Làm Sao Để Biết Tinh Trùng Khỏe Hay Yếu? Chẩn Đoán Bằng Phương Pháp Nào? Thứ Tư, 17/01/2024, 12:00
Chất lượng tinh trùng có mối liên quan mật thiết đến sức khỏe sinh sản của cánh đàn ông. Tinh trùng khỏe hay yếu phụ thuộc vào nhiều yếu tố như thể chất, sinh hoạt, dinh dưỡng,... Và để biết chính xác chất lượng của tinh trùng, cần thiết phải xét nghiệm tinh dịch đồ. Ngoài ra, phái mạnh vẫn có thể chẩn đoán tinh trùng khỏe hay yếu bằng một số phương pháp khác.
Tinh trùng là gì?
Tinh trùng là tế bào sinh sản của người nam giới, có kích thước khoảng 65-70 micromet. Mỗi tinh trùng có 3 phần là đầu, thân và đuôi.
Mỗi tinh hoàn của người đàn ông có khả năng sản xuất khoảng trên 50 triệu tinh trùng trong một ngày, và chúng được dự trữ ở mào tinh một lượng nhỏ và phần lớn ở ống dẫn tinh. Tại nơi dự trữ chúng có thể duy trì khả năng thụ tinh trong khoảng thời gian tối thiểu là 1 tháng. Trong thời gian này tinh trùng được giữ ở trạng thái không hoạt động nhờ nhiều chất ức chế được bài tiết từ hê thống ống. Ngược lại, nếu hoạt động tình dục quá mức thời gian dự trữ không quá vài ngày.
Thời gian chu kỳ sống của tinh trùng là từ 70 đến 90 ngày. Khi tinh trùng được xuất ra môi trường ngoài cơ thể thì tồn tại được tầm 30 – 60 phút, và trong môi trường sinh dục nữ là 20-30 phút do môi trường axit của âm đạo.
Chẩn đoán tinh trùng bằng phương pháp nào?
Việc chẩn đoán và phát hiện sớm tinh trùng yếu, giúp tiết kiệm được nhiều thời gian và chi phí điều trị. Để đánh giá chính xác bệnh lý, bác sĩ cần thực hiện thăm khám lâm sàng kết hợp với các xét nghiệm, quan trọng nhất là xét nghiệm tinh dịch đồ.
Thăm khám lâm sàng
Phương pháp chẩn đoán này bao gồm việc khám cơ quan sinh dục bên ngoài. Trao đổi, tìm hiểu về tiền sử bệnh lý và thói quen sinh hoạt tình dục của bệnh nhân.
Tinh dịch đồ
Tinh dịch sẽ được lấy và đem đi phân tích về các thông số như số lượng và tính di động của tinh trùng. Một số điều phái mạnh cần lưu ý khi lấy mẫu tinh dịch nhằm hạn chế sai số và đảm bảo tính chính xác của kết quả như:
- Đảm bảo lấy hết toàn bộ tinh dịch để làm mẫu.
- Kiêng xuất tinh ít nhất 2 ngày nhưng không quá 11 ngày trước khi lấy mẫu.
- Mẫu thứ hai phải được lấy ít nhất 2 tuần sau khi lấy mẫu đầu tiên.
- Không sử dụng các chất bôi trơn vì ảnh hưởng đến khả năng di động của tinh trùng.
Tùy thuộc vào những bất thường lúc đầu, bác sĩ có thể đề nghị làm thêm một số xét nghiệm để tình ra nguyên nhân nền của tình trạng tinh trùng yếu, bao gồm:
- Siêu âm tinh hoàn
- Định lượng hóc môn tuyến yên, hóc môn nam giới
- Xét nghiệm nước tiểu sau xuất tinh để phát hiện tình trạng xuất tinh ngược
- Phân tích gen
- Sinh thiết tinh hoàn
- Siêu âm tuyến tiền liệt
Cách nhận biết tinh trùng mạnh và yếu?
Khi quan sát tinh dịch bằng mắt thường thì có một số yếu tố có thể gợi ý tình trạng tinh trùng yếu như tinh dịch loãng, trắng trong như nước lã, vón cục hay có màu sắc bất thường. Tuy nhiên để đánh giá chính xác nhất thì phải xét nghiệm tinh dịch đồ.
