Khủng hoảng tuổi hai mươi hay do ta tự thêu dệt những nỗi lo? ... Thứ Năm, 01/11/2018, 08:05
Người ta bảo ai cũng phải trải qua một đến một vài cơn khủng hoảng trong đời, nhất là giai đoạn vật vã để trưởng thành. Vấn đề là ta phải làm gì để giập tắt những cơn khủng hoảng đó?
Tôi không hiểu khi còn trẻ người ta kiếm đâu ra lắm nỗi lo đến thế. Tôi thường nghe đến cụm từ khủng hoảng tuổi hai mươi, có lẽ ai cũng phải trải qua giai đoạn đó một lần, có người còn đi từ khủng hoảng này sang khủng hoảng khác, từ công việc, tình cảm đến định hướng tương lai
Nhiều người trẻ mắc một chứng bệnh là rất thích bán than.
Tôi năm nay mới 23 tuổi nhưng chị đồng nghiệp bảo tôi không khác gì bà cụ, lúc nào cũng đăm chiêu suy nghĩ, hốt hoảng vì đủ thứ chuyện trên đời. Tối nào đi làm về, tôi cũng lên Facebook soạn những status dài mười vạn dặm chữ để than sầu kể khổ, kể về sự bạc bẽo của cuộc đời, sự vô tình của lòng người, về sự hoang mang, chênh vênh của tuổi trẻ.
Người qua đường bố thí cho những cái like, để lại dăm ba câu bình luận hỏi han an ủi, nhưng tuyệt nhiên không ai đủ kiên nhẫn ngồi nghe mình kể lể. Chắc họ còn bận cập nhật status của riêng mình.
Chị bạn tôi ném một cái thở dài vào thời cuộc nói:
Mày lúc nào cũng hốt hoảng thế nhỉ? Cứ làm như trời sắp sập đến nơi. Hồi bằng tuổi mày, chị cũng thế!
Rồi sau đó chị thế nào? Chị làm sao để vượt qua? – tôi vội vàng hỏi.
Chả làm thế nào cả – chị lơ đãng trả lời – Chị cứ kệ! Đến tuổi nó khác khỏi. Rồi chị lấy chồng, đẻ con. Bây giờ cắm mặt vào kiếm tiền, hết giờ làm lại về chăm con, bận tối mắt, chẳng còn thời gian đâu mà than với chả thở.
Hay là em cũng lấy chồng nhỉ?
Mày hâm à? Đang trẻ trung phơi phới tự do không muốn, tự dưng thích chui đầu vào cái rọ làm gì? Hôn nhân không phải là nơi để mày trốn tránh những rắc rối. Nếu mày chưa sẵn sàng mà vội vã lấy chồng thì chỉ là đi từ cái máng lợn này sang cái máng lợn khác thôi em ạ!
Lấy chồng khi chưa sẵn sàng có phải là bước vào một vũng bùn khác?
Tôi băn khoăn suy nghĩ về những lời chị nói. Tôi có đứa bạn, năm thứ ba đã lấy chồng. Hỏi nó sao lấy chồng sớm thế, nó bảo: Sống bây giờ phải thực tế mày ạ! Chồng nó làm phó giám đốc ở một công ty gì đó, có nhà mặt phố lại là con một, ngoài ba mươi tuổi vẫn chưa thấy vợ con gì nên bố mẹ giục suốt.
Tôi biết, bạn tôi lấy anh ta thì sẽ có một cuộc sống vật chất được bảo đảm, không phải lo tích cóp mua nhà. Ra trường lại có ngay một chân hành chính trong công ty của chồng, không phải rải hồ sơ xin việc khắp nơi. Công nhận nó cũng thức thời thật.
Đầu năm thứ tư nó còn vác bụng bầu đến lớp, ấy vậy mà đến khi ra trường được hơn một năm, nó đã thông báo sắp ly hôn. Nguyên nhân là vì nó không thể chung sống được với bố mẹ chồng, ông bà khinh khỉnh nó nhà quê, chồng nó lại nhu nhược.
