Lời khuyên dành cho các bạn trẻ chuẩn bị vào đại học xa nhà Thứ Hai, 22/04/2024, 00:00
(Ảnh: internet)
Bắt đầu học đại học là một thời gian thú vị. Ngoài việc suy nghĩ về nơi ở ký túc xá/nhà trọ, lớp học và các câu lạc bộ, một điều quan trọng là bạn phải nghĩ đến việc chăm sóc sức khỏe của chính mình. Dưới đây là một số lời khuyên để bạn tham khảo
1. Trước khi bạn đến trường (thời gian còn ở nhà)
- Hãy đến gặp bác sĩ nếu bạn có tình trạng bệnh lý hoặc vấn đề sức khỏe để đảm bảo rằng bạn được tiếp tục chăm sóc sức khỏe, biết cách tìm các dịch vụ y tế ở trường học hoặc nơi bạn ở khi xa nhà.
- Nếu bạn đang dùng thuốc để điều trị tình trạng bệnh lý của mình, hãy biết tên thuốc, cách dùng, tác dụng phụ và liệu bạn có thể ăn một số loại thực phẩm hoặc đồ uống trong khi dùng thuốc hay không. Bạn cần tìm hiểu sẽ đến đâu và làm thế nào để mua lại đơn thuốc.
- Tìm hiểu về cách thức hoạt động của bảo hiểm y tế và bảo hiểm sức khỏe khác của gia đình đã tham gia.
- Học cách tự lập khi xa nhà, biết cách nấu ăn, giặt giũ, dọn dẹp nhà cửa/chỗ ở, chăm sóc bản thân hàng ngày và khi ốm đau để chuẩn bị cho cuộc sống xa nhà được khỏe mạnh và không ảnh hưởng đến việc học tập.
- Hãy cân nhắc việc chuẩn bị một bộ dụng cụ dùng trong trường hợp khẩn cấp (ví dụ như đèn pin, pin, hướng dẫn sơ cứu cơ bản, vật dụng sơ cấp cứu như băng urgo, dung dịch sát khuẩn, một số thuốc dự phòng,…) được cất giữ cẩn thận tại nơi ở mới. Việc làm này rất hữu ích trong trường hợp có giông bão hoặc khi có các tình huống khác mà bạn chưa hoặc không thể ra khỏi chỗ ở.
(Ảnh: internet)
2. Khi bạn đến trường:
- Tham gia các hoạt động của nhà trường, các câu lạc bộ phù hợp để rèn luyện khả năng thích nghi, tự tin hòa nhập với môi trường sống mới sẽ giúp bạn không cảm thấy áp lực, lạ lẫm. Điều này sẽ giúp bạn thích ứng nhanh với môi trường học tập ở đại học.
- Tham gia vào các hoạt động để tăng cường sức khỏe toàn diện. Ăn uống hợp lý, ngủ đủ giấc (ít nhất 8 tiếng mỗi đêm) và vận động tích cực sẽ giúp bạn cảm thấy tràn đầy năng lượng và có thể giảm căng thẳng.
- Lựa chọn các thực phẩm bổ dưỡng, đủ chất đạm, rau xanh trong ăn uống để cung cấp năng lượng cho cuộc sống mới. Lưu ý hạn chế các chất béo, đường và muối. Hãy ý thức về số lượng calo phù hợp mà bạn tiêu thụ để khỏe mạnh (khoảng 1.800 mỗi ngày đối với nữ 18 tuổi và khoảng 2.200 mỗi ngày đối với nam 18 tuổi, đối với những bạn có hoạt động thể lực nhiều hơn có thể yêu cầu lượng calo nhiều hơn). Cuối cùng, hãy lưu ý rằng ăn khuya có thể bổ sung thêm lượng calo mà bạn không dự định nạp vào.
- Nếu bạn mắc bệnh mãn tính, hãy đảm bảo rằng bạn cùng phòng hoặc người thân của bạn biết về tình trạng sức khỏe của bạn, các dấu hiệu của bệnh khi tái phát và phải làm gì trong tình huống khẩn cấp. Nếu vấn đề của bạn đặc biệt phức tạp hoặc khó khăn, hãy cân nhắc việc nói chuyện hoặc gặp gỡ cán bộ y tế trường học trước khi năm học bắt đầu.
- Trong môi trường mới, có rất nhiều cám dỗ nguy hại nên bạn cần rèn luyện bản lĩnh vững vàng, biết giữ an toàn cho bản thân, biết nhận diện các dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm để không bị sa đà vào những cạm bẫy nguy hiểm rình rập.
- Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng phần lớn sinh viên trong khuôn viên trường không sử dụng ma túy và không uống rượu hoặc uống rượu một cách chừng mực. Uống rượu quá mức có thể khiến bạn gặp phải những rủi ro đáng kể về sức khỏe (tai nạn, đánh nhau, hiếp dâm khi hẹn hò/tấn công tình dục). Do vậy, để bảo vệ sức khỏe, bạn hãy tránh xa các chất ma túy, kiểm soát việc uống rượu trong những dịp gặp gỡ, liên hoan, và không nên hút thuốc lá.
- Với độ tuổi thanh xuân, ở môi trường mới, bạn có thể gặp “crush” của mình, hẹn hò, yêu đương, có thể bắt đầu mối quan hệ lãng mạn. Để đảm bảo sự khỏe mạnh, bạn cần chú ý đến các vấn đề về sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục của bản thân. Trường hợp cần thiết bạn có thể hỏi tư vấn từ nhân viên y tế của trường, từ các trang web tin cậy,…
(Ảnh: internet)
- Tìm hiểu sự hỗ trợ của các nhóm, dịch vụ sinh viên trong trường để giúp bạn giải quyết những vấn đề gặp phải khi mới vào đại học. Việc một người bắt đầu vào đại học sẽ có những ngày cảm thấy buồn, nhớ nhà hoặc có chút lạc lõng là điều bình thường. Nếu những cảm giác này kéo dài hơn một tuần hoặc ảnh hưởng đến khả năng làm việc hoặc tận hưởng trải nghiệm đại học của bạn, hãy tìm kiếm sự giúp đỡ từ Phòng y tế hoặc cơ sở tư vấn cho thanh thiếu niên.
TSBT tổng hợp
Nguồn: Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (Healthychildren.org)
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Vượt qua 12 nỗi lo lắng thường gặp của sinh viên năm nhất Thứ Tư, 20/11/2024, 00:00
- Ngày Quốc tế Thanh Thiếu niên (12/8) Chủ Nhật, 11/08/2024, 00:00
- Khoe khoang sự căng thẳng về công việc là một điều không nên làm Thứ Hai, 08/07/2024, 00:00
- Bạn là người có tinh thần mạnh mẽ khi trả lời “luôn luôn” cho 8 câu hỏi này Thứ Sáu, 05/07/2024, 00:00
- Làm thế nào để vượt qua sự trì hoãn để cải thiện sức khỏe tinh thần? Chủ Nhật, 30/06/2024, 00:00
- Tinh thần bạn sẽ mạnh mẽ hơn nếu không bao giờ sử dụng 9 cụm từ này Thứ Bẩy, 29/06/2024, 00:00
- Nhân viên mới không bao giờ nên làm những điều này trong tuần đầu tiên đi làm Chủ Nhật, 23/06/2024, 00:00
- 10 thói quen xấu mà bạn sợ mắc phải nhất khi làm việc ở nhà? Thứ Tư, 19/06/2024, 00:00
- 6 cách tự chủ giúp bạn kiểm soát được cuộc sống của mình Thứ Hai, 17/06/2024, 00:00
- Tại sao “Sống chậm lại” lại cần thiết cho sự phát triển bản thân Chủ Nhật, 16/06/2024, 00:00
Các tin khác
- 6 bí quyết để con gái trở nên xinh đẹp, tự tin Thứ Sáu, 22/03/2024, 00:00
- Mỹ: Gen Z rủ nhau từ bỏ mạng xã hội Thứ Bẩy, 02/03/2024, 13:00
- Các thế hệ theo dòng thời gian Thứ Sáu, 09/02/2024, 00:00
- BỨC TRANH ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ CỦA THẾ HỆ GEN Z Thứ Tư, 17/01/2024, 23:00
- Chuyên san Nhịp sống trẻ số 21- Khi được là chính mình Thứ Năm, 22/01/2015, 09:43
- Chuyên san Nhịp sống trẻ số 20 - HIV: Hiểu lầm và thực tế Thứ Sáu, 12/12/2014, 09:15
- Chuyên san Nhịp sống trẻ số 19: Khi người trẻ bị mất khoái cảm Thứ Tư, 29/10/2014, 15:58
- Chuyên san Nhịp sống trẻ số 18: An toàn khi yêu Thứ Hai, 29/09/2014, 10:32
- Chuyên san số 17: Lần đầu XXX: Hạnh phúc và những nguy cơ Thứ Năm, 21/08/2014, 13:43
- Chuyên san số 10: Thân tình hay quấy rối Thứ Hai, 18/08/2014, 00:00
- Chuyên san số 9: Mang bầu mong chờ hay lo sợ Chủ Nhật, 17/08/2014, 00:00
- Chuyên san số 8: Chung sống khi yêu Thứ Bẩy, 16/08/2014, 00:00