Một số chỉ số đánh giá chất lượng tinh trùng bao gồm như:
Số lượng: Bình thường thì có khoảng ít nhất 39 triệu tinh binh cho mỗi lần xuất tinh, nếu số lượng quá ít thì khả năng tiếp cận với trứng là rất khó khăn.
Khả năng di động: Để tiếp cận được trứng thì tinh trùng phải đi một quãng đường khá xa, từ âm đạo đến tử cung rồi bơi lên vòi trứng để gặp trứng và thụ tinh ở đây. Vì thế rất cần những tinh binh khỏe, sức bơi tốt, thông thường tỉ lệ di động của tinh trùng trên 40% tổng số thì sẽ đảm bảo được khoản này.
Cấu trúc: Một tinh trùng bình thường về cấu trúc, hình dạng của đầu, thân và đuôi sẽ giúp chúng di chuyển linh hoạt, uyển chuyển qua các khe, ngõ ngách để tìm gặp được trứng và phá vỡ lớp vỏ trứng chui vào trong tạo phản ứng cực đầu.
Làm gì để tinh trùng khỏe mạnh:
Cải thiện sức khỏe tinh binh giúp gia tăng tỷ lệ thụ tinh với trứng. Tinh trùng khỏe hay yếu còn phụ thuộc vào lối sống lành mạnh và chế độ dinh dưỡng khoa học. Nam giới cần lưu ý những cách cải thiện chất lượng “con giống” như:
- Duy trì cân nặng hợp lý (có chỉ số khối cơ thể BMI từ 18,5 - 22,9)
- Chế độ ăn uống đầy đủ các nhóm dưỡng chất, đặc biệt tập trung vào nhóm hải sản, thịt đỏ, rau củ quả trái cây giàu vitamin C và E.
- Tập luyện thể dục thể thao ở mức phù hợp sức khỏe cá nhân
- Hạn chế căng thẳng, stress quá mức.
- Không hút thuốc lá, chất kích thích, hạn chế rượu bia.
- Phòng tránh các bệnh lây truyền qua đường tình dục bằng cách sử dụng biện pháp bảo vệ khi quan hệ tình dục, không quan hệ bừa bãi.
- Cẩn thận với các độc tố từ môi trường xung quanh như thuốc trừ sâu, chì, tia xạ... nếu tiếp xúc và phơi nhiễm thời gian dài sẽ gây suy giảm chất lượng tinh trùng, thậm chí vô sinh.
Nguồn: https://menhealth.vn/
Xem thêm:
1. Quá trình hình thành tinh trùng diễn ra thế nào?
2. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sinh tinh trùng
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Anti-Mullerian Hormone (AMH) nói lên điều gì về sức khỏe sinh sản ở phụ nữ? Thứ Ba, 21/05/2024, 00:00
- Buồng trứng - những điều cần biết Thứ Tư, 08/05/2024, 00:00
- 8 điều bạn chưa biết về “cậu nhỏ” Thứ Bẩy, 06/04/2024, 00:00
Các tin khác
- Các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình sinh tinh trùng Chủ Nhật, 14/01/2024, 15:00
- Quá trình hình thành tinh trùng diễn ra thế nào? Chủ Nhật, 14/01/2024, 14:15
- Tìm hiểu về dây hãm bao quy đầu Thứ Sáu, 08/08/2014, 00:00
- Khí hư Thứ Hai, 07/07/2014, 00:00
- Chấn thương tinh hoàn ở nam giới Thứ Ba, 24/06/2014, 00:00
- Hiện tượng cương dương Thứ Năm, 05/06/2014, 00:00
- Gãy dương vật Thứ Năm, 29/05/2014, 00:00
- Sinh lý tinh dịch Chủ Nhật, 18/05/2014, 00:00
- Sinh lý xuất tinh Thứ Bẩy, 17/05/2014, 00:00
- Dị ứng tinh dịch Thứ Sáu, 16/05/2014, 00:00
- Đứt dây hãm bao quy đầu Thứ Tư, 14/05/2014, 00:00
- Gãy dương vật Thứ Ba, 13/05/2014, 00:00