Tình trạng béo phì ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản như thế nào? Thứ Hai, 04/03/2024, 00:00
(Ảnh: internet)
So với những người có cân nặng bình thường, người thừa cân, béo phì có nguy cơ mắc nhiều bệnh nghiêm trọng và hay gặp các vấn đề sức khỏe hơn.
1. Thừa cân, béo phì là gì?
Thừa cân, béo phì là tình trạng cơ thể có sự tích tụ chất béo bất thường hoặc quá mức có thể ảnh hưởng đến sức khỏe.
Theo Cơ quan Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC), người ta thường dựa trên chỉ số khối lượng cơ thể (Body Mass Index) hay còn gọi là chỉ số BMI. Dựa vào chỉ số BMI của một người có thể biết được người đó béo, gầy hay có cân nặng bình thường/ thân hình cân đối.
2. Tính chỉ số BMI:
Công thức tính chỉ số BMI của một người bình thường bằng cân nặng (tính bằng kg) chia cho bình phương chiều cao (tính bằng mét):
BMI = cân nặng (kg) / chiều cao² (m)
Từ chỉ số BMI người ta phân ra ai bị thừa cân, ai béo phì theo độ tuổi, giới tính, chủng tộc… Dưới đây là bảng phân loại mức độ béo - gầy dựa theo BMI của WHO và Việt Nam cho người trên 18 tuổi:
|
BMI - WHO |
BMI - Việt Nam |
Nhẹ cân |
< 18,5 |
|
Cân nặng bình thường |
18,5 - 24,9 |
18,5 - 22,9 |
Thừa cân |
≥ 25 |
≥ 23 |
Béo phì độ I |
30 - 34,9 |
25 - 29,9 |
Béo phì độ II |
35 - 39,9 |
≥ 30 |
Béo phì độ III |
≥ 40 |
Ví dụ: một người cao 1,6m, nặng 54kg thì có chỉ số BMI là 21,1
3. Vài số liệu về tình trạng thừa cân, béo phì
Theo số liệu thống kê trong nghiên cứu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) được công bố trên tạp chí Y khoa The Lancet (Anh Quốc), hiện thế giới có hơn 1 tỷ người đang mắc bệnh béo phì, bao gồm cả trẻ em và thanh thiếu niên, tương đương cứ 8 người thì có 1 người béo phì. Từ năm 1990 đến năm 2022, tỷ lệ béo phì trong dân số thế giới đã tăng gấp 4 lần ở trẻ em và thanh thiếu niên và tăng gấp đôi ở người lớn. Tình trạng thừa cân, béo phì đang tăng nhanh trên toàn cầu (trong đó có Việt nam) và dự báo khoảng 1,9 tỷ người sẽ phải sống chung với bệnh béo phì vào năm 2035 (cứ 4 người thì có 1 người phải sống chung với bệnh béo phì), tỷ lệ béo phì ở trẻ em dự kiến sẽ tăng 100% từ năm 2020 đến năm 2035 nếu không có các giải pháp ngăn ngừa hiệu quả (theo worldobesityday.org).
4. Nguyên nhân của tình trạng thừa cân, béo phì
5. Những bệnh thường gặp ở người thừa cân hoặc béo phì
Theo WHO và CDC Mỹ, khi bạn có chỉ số khối cơ thể (BMI) từ 30 trở lên bạn có nguy cơ mắc các bệnh như:
- Bệnh tim và đột quỵ.
- Tăng huyết áp.
- Bệnh đái tháo đường.
- Một số bệnh ung thư.
- Thoái hóa khớp.
- Bệnh gout.
- Trầm cảm.
- Ngưng thở khi ngủ.
6. Béo phì ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe sinh sản
6.1. Đối với nữ giới:
Nữ giới có chỉ số cân nặng từ 30 trở lên cần thực hiện các biện pháp kiểm soát kịp thời để tránh gặp các bệnh lý liên quan đến huyết áp, tim mạch, sinh sản,…