Sau khi kết hôn, ông bà bắt nó ở nhà chăm con, đến khi con đi học mẫu giáo mới được đi làm. Tao sắp phát điên rồi. Tao không thể sống ở cái nhà đó nữa – nó nói. Tôi thở dài an ủi: Mày bình tĩnh suy nghĩ lại xem, mới hai mấy tuổi đầu đã một đời chồng, một đứa con. Nó im lặng chẳng nói gì. Cuối cùng người tính vẫn không bằng trời tính.
Tính toán kỹ càng rồi vẫn bị cuộc sống đá cho một cú.
Cuộc sống mà, không bao giờ như mơ!
Tôi cũng đã từng loáng thoáng nghĩ sẽ nương tựa vào một người đàn ông nào đó, nhưng cuối cùng vẫn là tự mình bươn chải. Cuộc đời có ai cho không ai cái gì bao giờ. Cái gì không phải do mình làm ra thì mãi mãi không phải không phải là của mình. Nhưng mà lắm khi tôi mệt mỏi thật sự, hoang mang thật sự.
Ra trường là tôi lao vào kiếm tiền, còn món nợ treo lơ lửng trên đầu mà bố mẹ đã vay để nuôi tôi học đại học. Đứa em thì năm nay mới bắt đầu vào đại học, lo cho nó xong xuôi cũng phải mất thêm vài năm nữa. Khó khăn lại chồng chất khó khăn khi bố tôi bất ngờ ngã bệnh. Ông bị ung thư ở cái tuổi ngoại ngũ tuần.
Cuộc sống nhiều lúc ngột ngạt quá!
Tôi từng mơ ước có một cuộc sống yên bình, ngày đi làm tám giờ, tối về thảnh thơi xem phim. Nhưng cuối cùng tôi phải thức khuya hơn tất cả mọi người, dậy sớm hơn tất cả mọi người, để kiếm tiền mà mãi vẫn cứ nghèo. Mỗi đêm đi nằm là đau lưng, nhức mỏi đến thấu xương. Để rồi ngày hôm sau lại bắt đầu một guồng quay mới với một thể trạng mệt mỏi.
Rõ ràng chúng ta không thể và cũng không nên sống an nhàn trong những năm tháng có thể chịu khổ được. Tôi cũng không thể oán trách số phận hay hoàn cảnh gia đình khiến tôi phải chịu khổ. Đó là những việc tôi nên làm và phải làm.
Cứ khủng hoảng rồi sẽ phải trả cái giá đắt
Lắm lúc tôi stress đến mức nghĩ mình phát bệnh thật rồi. Tôi chẳng còn thiết tha gì, chẳng muốn quan tâm gì, chỉ muốn biết mất cho thoát khỏi những món nợ đời. Đọc báo thấy thanh thiếu niên bây giờ cũng trầm cảm nhiều. Tôi cũng tìm đến một phòng khám tâm lý xem mình bị làm sao. Ông bác sĩ già bảo tôi không bị gì nghiêm trọng, chỉ căng thẳng, lo âu một chút nhưng ông vẫn kê đơn thuốc.
Có liều thuốc nào cho tôi sự vui vẻ không?
Khi cầm hóa đơn trên tay tôi tròn mắt kinh ngạc: 500 nghìn cho một cơn lo lắng vô duyên vô cớ. Trong khi lúc đó ví tôi tiền mặt còn chẳng đủ đến 500 nghìn. Nhưng cô thu ngân hiến cho một kế rất hay, tôi có thể mua một nửa số thuốc bác sĩ kê rồi hôm sau đến lấy nốt. Tôi cười méo xệch, cuối cùng cũng đành phải mua. Nhưng đó cũng là đơn thuốc ít tiền nhất ở đấy rồi. Có người đến kê đơn đến mấy triệu tiền thuốc, mà còn phải uống định kỳ, hết lại mua.
Chúng ta phải tự giúp mình thôi!
Nhưng nói thật tôi sẽ không bao giờ quay lại chỗ đó nữa. Số thuốc tôi mang về tôi cũng bỏ xó vì uống vào thấy người cứ lơ mơ, buồn ngủ suốt cả ngày, khiến tôi chẳng thể nào tỉnh táo, minh mẫn. Đương nhiên rồi, vì tôi có bệnh gì đâu, người không có bệnh tự dưng uống thuốc vào người thì cơ thể khó chịu là phải.
