Khi vợ nuôi chồng đi… học Thứ Hai, 30/11/-0001, 00:00
Vợ nuôi chồng đi học có phải chuyện hiếm?
tamsubantre.org - Những tưởng chuyện “vọ nuôi chồng ăn học” đã là chuyện của ngày xửa ngày xưa nhưng thực tế thì không phải như thế. Vẫn có những người vợ phải nuôi chồng “ăn học” theo đúng nghĩa của từ này.
Nhưng “có thai” không phải là lý do duy nhất khiến các cô gái lấy chồng về rồi nuôi chồng học tiếp. Phương Minh (28 tuổi, bác sĩ, Hà Nội) là một trường hợp như thế: “Mình hơn người yêu mình 4 tuổi, hai đứa học chung trường và yêu nhau. Hai nhà cũng chẳng phản đối gì, ủng hộ là khác. Nhưng học Y thì lâu, mình ra trường, đi làm rồi thì anh ấy còn những 2 năm nữa vì ngày xưa thi hai năm mới đỗ. Bố mẹ mình bảo gái có thì, giục bọn mình cưới, mà mình cũng muốn cưới vì kinh tế tuy có khó khăn một tí nhưng không phải không khắc phục được. Nếu thiếu thốn, vẫn có thể nhờ bên nội một tý, bên ngoại một tý. Vậy là quyết định cưới thôi”.
Ngọc Trâm (22 tuổi, Hà Nội) có một lý do hoàn toàn khác khi quyết định kết hôn. Học xong phổ thông, cô không thi đại học mà mở một cửa hàng kinh doanh quần áo. Việc làm ăn cũng khá phát đạt, chuyện kinh tế cô không cần phải lo nghĩ đến. Nhưng người yêu cô thì khác, anh khá chật vật trong việc thuê nhà, sinh hoạt với số tiền ít ỏi bố mẹ gửi lên. Cô thuyết phục người yêu cưới với lý do “Bố mẹ em bảo không cưới năm nay thì không cưới xin gì hết” nhưng kì thực là cô muốn danh chính ngôn thuận giúp đỡ người yêu chăm lo học hành, gạt bỏ gánh nặng kinh tế.
Bạn bị gia đình giục cưới trong khi anh ấy còn đang đi học
Những trục trặc trong đời sống vợ chồng
Tuy kết hôn rồi nuôi chồng ăn học vì những lý do khác nhau nhưng tất cả đều phải đối diện với những khó khăn trong đời sống vợ chồng dù muốn hay không. Và không phải ai cũng đủ tính táo và sáng suốt để giải quyết chúng một cách ổn thoả.
Trong nhà, chỉ có một người làm kinh tế là một khó khăn không nhỏ, nhất là người ấy lại là vợ. Vì thế mà trục trặc gia đình thường bắt nguồn từ đây trước tiên.
Thuỳ kể về người chồng ham chơi điện tử của mình: “Chồng mình vốn là công tử bột từ bé. Mình cũng biết thế nên cũng xác định tinh thần là chắc chắn vất vả rồi. Nhưng không ngờ vất vả đến thế. Ai đời cái gì cũng đến tay vợ, nào giặt giũ, quét tước, lau dọn nhà cửa… Ấy là còn chưa kể chuyện tiền nong cũng khiến mình đau đầu. Tiền mình kiếm được mỗi tháng cũng tầm 6 triệu, không phải đóng tiền ăn nhưng tháng nào cũng hết nhẵn. Tiêu khéo lắm thì còn đến cuối tháng. Hai đứa đều ngại xin tiền bố mẹ lắm nên tiền khóc tiền cười, tiền luận án, tiền ăn trưa… đều trông vào tiền đấy. Nhiều lúc chồng bảo em đưa anh mấy đồng mà mặt mình méo xệch ra ấy. Đấy là mẹ chồng mình còn tâm lý nên tháng nào cũng đưa tiền tiêu cho chồng mình đều đều đấy. Chứ có chị bạn mình còn khổ hơn nữa kìa. Chồng đã chẳng giúp việc gì thì chớ mà còn phải kiếm tiền đưa cho cả mẹ chồng”.
Cũng vì đang “ăn học” nên khá nhiều anh chồng “học trò” kém tâm lý và vô tâm trong việc quan tâm đến vợ. Vì vậy mà nhiều lúc các cô vợ chỉ biết ấm ức cho qua khi đang bầu bí ốm nghén mà chồng chẳng biết gì vẫn vô tư đi cà phê, bia bọt với chiến hữu. Minh bực bội tố tội của chồng: “Cưới xong, ngoài việc mình mang danh là gái có chồng và hắn mang danh trai có vợ ra thì cứ như chẳng có gì khác biệt. Mình làm ở viện, những hôm đi làm ca đêm, ở nhà ban ngày thì hắn đi học, đi việc nọ việc kia. Hôm nào mình đi làm ca đêm, định bụng tranh thủ ở với chồng tí buổi chiều và tối thì hắn đi bia bọt, chè chén với bạn bè. Có nói thì hắn bảo em cho anh sống nốt quãng đời sinh viên. Cú không thể tả được. Rồi còn dặn dò kế hoạch em nhé trong khi gia đình hai bên đều giục có cháu vì mình cũng 28 tuổi rồi”.
Lời kết
“Gái có công, chồng chẳng phụ”, những bạn gái nuôi chồng ăn học đa phần đều được chồng trân trọng và cảm kích. Tuy nhiên, nếu như trót “vênh váo” vì điều này thì lại khác vì chẳng có chàng trai nào có thể chấp nhận việc mình phải sợ vợ và nể vợ vì “vợ đang nuôi mình cả”. Vì thế, nếu như bạn đang là chỗ dựa kinh tế của chồng thì hãy cư xử thật khéo và tâm lý nhé!
Việt Ngân
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Hiệu ứng Zeigarnik và trí nhớ Thứ Sáu, 28/06/2024, 00:00
- Mối quan hệ toxic là gì? 5 dấu hiệu "tình yêu" độc hại Thứ Sáu, 17/05/2024, 14:00
- Mối quan hệ độc hại, vì sao lại khó buông bỏ? Thứ Sáu, 17/05/2024, 13:00
- 3 Đặc điểm nhận dạng một “ma cà rồng” cảm xúc? Thứ Năm, 16/05/2024, 14:00
- Liệu nỗi sợ và chấn thương tâm lý có thể giúp bạn sống tốt hơn? Thứ Sáu, 10/05/2024, 12:00
- Khi yêu thương đủ lớn mọi giới hạn điều được xóa nhòa Thứ Năm, 11/04/2024, 14:00
- MỐI QUAN HỆ LÀNH MẠNH Thứ Tư, 03/04/2024, 00:00
- Ngày Thế giới nhận thức về tự kỷ (2-4): Yêu thương, thấu hiểu, đồng hành cùng trẻ tự kỷ Thứ Ba, 02/04/2024, 00:00
- 3 điều không nên kiểm soát trong cuộc sống hôn nhân Thứ Sáu, 22/03/2024, 12:00
- Những hệ luỵ khi chồng nhận xét quá thẳng thắn về bạn đời Thứ Năm, 21/03/2024, 15:00