nam hoá. Vì vậy, bạn cần đến bác sĩ để được thăm khám và điều trị đúng nguyên nhân.
Có lúc kinh nguyệt ít còn gây ra thống kinh, đau dữ dội hoặc đau theo từng cơn. Điều này chứng tỏ trong buồng tử cung bị dính hoặc là mạch máu bị ngăn trở, thường hay xảy ra ở những người đã nạo thai. Những trường hợp này cần phải được xử lý gấp.
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Mãn kinh – những điều cần biết Thứ Tư, 13/03/2024, 00:00
- SINH LÝ CHU KỲ KINH NGUYỆT Chủ Nhật, 10/03/2024, 00:00
- Sau khi phá thai bao lâu thì có kinh trở lại? Thứ Năm, 15/02/2024, 12:00
- Bài tập thể dục phù hợp trong những ngày “đèn đỏ” Chủ Nhật, 21/01/2024, 00:00
- Phụ nữ khi “đến tháng” có nên tập thể dục không? Thứ Năm, 18/01/2024, 00:00
- Màu sắc kinh nguyệt Thứ Sáu, 15/09/2023, 11:17
- Cốc nguyệt san - trợ thủ kỳ dâu cho nàng Thứ Ba, 12/09/2023, 09:53
- Hướng dẫn dùng dung dịch vệ sinh phụ nữ đúng cách cho bạn gái Thứ Năm, 01/09/2022, 16:00
- Cách giảm đau bụng kinh đơn giản mà cực hiệu quả Thứ Sáu, 22/07/2022, 17:00
- Hội chứng căng thẳng trước kỳ kinh Chủ Nhật, 15/06/2014, 00:00
Các tin khác
- Thống kinh Thứ Sáu, 18/04/2014, 00:00
- Rong kinh, rong huyết Thứ Năm, 17/04/2014, 00:00
- Hiện tượng vô kinh Thứ Tư, 16/04/2014, 00:00
- Rối loạn kinh nguyệt Thứ Ba, 15/04/2014, 00:00
- Kinh thưa Chủ Nhật, 13/04/2014, 00:00
- Đấm lưng trong thời kỳ kinh nguyệt, nên hay không? Thứ Bẩy, 12/04/2014, 00:00
- Hiện tượng kinh nguyệt (Tiếp theo) Thứ Sáu, 11/04/2014, 00:00
- Hiện tượng kinh nguyệt Thứ Năm, 10/04/2014, 00:00
- Hội chứng đau bụng dưới ở nữ Thứ Hai, 30/11/-0001, 00:00