500 nghìn, số tiền không nhiều nhưng đủ để thêm vào tiền ăn, tiền chi tiêu của tháng, hoặc có thể tích cóp gửi về quê cho bố mẹ. Thế mà tôi bán sự lo âu của mình với cái giá 500 nghìn. Ngay từ khi nghe đến con số đó là tự dưng tôi đã khỏi bệnh luôn rồi, khỏi cần thuốc.
Vậy đấy bạn ạ, tuổi trẻ mà không biết tự làm chủ bản thân mình thì cũng chẳng ai cho mình dựa dẫm. Những cơn khủng hoảng, buồn chán vu vơ của tuổi trẻ, đôi khi lại phải trả một cái giá đắt, theo đúng nghĩa đen.
Nguồn: Dear.vn
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Tầm quan trọng của sự nhất quán khi dạy con Thứ Sáu, 01/03/2024, 14:00
- KỸ NĂNG SỐNG LIÊN QUAN ĐẾN SỨC KHỎE SINH SẢN/SỨC KHỎE TÌNH DỤC CỦA VỊ THÀNH NIÊN VÀ THANH NIÊN Thứ Sáu, 12/01/2024, 00:00
- Vì sao người ta theo đuổi “đa sự nghiệp”? Thứ Ba, 21/03/2023, 00:00
- Vì sao bạn muốn nghỉ việc nhưng lại chần chừ? Thứ Ba, 21/03/2023, 00:00
- Hiring freeze - Khi tạm dừng là việc cần làm để tồn tại Thứ Ba, 21/03/2023, 00:00
- Mình đứng lên từ cú sốc bị xem thường vì làm nhiều nghề Thứ Ba, 21/03/2023, 00:00
- Cần lời khuyên về sự nghiệp? Hãy thử tìm đến những career influencer Thứ Tư, 08/03/2023, 00:00
- Overeducated: Khi bằng cấp bị “rớt giá” Thứ Tư, 08/03/2023, 00:00
- Hãy cư xử như một senior nếu muốn trở thành một senior Thứ Sáu, 24/02/2023, 14:07
- Beyoncé: Cần cù bù vào tài năng Thứ Ba, 24/01/2023, 00:00
Các tin khác
- Tư thế hôn nói gì về mối quan hệ của các cặp đôi? Thứ Hai, 29/10/2018, 15:00
- Giật mình hội chứng "vơ người yêu" vào mình Thứ Sáu, 26/10/2018, 10:00
- 4 bí quyết làm đẹp dành cho da dầu Thứ Hai, 22/10/2018, 13:38
- Vì sao luôn bận rộn nhưng bạn vẫn không có năng suất? Thứ Năm, 18/10/2018, 16:00
- Đi làm vật vờ, tối ngày lướt web, ham thú ổn định, mở miệng ngụy biện "bình thản là hạnh phúc": Tương lai đang cười khẩy bạn đấy! Thứ Tư, 17/10/2018, 12:21
- Đừng chỉ hì hục phấn đấu vì tiền lương, vùi đầu vào công việc, khi còn trẻ, xin hãy dành cho mình một "quãng lười" thật đẹp Thứ Tư, 17/10/2018, 11:42
- Tại sao những người nổi tiếng này lại từ bỏ mạng xã hội? Thứ Sáu, 12/10/2018, 11:00
- Hướng nội và hướng ngoại – khi tính cách linh hoạt theo tình huống Thứ Sáu, 28/09/2018, 10:00
- Coi thức ăn là thuốc, bác sĩ Việt tại Mỹ chỉ cách ăn uống ngừa ung thư Thứ Năm, 20/09/2018, 16:00
- Những sự thật về “hóa chất hạnh phúc” dopamine Thứ Hai, 30/07/2018, 10:31
- 5 thực phẩm tuyệt vời cho làn da Thứ Tư, 25/07/2018, 11:03
- 9 lời khuyên để giảm stress Thứ Hai, 16/07/2018, 10:47